Nhận xét về quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan trong những năm 1995 – 2010.

Một phần của tài liệu luận văn Quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan từ 1995 đến 2010 (Trang 65)

5 Linh kiện điện tử, máy tính và Lk máy tính

3.1Nhận xét về quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan trong những năm 1995 – 2010.

LAN TRONG NHỮNG NĂM 1995 – 2010 VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

VỚI THÁI LAN TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO

3.1 Nhận xét về quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan trongnhững năm 1995 – 2010. những năm 1995 – 2010.

Trong hơn một thập kỷ phát triển mạnh mối quan hệ kinh tế Việt Nam và Thái Lan, hai nước đã tiến hành ký kết một số hiệp định quan trọng như Hiệp định thành lập Uỷ ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế (9/1991); hiệp định tránh đánh thuế hai lần (12/1992); hiệp định hợp tác du lịch và thoả thuận hợp tác chung giữa ngành thương mại và công nghiệp Việt Nam với liên đoàn công nghiệp Thái Lan (3/1994), cho đến nay quan hệ hợp tác thương mại của nước ta với Thái Lan và ngược lại vẫn tiếp tục phát triển, thậm chí còn phát triển mạnh. Kim ngạch buôn bán hai chiều ngày càng tăng, Thái Lan trở thành đối tác quan của Việt Nam ở khu vực ASEAN. Quan hệ này tác động tích cực đối với cả hai phía, song đặc biệt có lợi cho Việt Nam, hỗ trợ cho Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

Hiệu quả của quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan được thể hiện ở một số điểm sau:

+ Kim ngạch buôn bán của hai nước không ngừng tăng lên và có chiều hướng cải thiện dần trong cơ cấu trao đổi hàng hoá. Cơ cấu xuất nhập khẩu đã góp phần bù đắp được những bất lợi thế về sự khan hiếm hàng hoá của nước ta cũng như Thái Lan, mở rộng mối quan hệ thương mại sang các thị trường phi truyền thống. Quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan có sự thuận lợi hơn các nước ASEAN khác do sự gần gũi về vị trí địa lý, phong tục tập quán và cộng đồng đông đảo người Việt sống ở Thái Lan. Sự gia tăng giá trị xuất khẩu một số mặt hàng như dệt, may mặc, giày dép, linh kiện

Nhàn

điện tử, máy tính… đang khẳng định vị trí, ưu thế của hàng Việt Nam trên thị trường Thái Lan, đồng thời tạo sự chuyển đổi nhanh chóng về chất và sự đổi mới không ngừng mẫu mã sản phẩm làm ra. Ngoài ra các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như dệt may, giày dép… đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Đây có thể nói là thành công to lớn của Việt Nam trong việc tìm hiểu và thâm nhập thị trường Thái Lan. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thiết lập quan hệ bạn hàng lâu dài, vững chắc với doanh nghiệp Thái Lan, học hỏi kinh nghiệm kinh doanh từ các nước bạn. Như vậy việc Việt Nam mở rộng quan hệ thương mại với Thái Lan đang từng bước phát triển về chất, nâng cao năng lực sản phẩm cũng như năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Nhờ tiến trình đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta ngày càng nhanh, đặc biệt là trong nông – công nghiệp - dịch vụ. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Việt Nam chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan (1% năm 2000), nhưng Thái Lan vẫn coi Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng, có nhiều lợi thế trong quá trình trao đổi thương mại và hợp tác kinh tế.

+ Việt Nam có điều kiện mở rộng thị trường thông qua hợp tác trong khuôn khổ AFTA và ngoài khu vực ASEAN. Việc tham gia AFTA giúp Việt Nam và Thái Lan tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế và thương mại, thúc đẩy mạnh hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan và các nước trong khu vực, tăng dung lượng hàng hoá của mình trên thị trường Thái Lan nói riêng và khu vực nói chung.

