2.2.1.1. Mục đích nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu số liệu thứ cấp chúng tôi đã tìm hiểu, tổng hợp, khái quát cũng như là phân tích nhiều tài liệu khác nhau có liên quan đến vấn đề di cư lao động, vấn đề người bán hàng rong và các đặc điểm tâm lý - xã hội của họ. Dựa trên những nghiên cứu này chúng tôi xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài của mình.
2.2.1.2. Nội dung nghiên cứu
- Những tài liệu chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu có nội dung tập trung vào vấn đề di dân có căn nguyên kinh tế trên thế giới và ở Việt Nam, tình hình bán hàng rong ở Hà Nội.
- Nghiên cứu những chuyên đề, bài viết của các tác giả trong nước và ngoài nước, một số công trình trên được đăng tải trên các sách báo, tạp chí, mạng internet...
- Nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành tập trung vào một số khái niệm tâm lý (nhu cầu, nhận thức, tâm trạng, kỹ năng), qua đó phân tích một số đặc điểm tâm lý của người bán hàng rong như nhu cầu của người bán hàng rong, nhận thức của người bán hàng rong, tâm trạng của người bán hàng rong, kỹ năng ứng xử của người bán hàng rong.
2.2.1.3. Cách tiến hành
Để nghiên cứu, phân tích và nhằm tìm hiểu đặc điểm tâm lý - xã hội của người dân di cư bán hàng rong ở Hà Nội chúng tôi tìm hiểu các nguồn tài liệu. Nguồn tư liệu tập trung vào các vấn đề:
- Tình hình di dân có căn nguyên kinh tế trên thế giới và ở Việt Nam. - Tình hình bán hàng rong ở Hà Nội.
- Một số giải pháp
Từ việc phân tích văn bản, tài liệu, chúng tôi xác định nội hàm một số khái niệm cơ bản và các khái niệm liên quan: Người bán hàng rong, nhu cầu của người bán hàng rong, nhận thức của người bán hàng rong, tâm trạng của người bán hàng rong, kỹ năng ứng xử của người bán hàng rong.