2.2.3.1. Mục đích điều tra
Đây là một trong những phương pháp chính được sử dụng để thu thập thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Sử dụng phương pháp này chúng tôi nhằm tìm hiểu về thực trạng cuộc sống, công việc và những tâm tư của người bán hàng rong trên đường phố Hà Nội.
2.2.3.2. Nội dung bảng hỏi
A. Cấu trúc của bảng hỏi gồm 48 câu
a. Đặc điểm xã hội của người bán hàng rong - Độ tuổi và giới tính: Câu 48
- Quê quán xuất thân: Câu 48 - Trình độ học vấn: Câu 48
- Hoàn cảnh gia đình: tình trạng hôn nhân; nghề của chồng/ vợ, số con trai, con gái: Câu 48
+ Mặt hàng bán: Câu 1, 2 + Nguồn vốn/ số vốn: Câu 3
+ Thời gian và không gian bán hàng: Câu 10, 11, 12 + Thu nhập: Câu 4, 5
+ Chi phí sinh hoạt: ăn, ở, đi lại, chi khác: Câu 6, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 27 + Thời gian biểu trong ngày: thời điểm dậy, ngủ tối; thời điểm đông khách, vắng khách: Câu 13
+ Tình trạng sức khoẻ: Câu 14, 25
b. Đặc điểm tâm lý của người bán hàng rong - Lý do ra thành phố bán hàng: Câu 26 - Nhu cầu của người bán hàng rong
+ Thăm quan, giải trí, các hoạt động tại nơi ở trọ: Câu 22, 43 + Liên hệ ở quê: Câu 23
+ Các mối quan hệ trên thành phố: Câu 42 - Nhận thức về công việc bán rong
+ Ý nghĩa của việc bán hàng rong với người dân Hà Nội: Câu 37
+ Nhận thức về ảnh hưởng của việc bán hàng rong đến mỹ quan đô thị: Câu 40
+ Sự khác biệt giữa nam giới và phụ nữ bán hàng: Câu 29 + Suy nghĩ về tương lai của công việc: Câu 46
- Tâm trạng/ tình cảm của người bán hàng rong
+ Tâm trạng khi nghĩ về gia đình ở quê: Câu 7, 8, 9, 24, 25 + Tâm trạng khi đi bán hàng: Câu 38, 39
+ Mức độ hài lòng với công việc: Câu 30
+ Tâm trạng khi có lệnh cấm bán hàng rong: Câu 44, 45 - Tính cách điển hình của người bán hàng rong: Câu 28
- Kỹ năng ứng xử của người bán hàng rong + Thích bán hàng cho đối tượng nào: Câu 31
+ Lợi thế khi nhận biết từng đối tượng khách hàng: Câu 32, 33 + Quan niệm về lộc của người bán hàng: Câu 34
+ Ứng xử khi gặp khách hàng khó tính: Câu 35 + Ứng xử khi bị công an bắt: Câu 36
c. Giải pháp: Câu 47
2.2.3.3. Cách tiến hành
Khách thể điều tra
Khách thể là người bán hàng rong có trình độ học vấn thấp và không tương đương nhau nên chúng tôi không phát phiếu để họ tự làm mà phải tự mình đi hỏi và điền các thông tin. Tổng số phiếu phát ra là 323, sau khi loại bỏ những phiếu không hợp lệ, không đạt yêu cầu (các câu trả lời không khớp) cuối cùng chúng tôi thu được 300 phiếu.
Nguyên tắc điều tra
Các khách thể tham gia điều tra được trả lời độc lập, theo nhận định của cá nhân.
Bảng hỏi được thiết kế những câu hỏi đóng xen lẫn các câu hỏi mở nhằm mục đích kiểm tra và bổ sung lẫn nhau.
Quá trình thực hiện phương pháp điều tra bảng hỏi được thực hiện theo 3 giai đoạn chính là: thiết kế bảng hỏi, khảo sát thử, điều tra chính thức. Mỗi giai đoạn có mục đích và nội dung cụ thể khác nhau (đã trình bày phần tổ chức nghiên cứu).