Ảnh hưởng của nồng độ huyền phù đến quá trình tuyển trọng lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ chế biến bã thải photpho của nhà máy DAP Hải Phòng để sản xuất các vật liệu xây dựng (Trang 46)

Một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình tuyển trọng lực là tỷ số pha rắn và lỏng (nồng độ bã thải khi tuyển) hay còn được gọi là nồng độ huyền phù. Nồng độ huyền phù ảnh hưởng đến quá trình tuyển trọng lực như : nếu tăng quá mức nồng độ huyền phù khi tuyển sẽ gây khó khăn cho việc thông khí, nếu nồng độ huyền phù quá thấp thì hiệu suất tuyển trọng lực thấp và làm mất thời gian. Trong dãy thí nghiệm này, chúng tôi giữ nguyên các điều kiện nồng độ chất tập hợp 0,06g/l và nồng độ chất tạo bọt 0,03g/l, chỉ thay đổi nồng độ huyền phù (mật độ rắn/ lỏng) từ 10% lên 60%. Sản phẩm sau khi qua thiết bị trung hòa được đưa vào thiết bị tuyển trọng lực, tại đây các váng bẩn do các tạp chất đen có tỷ trọng nhỏ nổi lên được vớt bỏ đi, các cặn và thành phần có tỷ trọng lớn sẽ tập hợp ở đáy bình cũng được loại bỏ. Các thành phần lơ lửng được lọc tách và đem đi sấy khô để xác định hàm lượng CaSO4 và SiO2. Kết quả xác định hàm lượng CaSO4 và SiO2 thu được trình bày trong hình 3.3.

41

Kết quả hình 3.3 chỉ ra: nồng độ huyền phù tăng thì hiệu quả phân tách các hợp chất oxit trong quá trình tuyển trọng lực giảm, do đó hàm lượng thạch cao thu được giảm. Cụ thể là: khi mật độ bã thải tăng từ 10% lên 60%, hàm lượng CaSO4 và SiO2 giảm từ 98,63% xuống còn 90,5%. Tuy nhiên nếu mật độ bã thải thấp thì hiệu quả sản xuất thấp do mất thời gian. Do đó, để đảm bảo thời gian sản xuất mà vẫn đảm bảo hàm lượng thạch cao đạt yêu cầu kỹ thuật, chúng tôi chọn nồng độ huyền phù thích hợp cho quá trình tuyển trọng lực là 40% khối lượng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ chế biến bã thải photpho của nhà máy DAP Hải Phòng để sản xuất các vật liệu xây dựng (Trang 46)