Tình hình quốc tế.

Một phần của tài liệu luận văn Quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan từ 1995 đến 2010 (Trang 29)

Thời kỳ từ 1995 đến 2010 là thời kỳ thế giới có những bước chuyển biến mới, kinh tế đang trở thành những vấn đề then chốt, trình độ phát triển của các nước được phân biệt bằng trình độ phát triển kinh tế của quốc gia đó. Kinh tế thế giới vẫn chịu sự chi phối của các cường quốc, bởi lợi ích của quốc gia vẫn là động lực chủ yếu trong quan hệ quốc tế. Sự hợp tác giữa các nước lớn có xu hướng làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa các nước lớn, khi cố gắng thúc đẩy tự do hóa kinh tế và áp đặt thể chế hoá theo hướng có lợi cho mình.

Tình hình đó đặt ra cho các nước vừa và nhỏ trong đó có Việt Nam và Thái Lan những cơ hội và thách thức mới. Một mặt, chiều hướng này góp phần củng cố môi trường hoà dịu, tạo thêm cơ hội cho sự phát triển thương mại Việt Nam với Thái Lan, nhưng cũng tạo ra những nguy cơ bất lợi trong toàn cầu hoá kinh tế, nguy cơ phụ thuộc nhiều hơn vào các nước lớn… Hợp tác là cách thức tốt nhất để nâng cao sức mạnh và khả năng nói chung, giảm thiểu tiêu cực yếu kém. Như vậy những xu hướng này đều dẫn đến yêu cầu tăng cường hợp tác nhiều mặt giữa các nước để tận dụng cơ hội và hạn chế thách thức. Hợp tác với khu vực Đông Nam Á cũng như quan hệ thượng mại với Thái Lan, Việt Nam đều chịu những tác động mạnh mẽ của những vận động của môi trường quốc tế.

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế đa cực hoá cũng đồng hành với thực tế những nước lớn, nước mạnh sẽ chi phối cả thế giới về kinh tế và chính trị. Thực tế này, hiện nay ứng với những nước có nền kinh tế lớn mạnh như Trung Quốc, Mỹ, Nhật. Còn nước Nga sau khi chiến tranh lạnh

Nhàn

kết thúc, nền kinh tế xa sút, từ năm 1995 đến 2010 có phục hồi nhưng chưa đáng kể, chưa thể chi phối mạnh mẽ nền kinh tế thế giới. Như vậy vai trò chi phối kinh tế thế giới những năm đầu thế kỷ XXI thuộc về một số nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật và ngày càng trở nên quan trọng đối với toàn khu vực Đông Nam Á nói chung và quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan nói riêng.

Nước Mỹ từ năm 1995 đến 2005 vẫn là nền kinh tế số 1 thế giới. Vì vậy chính sách Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ là nhằm biến mình từ “ một quyền lực ở Châu Á – Thái Bình Dương” thành “ quyền lực của Châu Á – Thái Bình Dương” [16; 191]. Như thế có nghĩa là Mỹ sẽ duy trì môi trường an ninh và hợp tác kinh tế ở khu vực này theo hướng có lợi cho Mỹ. Mỹ tìm cách củng cố quan hệ với các nước trong khu vực, đặc biệt là cải thiện quan hệ với Việt Nam như ngày 14 – 7 – 2000, hai nước đã kí hiệp định thương mại Việt - Mỹ, điều này đã tạo điều kiện cho thương mại Việt Nam phát triển nhưng cũng củng cố niềm tin của những nước thân Mỹ (Thái lan) trong việc quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam. Tuy nhiên thì việc Mỹ lớn mạnh trong khi Trung Quốc cũng đang vươn lên một cách nhanh chóng chỉ đứng thứ hai thế giới sau Mỹ. Áp lực đặt lên vai các nhà chức trách Mỹ, đòi hỏi phải có những chính sách thích hợp để tận dụng những cơ hội thúc đẩy thương mại hai bên nhưng cũng tìm cách để kìm chế Trung Quốc trở thành bá chủ khu vực (ví dụ như việc phản đối Trung Quốc xuất khẩu tên lửa tầm trung sang bắc Triều Tiên…). Mỹ vẫn được coi là một đối tác khổng lồ không chỉ bởi sức mạnh mà còn bởi vai trò chi phối của nó trong các thể chế kinh tế quốc tế và khu vực. Đồng thời Mỹ cũng ngăn cản nỗ lực thể chế hoá hợp tác Đông Á mà không có Mỹ tham gia (phản đối Nhật với ý kiến thành lập quỹ tiền tệ Châu Á – AMF năm 1997). Vì vậy vai trò cường quốc hàng đầu trong khu vực của Mỹ vẫn được khẳng định. Trong một chừng mực nào đó thì chính sách này của Mỹ cũng góp phần tạo môi trường ổn định có lợi cho sự phát triển thương mại Việt Nam với Thái Lan, việc Đông Nam Á

Nhàn

không còn là khu vực lợi ích sống còn, cùng như chính sách ngăn chặn Trung Quốc của Mỹ đã góp phần hạn chế chính sách lôi kéo, chia rẽ. Mặc dù vậy cũng cần phải nhận thấy rằng, dù quan hệ Việt - Mỹ đã có cải thiện hơn trước nhưng chưa khai thác hết tiềm năng. Thái độ đứng ngoài một số vấn đề không can thiệp của Mỹ cũng gây nên những khó khăn nhất định cho việc thống nhất hành động ở khu vực, trong đó có Thái Lan và Việt Nam.

