Ảnh hưởng của thời gian thực hiện phản ứng trung hòa tới thành phần bã thải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ chế biến bã thải photpho của nhà máy DAP Hải Phòng để sản xuất các vật liệu xây dựng (Trang 41)

sát thu được cũng cho thấy nồng độ Ca(OH)2 thích hợp sử dụng là 0,2M. Với nồng độ Ca(OH)2 trên 0,2M hàm lượng CaSO4 không tăng nữa có nghĩa là phản ứng đã bão hòa. Nếu sử dụng nồng độ của Ca(OH)2 cao hơn nồng độ này sẽ dẫn đến dư thừa lượng Ca(OH)2, điều này sẽ không có lợi, vì lượng kiềm dư này sẽ kết hợp với CO2 không khí tạo ra các hạt CaCO3 bám lên bề mặt các hạt thạch cao làm khả năng kết dính của sản phẩm thạch cao. Từ kết quả thu được dung dịch Ca(OH)2 nồng độ 0,2 mol/l được sử dụng để trung hòa bã thải photpho.

3.2.2. Ảnh hưởng của thời gian thực hiện phản ứng trung hòa tới thành phần bã thải thải

Với thành phần đặc thù, các phản ứng của các bã thải với Ca(OH)2 xảy ra với tốc độ phản ứng không cao, do vậy để phản ứng đạt được hiệu suất tốt cũng cần một

36

khoảng thời gian nhất định đủ lâu. Nếu thời gian quá ngắn hiệu suất phản ứng sẽ thấp và ngược lại. Ở thời gian tối ưu thì hiệu suất phản ứng đạt giá trị cao nhất. Thông thường, thời gian càng lâu thì hiệu suất càng cao. Tuy nhiên, nếu kéo dài quá thời gian tối ưu sẽ làm mất thời gian và công sức nhưng hiệu suất không tăng được bao nhiêu hiệu quả kinh tế thấp. Để lựa chọn được thời gian thích hợp cho việc thực hiện phản ứng trung hòa. Bã thải gyps sau khi cho vào dung dịch Ca(OH)2 0,2 mol/l, được tiến hành khuấy kỹ trong khoảng thời gian được lựa chọn khảo sát là từ 0,5 giờ đến 2 giờ. Các điều kiện về tốc độ khuấy, nồng độ bã thải... là như nhau cho tất các các thí nghiệm. Kết quả thảnh hưởng thời gian thực hiện phản ứng trung hòa tới thành phần sản phẩm thu được trong bảng 3.3.

Bng 3.3: nh hưởng ca thi gian đến quá trình trung hòa

Điều kiện: Tốc độ khuấy 400 vòng/phút; nồng độ dung dịch Ca(OH)2 0,2M, Nồng độ huyền phù = 40%; tại nhiệt độ phòng =30oC.

Mẫu Thời gian [giờ] Hàm lượng CaSO4 [%] Hàm lượng Al2O3 [%]

T1 0,0 83,32 0,61

T2 0,5 84,36 0,52

T3 1,0 85,62 0, 16

T4 1,5 85,63 0,10

T5 2,0 85, 64 0,08

Từ bảng số liệu trên nhận thâý rằng: khi thời gian tăng từ 0 đến 1,0 giờ hàm lượng CaSO4 tăng từ 83, 32% lên 85,62%, đồng thời nồng độ của Al2O3 giảm từ 0,61% xuống còn 0,16%. Khi thời gian tiếp tục tăng từ 1,0 lên 2 giờ hàm lượng CaSO4 hầu như ít tăng lên nữa, trong khi hàm lượng Al2O3 cũng chỉ giảm rất ít, điều này có nghĩa là phản ứng đã xảy ra gần như triệt để. Vì vậy, để tiết kiệm thời gian và công sức chúng tôi chọn thời gian thích hợp để phản ứng trung hòa là 1 giờ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ chế biến bã thải photpho của nhà máy DAP Hải Phòng để sản xuất các vật liệu xây dựng (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)