Nhìn lại quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan có thể thấy, quan hệ này đã, đang và sẽ tiến triển ngày càng tốt đẹp hơn. Kết quả đạt được là rất khả quan và có ý nghĩa thiết thực. Tuy nhiên, trong thời gian qua, quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan vẫn tồn đọng một số vấn đề sau:

+ Thâm hụt cán cân thương mại lớn và ngày càng gia tăng, Việt Nam luôn ở trong tình trạng nhập siêu. Hàng Việt Nam chưa tiếp cận được giới

Nhàn

trung lưu chiếm tới 20 triệu người. Điều này phản ánh tình trạng hàng hoá Việt Nam còn kém về chất lượng và mẫu mã. Giá trị xuất khẩu của Thái Lan sang thị trường Việt Nam thường trên dưới 1%, trong khi đó xuất khẩu của nước ta sang thị trường Thái Lan năm 2000 khoảng 2,3 % [16;219].

+ Việt Nam vẫn chiến tỉ trọng thấp trong tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Thái Lan. Trong thời gian qua, Thái Lan đã và đang trở thành bạn hàng quan trọng của Việt Nam ở khu vực, hiện nay Thái Lan đứng thứ hai ở khu vực có quan hệ buôn bán với Việt Nam.

+ Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu chưa hợp lý, bất lợi nghiêng về phía Việt Nam. Bên cạnh đó, mức tăng xuất khẩu hàng Việt Nam sang Thái Lan còn chậm so với mức tăng nhập khẩu hàng Việt Nam từ Thái Lan. Tuy vậy thì mức tăng này đã có cải thiện trong những năm cuối thập kỷ đầu thế kỷ XXI.

+ Vẫn còn tình trạng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng tràn vào thị trường Việt Nam. Do công tác quản lý buôn bán khu vực biên giới giữa Việt Nam – Lào, Lào – Thái lan chưa chặt chẽ, lực lượng tham gia cùng phương tiện kỹ thuật hỗ trợ quản lý còn yếu nên tình trạng buôn lậu, trốn thuế, vận chuyển hàng hoá trái phép qua biên giới vẫn tồn tại, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh cho thị trường nội địa. Song song với tình trạng nhập lậu thì tình trạng buôn lậu sang thị trường Thái Lan cũng nhiều như mặt hàng Xăng dầu, đây là mặt hàng mà ở Việt Nam giá thành thấp hơn khu vực, do sự trợ cấp của Chính phủ gián tiếp thông qua Lào, Camphuchia.

+ Khả năng đáp ứng cũng như năng lực cạnh tranh của hàng hoá và của chính bản thân các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu Việt Nam còn hạn chế do các doanh nghiệp nước ta chưa có chiến lược xuất khẩu cụ thể (xuất khẩu theo thị trường, mặt hàng), thiếu thông tin, thiếu hiểu biết cụ thể về thị hiếu tiêu dùng, về thị trường và các doanh nghiệp Thái Lan.

+ Có thể nói hiện nay mặc dù Việt Nam đã có những cải cách về hệ thống hành chính, tuy nhiên thì nó vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu của nền ngoại thương, đó là tình trạng thiếu hụt những quy định cụ thể về

Nhàn

xuất nhập khẩu, hoặc lại chồng chéo phức tạp, tinh thần trách nhiệm về thủ tục hành chính chưa cao. Ngoại thương do nhà nước kiểm soát chặt chẽ qua chế độ cấp quốc gia; nền kinh tế tư nhân còn thiếu hẳn nguồn nhân lực về quản lý có trình độ và kinh nghiệm về kinh tế tư bản; sức mua của thị trường nước ta còn kém; cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của nước ta vẫn nghiêng về hàng nông – lâm - thuỷ sản và hàng công nghiệp nhẹ, những hàng hoá giá thành còn rẻ, những mặt hàng mà ta nhập về là những mặt hàng công nghiệp, giá thành cao như máy móc, nguyên liệu sản xuất…

