Tình hình khu vực.

Một phần của tài liệu luận văn Quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan từ 1995 đến 2010 (Trang 33)

Ngày 28 – 7 – 1995, tại thủ đô Banda Seri Begawan của Brunej, lễ kết nạp Việt Nam thành thành viên chính thức thứ 7 của ASEAN đã được tổ chức trọng thể. Sự kiện này đã mở ra một trang sử mới trong quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á nói chung, quan hệ Việt Nam với Thái Lan và Việt Nam với từng thành viên ASEAN nói riêng. Quan hệ hợp tác Việt Nam với Thái Lan trong giai đoạn này có thêm cơ hội và điều kiện để tiếp tục phát triển, qua trình này đã được củng cố thêm bởi những tác động tích cực từ bên ngoài.

Sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội cũng như những thách thức mới, đòi hỏi Việt Nam phải tranh thủ những thuận lợi từ bối cảnh quốc tế và khu vực để phát triển kinh tế đối ngoại của mình. Mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới chứ không chỉ với ASEAN. Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức có sự ủng hộ của dư luận Thái Lan. Kavichong kitavora, phóng viên báo Thái Lan The Nation năm 1992, đã có một bài phân tích với nhan đề “ Việt Nam cần ASEAN và ngược lại” đăng trên báo Yomuri ngày 12 tháng 5 năm 1992, thúc giục các nhà lãnh đạo Thái lan sớm chấp nhận Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN vì sự ổn định, thịnh vượng của cả khu vực. Thiện chí tốt đẹp này của Thái Lan đã được đánh giá cao. Việt Nam gia nhập ASEAN mối quan hệ đa phương được tăng cường, mà ở đây vai trò hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Đặc biệt Việt Nam và Thái Lan đã tham dự AFTA (khu vực thương mại tự do ASEAN) và những quy định về hợp tác kinh tế trong khuôn khổ AFTA, sẽ làm cho Việt Nam và

Nhàn

Thái Lan có cơ hội trong phát triển sản lượng hàng hoá trao đổi giữa hai nước một cách nhanh chóng.

Hoạt động của ASEAN đã tạo ra những địa bàn hoạt động mới cho quan hệ song phương. ASEAN là một tổ chức khu vực có chức năng chung với hệ thống các cơ quan chuyên môn tương đối toàn diện. Càng ngày càng mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau từ chính trị đến kinh tế, văn hoá xã hội… Thông qua sự mở rộng hợp tác này quan hệ song phương giữa các nước thành viên được mở rộng theo. Hơn nữa ASEAN cũng là đại diện cho các thành viên trong quan hệ với các quốc gia và tổ chức bên ngoài. Thông qua ASEAN, quan hệ song phương cũng có khả năng tận dụng những thuận lợi và hạn chế những thách thức từ những xu thế trên thế giới hiện nay. Như vậy, việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan. Nó còn làm tăng thêm sự gắn bó lợi ích, mở rộng diện hợp tác, thúc đẩy hoà hợp và nâng cao vị thế quốc tế không chỉ riêng với Việt Nam mà cả với Thái lan. Qua trình phát triển quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan đã được củng cố thêm bởi điều này.

Với ý nghĩa và vai trò như vậy, sự tồn tại và phát triển của ASEAN là rất quan trọng, không chỉ đối với sự phát triển thương mại Việt Nam với Thái lan mà còn quan trọng đối với an ninh của mỗi nước. Năm 1995 quá trình mở rộng ASEAN ra toàn Đông Nam Á bắt đầu. Sau Việt Nam là Lào và Mianma kết nạp năm 1997, Campuchia năm 1999. Sự tham gia đầy đủ của các quốc gia Đông Nam Á vào trong một tổ chức khu vực, đã đặt cơ sở cho sự hợp tác toàn khu vực. Trong đó kinh tế là một lĩnh vực rất quan trọng hiện nay. Đó là sự thúc đẩy hợp tác trong khối như AFTA, AIA (khu vực đầu tư), AICO (chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN), các tam giác, tứ giác phát triển. Cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ Đông Á năm 1997 – 1998 càng củng cố thêm lợi ích và cả nhận thức mới về kinh tế của các nước. Qua đó Việt Nam cũng có thêm kinh nghiệm để quản lý kinh tế, cũng

