Chính sách chung về thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu luận văn Quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan từ 1995 đến 2010 (Trang 39)

Chính sách thương mại là những chính sách và quy chế mà chính quyền trung ương và địa phương sử dụng để kiểm soát, hạn chế và khuyến khích các hoạt động xuất, nhập khẩu. Loại bỏ những nguyên tắc trước kia nhà nước độc quyền ngoại thương, buôn bán đối ngoại chỉ là thu gom xuất khẩu những mặt hàng có sẵn và giao hàng xuất khẩu để bù đắp nhập siêu theo giá cả áp đặt, sử dụng chính sách thuế quan không có tác dụng khuyến khích xuất hoặc nhập khẩu…

Nhận thấy tiềm năng phát triển thương mại của đất nước ta, các nhà lãnh đạo đã rất chú trọng đến việc thúc đẩy ngành phát triển trong mọi tình hình. Kết quả đạt được ngày nay cho thấy chính sách của Đảng và Nhà nước

Nhàn

ta đang đi đúng hướng. So sánh chính sách thương mại trước năm 1986 với sau năm 1986 ta thấy sự cần thiết của việc hoạch định đường lối phát triển nền kinh tế quan trọng ra sao.

Trước năm 1986, kinh tế Việt Nam hầu như không giao lưu với thế giới bên ngoài, chủ yếu là với các nước xã hội chủ nghĩa, còn những nước khác cũng có nhưng không đáng kể. Do cơ chế bao cấp, cùng với lệnh cấm vận của Mỹ nên đã hạn chế hoạt động thương mại của Việt Nam. Thương mại Việt Nam kém phát triển, vì thế thương mại Việt Nam với Thái Lan cũng còn hạn chế. Điều đó có thể cho thấy rằng cơ chế hoạt động thương mại của Việt Nam chịu sự chi phối, quản lý của Nhà nước theo hai chiều hướng, một là mệnh lệnh cứng nhắc cao độ, một là lỏng lẻo gây ra rối loạn trong các quan hệ thương mại quốc tế. Chính sách thương mại có thông thoáng, hợp với tình hình thực tế thì mới thúc đẩy thương mại phát triển, nhất là ngoại thương. Đây là lĩnh vực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển.

Từ năm 1986, kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn đổi mới, tư tưởng đổi mới chính sách thương mại được thể hiện trước hết ở đường lối đối ngoại. Đó là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; đa dạng hoá và đa phương hoá thị trường; Việt Nam sẵn sàng là bạn với tất cả các nước trên thế giới trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi. Đường lối đối ngoại này đã tạo ra bước ngoặt căn bản trong việc hoạch định chính sách thương mại quốc tế đó là:

Tự do hoá thương mại hay bảo hộ mậu dịch, thay thế nhập khẩu hay xuất khẩu, thành phần kinh tế tư nhân được tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế đến mức độ nào; chính sách thị trường, mặt hàng, tỉ giá hối đoái được phục vụ cho xuất nhập khẩu được thể hiện ra sao; mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp để thực hiện chính sách thương mại được thực hiện như thế nào?. Để thấy rõ hơn việc áp dụng hiệu quả chính sách thương mại, người ta chia thành hai thời kỳ: thời kỳ từ năm 1986 đến năm 1995 và từ năm 1996 đến nay. Để hiểu rõ hơn chính sách thương mại từ năm

Nhàn

1995 đến nay ta tìm hiểu về chính sách thương mại trước năm 1995, tức là từ sau đổi mới đến năm 1995.

Từ năm 1986 đến năm 1995: Đây là thời kỳ 10 năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam. Kết quả của 10 năm đổi mới nền kinh tế thể hiện ở tốc độ tăng trưởng nền kinh tế khá cao, trung bình từ 7 – 8%/ năm, lạm phát bị đẩy lùi từ ba con số xuống còn một con số, xuất, nhập khẩu tăng nhanh, đầu tư nước ngoài gia tăng, cơ cấu kinh tế và cơ cấu xuất nhập khẩu thay đổi đáng kể. Về cơ cấu kinh tế, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Về cơ cấu xuất nhập khẩu, hàng hoá chế biến xuất nhập khẩu gia tăng. Đây là thời kỳ nước ta mở rộng quan hệ thương mại với nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế. Các vấn đề được khảo sát trong thời kỳ này là các mục tiêu của chính sách thương mại, sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân vào các hoạt động xuất nhập khẩu, các chính sách quản lý và những kết quả đạt được:

+ Về mục tiêu của chính sách thương mại: trong khoảng thời gian từ năm 1986 đến 1990 đó là: đẩy mạnh xuất khẩu bao gồm xuất khẩu hàng hoá và xuất khẩu dịch vụ, nhằm đáp ứng các nhu cầu về nhập khẩu và ngoại tệ cần thiết cho nền kinh tế quốc dân. Thông qua nhập khẩu để chúng ta tranh thủ các thiết bị công nghệ hiện đại, tiến bộ của bên ngoài nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực trong nước, đổi mới cơ cấu kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế, tăng cường khoa học kỹ thuật của đất nước.

Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, mở rộng quy mô xuất khẩu, đa dạng hoá hàng xuất khẩu, thu hẹp chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu, góp phần cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế phát triển, sản xuất sản phẩm hướng về xuất khẩu và những sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu thiết yếu mà sản xuất trong nước có hiệu quả hơn nhập khẩu [11; 79].

Thực hiện tốt những mục tiêu này sẽ góp phần sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn ngoại tệ thu được vào những mục tiêu kinh tế xã hội. Ngoài

Nhàn

ra chính sách thương mại thời kỳ này nhấn mạnh đa phương hoá thị trường xuất khẩu, thị trường nhập khẩu phù hợp với cơ chế thị trường, trên cơ sở gắn thị trường trong nước với thị trường nước ngoài, mở rộng giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam và nước ngoài… Với những chính sách này nó đã trở thành cơ sở cho việc hoạch định chính sách ngoại thương giữa Việt Nam với Thái Lan. Trong giai đoạn này Việt Nam đặc biệt chú trọng quan hệ thương mại với các nước láng giềng, dù xuất khẩu chưa phải là thế mạnh, nhưng Việt Nam vẫn cố gắng thúc đẩy hoạt động ngoại thương của mình trước tiên là với các nước trong khu vực, trong đó có Thái Lan. Quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan thời kỳ này chưa nhiều, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù đã bình thường hoá quan hệ từ năm 1976, tuy nhiên thì chủ yếu là mặt ngoại giao, còn về quan hệ kinh tế hai bên vẫn chưa có gì nổi bật. Chỉ từ năm 1989 khi chính sách đối ngoại được áp dụng mạnh mẽ và luật thuế nhập khẩu đã được ban hành ngày 26 – 12 – 1987, bước vào giai đoạn cải cách thương mại theo chiều sâu, thì thương mại Việt Nam với Thái Lan mới khởi sắc hơn. Quan điểm tự do hoá thương mại và ngoại tệ đã được chú trọng, kế hoạch xuất nhập khẩu đã được thay thế về phương thức nhằm đảm bảo tính khả thi của hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu là thông qua thị trường. Đồng thời qua đó tiến hành xoá bỏ bao cấp trong kinh doanh, xuất nhập khẩu.

Từ năm 1991 đến 1995, mục tiêu hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam là hợp tác bình đẳng cùng có lợi với tất cả các nước; tiếp tục mở rộng quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức đa dạng hoá và đa phương hoá thị trường; đa dạng các mặt hàng, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu; đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu; cải cách hệ thống ngân hàng để phục vụ tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu … Như thế khoảng thời gian từ năm 1990 – 1995 là sự tiếp tục quá trình đổi mới hoạt động quản lý xuất nhập khẩu ở Việt Nam nhưng ở mức độ cao hơn.

Nhàn

+ Sự tham gia của các thành phần kinh tế và chính sách quản lý của Nhà nước, đã tạo điều kiện cho hoạt động thương mại phát triển, nhờ sự thông thoáng hơn trong việc đề ra điều kiện cho phép các hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Đó chính là chính sách cho các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, các thành phần kinh tế tư nhân được phép xuất khẩu hàng nông sản, mây tre đan, thủ công mỹ nghệ, sơn mài … Quyền xuất nhập khẩu của tư nhân được quy định trong điều 5 khoản 6 của Luật doanh nghiệp tư nhân (21 – 12 – 1990). Ngoài ra còn là sự gia tăng dần số lượng các công ty xuất nhập khẩu của các tỉnh vào hoạt động xuất nhập khẩu … Nhà nước còn có những cải cách chính sách quản lý như chính sách thuế, chính sách tỉ giá hối đoái, chính sách hạn ngạch … tạo điều kiện cho quá trình xúc tiến thương mại, tăng dần kim ngạch xuất nhập khẩu.

