Ảnh hưởng của nồng độ chất tạo bọt đến tính chất sản phẩ m

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ chế biến bã thải photpho của nhà máy DAP Hải Phòng để sản xuất các vật liệu xây dựng (Trang 45)

Mục đích cho chất tạo bọt nhằm tạo ra bọt khí vững chắc, không bị vỡ có nhiệm vụ kéo các hạt khoáng có tỷ trọng nhỏ lên bề mặt tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tuyển trọng lực để phân tách hỗn hợp khoáng. Trên cơ sở khảo sát các loại chất tạo bọt, chúng tôi chọn chất tạo bọt vô cơ (NH4)2CO3 trong quá trình tuyển thạch cao từ bã thải photpho DAP Hải Phòng. Để khảo sát ảnh hưởng của nồng độ chất tập hợp, chúng tôi chỉ thay đổi nồng độ chất tập hợp từ 0,01 g/l đến 0,06 g/l, còn các điều kiện khác giữ nguyên không đổi. Sản phẩm sau khi qua thiết bị trung hòa được đưa vào thiết bị tuyển trọng lực, tại đây các váng bẩn do các tạp chất đen có tỷ trọng nhỏ nổi lên được vớt bỏ đi, các thành phần có tỷ trọng lớn sẽ tập hợp ở đáy bình cũng được loại bỏ. Các thành phần lơ lửng được lọc tách và đem đi sấy khô để xác định hàm lượng CaSO4 và SiO2. Kết quả xác định hàm lượng CaSO4 và SiO2 thu được trình bày trong hình 3.2.

Hình 3.2. nh hưởng ca nng độ cht cht to bt đến hàm lượng CaSO4 và SiO2

40

Từ kết quả hình 3.2 thu được nhận thấy: khi hàm lượng chất tạo bọt tăng khả năng tách thu hồi SiO2 và CaSO4 tăng lên. Cụ thể là khi tăng nồng độ chất tập hợp từ 0 lên 0,03g/l hàm lượng CaSO4 và SiO2 tăng từ 89,5% lên 96,2%. Khi tiếp tục tăng nồng độ chất tập hợp từ 0,03 g/l lên 0,06g/l hàm lượng CaSO4 và SiO2 không tăng mà giữ nguyên không đổi, mặt khác có hiện tượng nhiều bọt bắn lên thành thiết bị. Vì vậy, nồng độ chất tạo bọt thích hợp được dùng để tuyển trọng lực thu sản phẩm thạch cao từ bã thải photpho được chọn là 0,03g/l.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ chế biến bã thải photpho của nhà máy DAP Hải Phòng để sản xuất các vật liệu xây dựng (Trang 45)