+ Do cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu hai bên tương đối giống nhau nên cạnh tranh cũng tăng. Cạnh tranh là động lực của sự phát triển và đặc tính của kinh tế thị trường. Tuy nhiên thì cạnh tranh không được điều tiết có nguy cơ dẫn đến xung đột kinh tế, ảnh hưởng đến hợp tác thương mại Việt Nam với Thái Lan. Hiện nay sự cạnh tranh hai bên thể hiện ở các lĩnh vực như gạo, thuỷ hải sản, dệt may … Sự cạnh tranh này không chỉ diễn ra mạnh mẽ trong thị trường nội địa mà cả trên thị trường xuất khẩu. Với một sản phẩm tương tự những sức cạnh tranh kém hơn nhiều, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chịu một áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ phía hàng xuất khẩu Thái Lan. Về cơ cấu mặt hàng của Việt Nam so với Thái Lan, chúng ta còn nhiều hạn chế. Thời gian gần đây, hàng hoá Việt Nam đã tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Nhưng một thực tế cho thấy, hàng Việt Nam nhập từ Thái Lan chủ yếu là hàng công nghiệp, máy móc. Còn hàng xuất sang Thái lan chủ yếu là hàng nông nghiệp, khoáng sản, hàng tiêu dùng như dệt, than, cao su… Điều này phản ánh trình độ phát triển kinh tế của ta còn nhiều hạn chế, cần nhanh chóng có thay đổi.

Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế là: - Nguyên nhân đạt được những thành tựu.

+ Do chính sách ngoại thương của Đảng và Nhà nước Việt Nam ngày càng được hoàn thiện. Chủ trương của Việt Nam về đối ngoại đã được nêu rõ trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, nó vừa là cơ sở, vừa là

Nhàn

động lực thúc đẩy quan hệ Việt Nam với các nước trên thế giới. Đó là đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương, đa dạng hóa quan hệ. Về thương mại Đảng và Nhà nước cũng từng bước hoàn thiện thông qua các kỳ Đại hội VI, VII, VIII, IX, X. Trong đó, nhấn mạnh vấn đề ngoại thương Việt Nam với các nước trên thế giới cũng như trong khu vực.

+ Hoạt động có hiệu quả, tích cực của Bộ Công thương, các ngành kinh tế, các cơ quan trong việc xúc tiến thương mại với các nước trong khu vực ASEAN, trong đó có Thái Lan.

+ Sự phát triển của nền kinh tế nước ta cũng như Thái Lan, làm cho đời sống nhân dân cao hơn, nhu cầu hàng hóa vì thế cũng tăng, góp phần thúc đẩy trao đổi buôn bán hai bên.

+ Các doanh nghiệp tư nhân cũng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của ngành, bởi các hoạt động trao đổi của các doanh nghiệp tư nhân diễn ra sôi nổi hơn. Phát huy lợi thế về thế mạnh riêng của mình, mỗi doanh nghiệp luôn tìm tòi, phát triển doanh nghiệp của mình, trong quan hệ buôn bán với bên ngoài cũng vậy. Lợi thế về vị trí địa lý gần gũi là cơ sở cho hoạt động buôn bán của các doanh nghiệp diễn ra thuận lợi hơn. Thông qua Lào và Campuchia, là hai nước có quan hệ truyền thống với Việt Nam, việc vận chuyển hàng hóa qua các nước này dễ dàng hơn. Chính vì thế mà ngày càng nhiều doanh nghiệp tư nhân có sự hợp tác buôn bán với Thái Lan. Thành tựu đạt được của họ góp phần thúc đẩy thương mại Việt Nam với Thái Lan phát triển. Tuy nhiên, hoạt động của các doanh nghiệp này Nhà nước khó kiểm soát, vì thế để đánh giá đúng thị trường là rất khó cho việc hoạch định chính sách thương mại Việt Nam với Thái Lan nói riêng, và với các nước trên thế giới nói chung.

+ Hai bên đã sớm thiết lập mối quan hệ ngoại giao, kinh tế từ thời kỳ phong kiến. Mối quan hệ này trở thành truyền thống trong lịch sử của Việt Nam cũng như Thái Lan, tạo điều kiện cho trao đổi buôn bán ở thời kỳ này

Nhàn

phát triển hơn. Cùng với đó là lợi thế về vị trí địa lý gần gũi là cơ sở cho buôn bán diễn ra thuận lợi hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguyên nhân của những hạn chế.

