2.1.2.1. Mục đích khảo sát
- Xác định sự phù hợp và độ tin cậy của bảng hỏi (phiếu trưng cầu) và đề cương phỏng vấn sâu, tiến hành chỉnh sửa các câu hỏi không đạt yêu cầu.
- Hình thành và chuẩn hóa các phương pháp xử lý kết quả.
2.1.2.2. Khách thể được khảo sát
Các đối tượng trong khảo sát thử là 20 người bán hàng rong trên đường phố Hà Nội, phỏng vấn sâu 01 người dân mua hàng và 01 cán bộ quản lý.
2.1.2.3. Quy trình khảo sát thử
- Xây dựng hệ thống bảng hỏi (phiếu trưng cầu)
+ Mục đích: Xác định độ tin cậy và tính bao quát của bảng hỏi
+ Nội dung: Tiến hành khảo sát thử bảng hỏi
+ Khách thể nghiên cứu: 22 khách thể đại diện cho các mặt hàng, người mua hàng và cán bộ quản lý.
+ Phương pháp: Điều tra bằng bảng hỏi đã được xây dựng - Cách xử lý số liệu
Sau khi các bảng hỏi được tập hợp, kết quả được xử lý bằng chương trình SPSS trong môi trường Window, phiên bản 13.0. Trong phần này, chúng tôi sử dụng kỹ thuật thông kê ứng dụng phân tích dữ liệu trong các nghiên cứu khoa học xã hội là phân tích độ tin cậy của bảng hỏi bằng phương pháp tính hệ số Alpha.
Độ tin cậy là hệ số tương quan của tỷ lệ trả lời đúng/ sai giữa các lần đo lường bằng các thang đo lường tương đương. Một thang đo lường được coi là đáng tin cậy khi ta thực hiện những phép đo liên tiếp trên cùng một chủ thể, trong cùng những điều kiện như nhau và ta đều thu được kết quả giống nhau và kết quả có tính bền vừng. Để tính độ tin cậy của thang đo chúng tôi sử dụng phương pháp tính hệ số Alpha Cronbach theo công thức sau:
K Σδi2 α = (1 - )
K - 1 δx 2 Trong đó: α là độ tin cậy của thang đo K là số item trong thang đo
Σδi2
là tổng các phương sai của các item trong thang đo δx2 là phương sai của toàn bộ thang đo
Kết quả tính độ tin cậy Alpha Cronbach trong các câu hỏi của phiếu trưng cầu ý kiến (bảng hỏi) cho thấy tất cả những câu hỏi trên đều có giá trị alpha cho phép từ 0,6 đến 0,9.
Như vậy, với kết quả tính độ tin cậy của các bảng hỏi trong giới hạn cho phép, bảng hỏi đạt độ tin cậy. Trên cơ sở xác định độ tin cậy, đồng thời tham khảo ý kiến của một số chuyên gia nghiên cứu và có kinh nghiệm, chúng tôi đã chỉnh sửa và hoàn thiện một số câu hỏi nhằm nâng cao độ tin cậy của thang đo và phù hợp với đối tượng nghiên cứu là những người dân di cư bán hàng rong ở Hà Nội. Bảng hỏi được lập ra và sử dụng trong điều tra chính thức.