Từ năm 1991 nước Nga không còn đóng vai trò chi phối đối với khu vực, trong đó có Việt Nam. Kinh tế Nga sau năm 1991 sa sút nghiêm trọng, đến nay đang phục hồi nhưng chưa gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của khu vực. Trong khi đó Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ đang chi phối và giữ vị trí quan trọng trong khu vực. Chính sách của Trung Quốc trong giai đoạn này vẫn không thay đổi mục tiêu là đạt được địa vị cường quốc khu vực. Một mặt Trung Quốc ủng hộ nỗ lực hợp tác trong khu vực có lợi cho sự phát triển của Trung Quốc. Mặt khác, Trung Quốc luôn tranh thủ cơ hội để khẳng định vai trò của mình. Các biện pháp của Trung Quốc lúc mềm, lúc cứng khá đa dạng, gồm cả hợp tác, cạnh tranh, xoa dịu lẫn đe doạ (cạnh tranh với ASEAN về FDI và xuất khẩu nhưng lại trợ giúp đáng kể trong cuộc khủng hoảng tài chính 1997 – 1998, ủng hộ hợp tác trong ASEM và ASEAN + 3 nhưng lại phản đối sáng kiến quỹ tiền tệ Châu Á của Nhật Bản). Với tiềm năng, thực lực và chính sách như vậy, Trung Quốc vẫn là nước có sự chi phối mạnh mẽ đến quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan. Một mặt, tiếp tục cải thiện và tăng cường hợp tác với Việt Nam. Mặt khác chính sách khác nhau đối với từng nước ASEAN cũng có thể tạo nguy cơ làm yếu sự thống nhất hành động trong ASEAN. Sự khác nhau giữa quan hệ Trung - Việt và quan hệ Trung – Thái cả về tính chất, mức độ lẫn quy mô rõ ràng không hoàn toàn thuận lợi cho quan hệ Việt Nam – ASEAN nói chung và quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan nói riêng.

Với địa vị là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới (trước là thứ hai nhưng từ năm 2010, Trung Quốc đã vươn lên thứ hai). Nhật bản trong khu vực đã có

Nhàn

ảnh hưởng rất lâu, ảnh hưởng của Nhật Bản ở đây chủ yếu là kinh tế còn vị thế chính trị khá khiêm tốn. Vì thế Nhật Bản cũng muốn duy trì hoà bình, ổn định và tăng cường hợp tác ở Đông Nam Á, vừa để phát triển kinh tế, vừa tăng cường tầm ảnh hưởng của mình. Nhật Bản chú ý hợp tác kinh tế với ASEAN còn để ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc ở đây. Cố gắng hợp tác kinh tế như sáng kiến thành lập quỹ tiền tệ Châu Á và sự hình thành hệ thống kinh doanh quy mô khu vực của Nhật Bản, đã góp phần thúc đẩy hợp tác khu vực trong đó có quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan.

Trước tình hình trên, quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan thời kỳ này càng chịu tác động mạnh mẽ của các xu hướng phát triển kinh tế trên thế giới. Chiến tranh lạnh kết thúc và xu hướng hoà dịu trong quan hệ quốc tế đã tạo cơ hội cho tất cả các nước tập trung vào lợi ích phát triển. Chính sự tập trung này đã làm cho kinh tế ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong quan hệ quốc tế. Qua trình vận động của nền kinh tế thế giới đã được định hình và vì thế, tác động chi phối của nó đối với quan hệ quốc tế trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đó là môi trường kinh tế toàn cầu hoá có tính cạnh tranh với sự tham gia của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó sự bùng nổ của cách mạng khoa học kỹ thuật với những mạng lưới thông tin liên lạc đã làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, trên quy mô toàn cầu và làm cho quá trình trao đổi buôn bán diễn ra nhanh hơn. Toàn cầu hoá kinh tế còn tạo cơ hội cho sự hoạt động kinh tế cả trong lẫn ngoài nước. Xu hướng thể chế hoá nền kinh tế thế giới đang tăng lên qua sự phát triển của hệ thống tài chính quốc tế và luật kinh tế quốc tế… Các xu thế này ít nhiều đều có tác động đến quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan, mặc dù kinh tế hai nước chưa lớn, trao đổi buôn bán chưa nhiều nhưng nó là cơ hội cho sự phát triển hợp tác. Bên cạnh đó thì những thách thức mới của toàn cầu hoá cũng đòi hỏi thúc đẩy hợp tác. Vì vậy cả Thái Lan và Việt Nam đều phải chuyển mình để thích ứng. Hợp tác kinh tế phải được tập trung hơn, nhất là thương mại, mức độ hợp tác phải được tăng cường hơn trên cả bình

Nhàn

diện song phương và đa phương, hợp tác để duy trì ổn định cho sự phát triển.

Vì vậy quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan từ 1995 đến 2010 không ngừng gia tăng, có thể nói nó đang là quan hệ chủ đạo giữa Việt Nam và Thái Lan, góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước trên cả lĩnh vực chính trị và ngoại giao.

Một phần của tài liệu luận văn Quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan từ 1995 đến 2010 (Trang 29)