THỜI GIAN THỰC HIỆN LUẬN VĂN

Một phần của tài liệu Đặc điểm tâm lý - xã hội của người dân di cư bán hàng rong ở Hà Nộ (Trang 46)

Đề tài được triển khai nghiên cứu từ tháng 7/2007 đến tháng 11/ 2008 với các bước thực hiện cụ thể như sau:

- Tháng 7/2007 đến tháng 9/2007: Nghiên cứu tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận, lập đề cương nghiên cứu.

- Tháng 10/2007 đến tháng 11/2007: Bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận, hoàn thiện đề cương chi tiết.

- Tháng 12/2007 đến tháng 2/2008: Lựa chọn, thiết kế xong công cụ nghiên cứu. Viết xong chương 1: Cơ sở lý luận và chương 2: Tổ chức nghiên cứu

- Tháng 3/2008 đến tháng 4/2008: Tiến hành nghiên cứu trên khách thể (điều tra bằng bảng hỏi; phỏng vấn sâu; quan sát..).

- Tháng 5/2008 đến tháng 9/2008: Xử lý số liệu nghiên cứu; Viết chương 3: Kết quả nghiên cứu; Kết luận và khuyến nghị.

Tiểu kết chƣơng 2

Nghiên cứu đã được thực hiện theo một quy trình có tổ chức chặt chẽ, từ khâu nghiên cứu lý luận để xác lập quan điểm chủ đạo trong việc nghiên đến khâu thực tiễn về đặc điểm tâm lý - xã hội của người dân di cư bán hàng rong ở Hà Nội. Nghiên cứu đã kết hợp nhiều phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin khác nhau như phương pháp phân tích tài liệu để tìm hiểu vấn đề di cư lao động có căn nguyên kinh tế, vấn đề người bán hàng rong và các đặc điểm tâm lý- xã hội của họ, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm thu được số liệu định lượng về thực trạng cuộc sống, công việc và những tâm tư của người dân di cư bán hàng rong, phương pháp phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu sâu thêm kinh nghiệm bán hàng, cuộc sống, các ứng xử của người bán hàng rong khi kiếm sống ở Hà Nội, phương pháp quan sát để tìm hiểu sâu thêm các hàng vi, cử chỉ, lời nói của người bán hàng rong khi bán hàng cho khách, phương pháp thống kê toán học để phân tích các kết quả khảo sát thực tiễn... Các phương pháp này hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong việc nghiên cứu đặc điểm tâm lý - xã hội của người dân di cư bán hàng rong ở Hà Nội, đồng thời cho phép có những kết quả và kết luận đủ độ tin cậy và có giá trị về mặt khoa học.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN

Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nông thôn đang diễn ra mạnh mẽ dẫn tới việc đất nông nghiệp bị thu hẹp, người nông dân mất nơi canh tác, trồng trọt - nơi mang lại nguồn thu nhập chính của người nông dân. Điều này cũng khiến cho nhiều người dân ở nông thôn bị thất nghiệp. Bên cạnh đó quá trình đô thị hóa nhanh sẽ dẫn đến chuyên môn hóa các ngành nghề, những nghề chân tay, giản đơn người thành phố không làm, những công việc này người nông thôn làm là chủ yếu. Vì vậy đã xuất hiện hiện tượng người nông dân bán hàng rong tại các thành phố lớn. Trong phần thứ I của chương 3, chúng tôi phân tích những đặc điểm xã hội của người dân di cư bán hàng rong trên đường phố Hà Nội như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, quê quán xuất thân và hoàn cảnh gia đình của người bán hàng rong. Những đặc điểm về công việc, thu nhập và chi phí sinh hoạt của người bán hàng rong ở thành phố cũng được chúng tôi xem xét. Phân tích đặc điểm xã hội của nhóm người bán hàng rong tại Hà Nội cho phép chúng tôi khái quát được chân dung xã hội của người bán rong, qua đó làm sắc nét các phẩm chất tâm lý ở nhóm người này.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tâm lý - xã hội của người dân di cư bán hàng rong ở Hà Nộ (Trang 46)