Nhàn

như mở rộng hợp tác với các nước. Sự tàn phá của cuộc khủng hoảng và hiệu ứng lan truyền của nó đã cho thấy sự phụ thuộc lẫn nhau và tính dễ tổn thương của các nền kinh tế trong khu vực, mà Thái Lan cũng là một nước chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng này, còn Việt Nam thời điểm đó kinh tế còn chậm phát triển nên mức độ ảnh hưởng của nó không cao. Nhưng cũng cần nhận thấy rằng, từ sau năm 1995 kinh tế Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh, hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng. Vì thế Việt Nam càng cần phải hợp tác với các nước để tránh những thiệt hại không đáng có xảy ra. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN và sự phát triển của ASEAN không chỉ giúp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan. Đó còn là sự phù hợp với tình hình khách quan, vì sự phát triển của ASEAN và đáp ứng nhu cầu phát triển của hai nước.

Ngay khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Á kết thúc, hai nước đã có sự trao đổi giữa các phái đoàn cấp cao, đáng chú ý là chuyến thăm chính thức Thái Lan của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tháng 10 – 1998. Đây là chuyến thăm lần thứ hai của Chủ tịch nước đến một nước thành viên ASEAN, chuyến thăm này nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương. Vì vậy cùng đi với Chủ tịch còn một phái đoàn lớn gồm 60 quan chức Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam. Đây là cơ hội quan trọng để các nhà doanh nghiệp Việt Nam liên hệ với các nhà doanh nghiệp Thái Lan. Việt Nam và Thái Lan sẽ phát động một kế hoạch khu vực lớn để phát triển một con đường thương mại và công nghiệp, nối liền bờ biển phía đông của Thái Lan vào Đà Nẵng của Việt Nam, thông qua trung Lào. Thủ tướng Thái Lan đã nêu bật sự hợp tác này như một “đường huyết mạnh của sự phồn vinh” giữa ba nước láng giềng trong diễn văn của ông đọc tại bữa tiệc chiêu đãi Chủ tịch nước Trần Đức Lương. Hiện nay khu vực ASEAN đang phát triển rất sôi động, quá trình hợp tác trong khu vực đang diễn ra mạnh mẽ. Việt Nam không chỉ hợp tác với Thái Lan mà còn hợp tác với nhiều nước

Nhàn

khác. Nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh nhu cầu trao đổi với ASEAN, cũng như với Thái Lan vì thế cũng tăng lên.

Như vậy tình hình quốc tế và khu vực đem lại cơ hội cũng như thách thức cho nền thương mại Việt Nam. Nó chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp, khó lường, các tranh chấp, xung đột cục bộ… các nước lớn cạnh tranh quyết liệt về lợi ích kinh tế và tìm cách áp đặt các rào cản trong thương mại với các nước nghèo và đang phát triển. Ở trong nước, chúng ta có những thuận lợi cơ bản là thành tựu to lớn và những bài học kinh nghiệm quan trọng trong 20 năm đổi mới. Nhưng cũng nhiều yếu kém, khuyết điểm. Trong khi yêu cầu hội nhập với kinh tế khu vực, thế giới ngày càng khẩn trương, sâu rộng hơn. Vì vậy, nó đòi hỏi Việt Nam nhanh chóng nắm bắt thời cơ, tạo điều kiện thuận lợi để hội nhập kinh tế khu vực, cũng như với thế giới, thúc đẩy thương mại phát triển, nhất là ngoại thương với Thái Lan.

Một phần của tài liệu luận văn Quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan từ 1995 đến 2010 (Trang 33)