Trên cơ sở chính sách thương mại chung, Nhà nước ta đã đề ra các chính sách riêng đối với khu vực. Khi gia nhập vào khu vực ASEAN, thương mại Việt Nam có điều kiện bước lên một tầm cao mới. Mặc dù khu vực ASEAN không phải là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam mà thực thế lại là các thị trường xuất khẩu vào Việt Nam. Bên cạnh đó, hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào các nước trong khu vực có nhiều đặc điểm tương đồng, thậm chí là đối thủ cạnh tranh trên các thị trường quốc tế, nhất là Thái Lan. Việt Nam và Thái Lan là hai nước có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, mặt hàng hoá tương đối giống nhau như gạo, đồ mỹ nghệ, thuỷ sản … Tuy nhiên thì tiềm năng thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam và Thái
Nhàn
Lan nói riêng và ASEAN nói chung là rất hứa hẹn. Cũng cần phải thừa nhận rằng ASEAN là những nước láng giềng có thị trường gần, điều đó tạo nên lợi thế về vận tải và tiếp cận thông tin nhanh về diễn biến của thị trường. Đây là khu vực đang phát triển với tốc độ nhanh, Thái Lan cũng là nước có trình độ cao hơn chúng ta, quan hệ thương mại với các nước sẽ góp phần tiếp thu được công nghệ của họ, đặc biệt là kinh nghiệm trao đổi buôn bán với các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, Tây Âu. Như vậy sẽ vừa thúc đẩy thương mại Việt Nam với khu vực nói chung và với Thái Lan nói riêng, nhưng đồng thời cũng là tiếp thu kinh nghiệm của các nước này.
Theo dự đoán của các nhà kinh tế, thế kỷ XXI là thế kỷ của Châu Á – Thái Bình Dương, vì vậy cần phải đánh giá đúng mức tiềm năng và tương lai phát triển của khu vực, để từ đó có chính sách phát triển quan hệ phù hợp. Thứ nhất: đây là khu vực có nguồn tài nguyên giàu có, có hoàn cảnh địa lý, phong tục tập quán tương đối giống Việt Nam, là nước láng giềng nên sự hiểu biết của họ về nước ta cũng khá hơn các bạn hàng khác. Phần lớn các nước trong khối được Mỹ, Nhật ưu tiên đầu tư về vốn, công nghệ, cách thức quản lý, nhiều nước được hưởng quy chế ưu tiên của Mỹ. Vì vậy công nghệ ở đây khá cao, tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh. Thứ hai là bên cạnh những lợi thế đó thì một số nước trong khu vực và cả Thái Lan đều là đồng minh của Mỹ về chính trị và là thị trường của Nhật nên chịu sự phụ thuộc khá nặng nề. Chính sách quan hệ với bên ngoài bị kiểm soát tương đối chặt chẽ, là những nước có hoàn cảnh tương đối giống nước ta, nên những mặt hàng có thế mạnh của ta có thể gây nên sức ép, làm cho hàng hoá của nước ta có thể đến với thị trường này.
Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chính sách riêng đối với thị trường này là: Tăng cường quan hệ ngoại giao, tạo ra sự gần gũi về địa lý để mở rộng xuất nhập khẩu và đầu tư, coi thị trường khu vực là cầu nối trung gian để làm ăn với Mỹ, Nhật, tạo điều kiện cho ta hoà nhập vào thị trường thế giới. Thông qua những tác động trên thị trường, với những mặt hàng
Nhàn
cả ta và bạn đều sản xuất, cần tranh thủ kỹ thuật, khả năng tiếp thị tạo nên một sự bình ổn, tín nhiệm sản phẩm của ta ở trên các thị trường này [25; 70].
Trong chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam, nước ta đã đề ra phương hướng chiến lược chính để phát triển kinh tế đối ngoại là đẩy mạnh xuất khẩu với: một mặt, hướng các ngành kinh tế vào mục tiêu xuất khẩu đi đôi với thoả mãn của nhu cầu thị trường nội địa bằng các sản phẩm có chất lượng ngày càng cao và mặt khác, tăng cường tính hiệu quả của sản xuất xuất khẩu, mang lại một lượng ngoại tệ cần thiết để nhập khẩu trang thiết bị và các tư liệu sản xuất khác, thúc đẩy sự giao lưu về kỹ thuật và công nghệ. Kinh nghiệm phát triển của một loạt nước trong khu vực cũng đã chỉ ra điều đó. Không có một nước nào tăng trưởng cao mà lại không gắn liền với chiến lược hướng tới xuất khẩu. Việt Nam trên con đường công nghiệp hoá hướng đến đến xuất khẩu và dựa vào xuất khẩu đã có tác động tích cực đối với cán cân ngoại thương Việt Nam.