+ Mặc dù quan hệ Việt Nam và Thái Lan có truyền thống lâu đời nhưng nó không liên tục. Do nhiều điều kiện khác nhau mà mối quan hệ hai bên chưa phát huy hết tiềm năng, thêm vào đó là việc nối lại quan hệ năm 1976 đến nay hơn 30 năm. Việt Nam vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong thương mại. Nhất là khi nước ta vừa bước ra khỏi nền kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường chưa lâu.

+ Chính sách của Đảng và Nhà nước ta chưa thúc đẩy thương mại phát triển mạnh mẽ. Như chưa phát huy hết vai trò của các doanh nghiệp tư nhân, thiếu vốn của các doanh nghiệp trong kinh doanh…

+ Các hoạt động buôn lâu hàng giả, hàng kém chất lượng, sự quản lý của các cơ quan chức năng còn yếu kém, chưa triệt để. Hàng hóa lậu tràn ngập thị trường làm cho hàng trong nước, hàng nhập khẩu khó có thể cạnh tranh vì hàng lậu giá thành rất rẻ. Đây là vấn đề cần nhanh chóng khắc phục.

+ Ngoài ra do tình hình thế giới và khu vực có nhiều thay đổi. Nhất là sự thiếu ổn định của nền chính trị Thái Lan cũng có tác động phần nào đến hoạt động trao đổi buôn bán giữa hai nước, nhất là giữa nước ta với Thái Lan.

Nhìn nhận một cách khách quan có thể thấy, quan hệ thương mại hai nước thời gian qua tăng trưởng tương đối nhanh, nhưng vẫn còn ở mức thấp. Các ưu thế về vị trí địa lý gần gũi, văn hoá tương đồng… chưa được tận dụng và phát huy, nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan đạt những kết quả cao trong những năm 2000. Tuy nhiên vào những năm cuối của thập niên này nền chính trị Thái Lan rơi vào tình trạng bất ổn, điều này có tác động không nhỏ đến việc xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Thái Lan. Những thuận lợi và lợi thế so sánh của Việt Nam những năm tới vẫn là giá nhân công rẻ, nhân công dồi dào. Vì vậy, Việt Nam sẽ có lợi khi phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động như

Nhàn

giày da, dệt và may mặc, cao su, sắt thép, điện tử gia dụng, đồ gỗ cao cấp và chế biến thực phẩm. Đây là những lợi thế của Việt Nam trong việc cạnh tranh giá cả hàng hoá với Thái Lan. Trong những năm 2000 khi cam kết thực hiện AFTA có hiệu lực vào năm 2006, kinh tế Việt Nam bước vào sự cạnh tranh quyết liệt với hàng hoá Thái Lan, bởi hàng hoá Việt Nam vẫn còn kém không chỉ trên thị trường quốc tế mà ngay cả trên thị trường nội địa. Khi thực hiện AFTA hàng hoá Thái Lan sẽ rẻ hơn do được sản xuất trên công nghệ và kỹ thuật hiện đại sẽ lấn át hàng hoá Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước; Bên cạnh đó tình hình chính trị Thái Lan nhiều khi còn rối loạn dẫn đến tình trạng hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này nhiều khi còn bấp bênh. Hơn thế nữa Thái Lan chưa bao giờ có kế hoạch lớn cho việc đầu tư và buôn bán với Đông Dương nên khả năng đẩy mạnh hơn nữa buôn bán hai bên là rất hạn chế… Vì vật trong thời gian tới trên cơ sở các thoả thuận hai bên, các ngành hữu quan hai nước cần tăng cường hợp tác, tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác, hướng tới mục tiêu chung là cùng nhau phát triển.

Một phần của tài liệu luận văn Quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan từ 1995 đến 2010 (Trang 65)