Từ năm 1996 đến những năm đầu thế kỷ XXI, chính sách thương mại có một số thay đổi. Từ năm, 2005 đến năm 2010, chính sách thương mại có sự thay đổi mạnh mẽ. Trong phương hướng, nhiệm vụ kinh tế xã hội 2006 – 2010. Đại hội Đảng X nêu rõ: Việt Nam cần phải tạo bước ngoặt hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế đối ngoại. Đẩy nhanh xuất khẩu, chủ động về nhập khẩu. Kiềm chế và thu hẹp dần về nhập siêu. Phấn đấu tăng nhanh tỉ trọng xuất khẩu các sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao, giàu hàm lượng công nghệ, có sức cạnh tranh cao, tạo thêm các sản phẩm xuất khẩu chủ lực mới, hết sức hạn chế tiến tới chấm dứt xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên và nông sản chưa qua chế biến. Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thị trường ổn định cho các mặt hàng có khả năng cạnh tranh, tăng thêm thị phần ở các thị trường lớn và khai mở các thị trường còn nhiều tiềm năng, phát huy tính tăng động của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế … mà cụ thể là:

+ Bãi bỏ hoàn toàn việc cấp giấy phép xuất, nhập khẩu từng chuyến, phân định rành mạch giữa chức năng quản lý Nhà nước với chức năng kinh doanh xuất, nhập khẩu, hạn chế quản lý bằng hạn ngạch, phân cấp quản lý

Nhàn

xuất, nhập khẩu trên cơ sở minh bạch hoá các ngành hàng xuất, nhập khẩu (Nghị định 98/ CP – 1995).

+ Mở rộng quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong khuôn khổ pháp luật (Nghị định 57/1998/ NĐ – CP ngày 31.12.1998 và Nghị định 44/2001/NĐ/CP ngày 2.8.2001).

+ Tăng cường hoạt động xuất, nhập khẩu Quy định 133/2001/QĐ/CP và Thông tư 76/2001/TT – BTC của Bộ Tài chính về cơ chế tín dụng xuất khẩu qua Quỹ hỗ trợ xuất khẩu); Quyết định 47/2004/QĐ – TTg về chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm và quyết định 1335/2003/QĐ – BTM ban hành danh mụ hàng hoá trọng điểm gồm 16 mặt hàng: thuỷ sản, gạo, cà phê chế biến, chè, hạt tiêu chế biến, rau quả và rau quả chế biến, dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng điện tử - tin học, sản phẩm nhựa - chất dẻo - đồ chơi, vật liệu gốm sứ xây dựng, sản phẩm cơ khí, điện gia dụng, thịt lợn - thực phẩm chế biến.

+ Các biện pháp quản lý xuất, nhập khẩu không theo thông lệ quốc tế được bãi bỏ dần (giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch, phụ phí hải quan…), đồng thời chuẩn bị sử dụng các công cụ được quốc tế thừa nhận như: thuế quan, thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp, thuế môi trường và thuế chống hiện tượng chuyển giá (ngày 29 – 4 – 2004 Quốc hội đã thông qua pháp lệnh chống bán phá giá hàng nhập khẩu vào Việt Nam).

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, chiến lược phát triển của Việt Nam thường xoay quanh câu hỏi: Việt Nam đang áp dụng chiến lược thay thế hàng nhập khẩu hay chiến lược khuyến khích xuất khẩu ?. Đại hội VI của đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 đã đánh dấu một bước thay đổi về chiến lược phát triển kinh tế ở Việt Nam. Văn kiện Đại hội VI đã khẳng định đường lối tham gia vào phân công lao động quốc tế và thúc đẩy các mối liên hệ kinh tế quốc tế trên cơ sở bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau đôi bên cùng có lợi. Chính sách kinh tế mới đặt ra mục tiêu phát triển

Nhàn

các ngành kinh tế ưu tiên bao gồm nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất hàng xuất khẩu, phát triển thương mại và dịch vụ. Như vậy khuyến khích xuất khẩu là nằm trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên thì từ 1995 đến 2010, sản xuất trong nước ngày càng phát triển và các kỹ thuật, công nghệ được nhập từ nước ngoài làm cho các mặt hàng hoá của Việt Nam ngày càng đa dạng, chất lượng mặt hàng cũng cao hơn. Vì thế mà xu thế thay thế hàng nhập khẩu cũng là một chiến lược lâu dài của kinh tế Việt Nam. Một hướng chung nhằm hoàn thiện chính sách xuất nhập khẩu năm tới vẫn xuất phát từ những nguyên tắc cơ bản là: khuyến khích tối đa mọi thành phần kinh tế đẩy mạnh xuất khẩu bằng mọi hình thức, trong đó ưu tiên tập trung vào xuất nhập khẩu chính ngạch, buôn bán theo đúng thông lệ ngoại thương quốc tế, đồng thời quản lý chặt chẽ nhập khẩu trên cơ sở tiết kiệm ngoại tệ và khống chế nhập siêu ở tỷ lệ hợp lý.

Việt Nam từ sau đổi mới đến nay đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thêm vào đó chúng ta đang tiến tới hội nhập kinh tế trong nước với nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới, tiến tới tự do hoá thương mại theo xu thế chung.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu luận văn Quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan từ 1995 đến 2010 (Trang 39)