Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục GTS,KNS cho học sinh

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh ở trường Trung học phổ thông Nam Phù Nừ, tỉnh Hưng Yên (Trang 38)

hiệu trưởng trường THPT

1.4.3.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục GTS,KNS

Đây là nội dung rất cần thiết cho các nhà quản lý giáo dục sau khi xác định đƣợc mục tiêu và nội dung (hệ thống) các giá trị sống, kỹ năng sống phù hợp với học sinh THPT. Xây dựng kế hoạch chính là thiết kế trƣớc đƣợc các bƣớc đi, biện pháp thực hiện các hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh nhà trƣờng. Khi xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào đặc điểm của nhà trƣờng, của địa phƣơng để lựa chon những giá trị sống, những kỹ năng sống phù hợp với cơ sở thực tiễn của trƣờng, của lớp. Kế hoạch phải có tính thời gian trong từng tháng, từng học kì và cả năm học, kế hoạch phải chỉ ra những điều kiện, biện pháp để thực hiện kế hoạch một cách khả thi nhƣ nguồn tài chính để hoạt động, các lực lƣợng tham gia giáo dục. Đặc biệt kế hoạch nên đƣợc sự tham gia đóng góp xây dựng của đông đảo học sinh, đội

ngũ cán bộ lớp, cán bộ chi đoàn vì các em là chủ thể chính trong hoạt động giáo dục, nên kế hoạch cần có sự hấp dẫn và phù hợp với sở thích của các em. Có nhƣ vậy mới thu hút các em tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo và nhƣ vậy chúng ta mới đạt đƣợc mục tiêu giáo dục.

1.4.3.2. Xây dựng lực lượng và tổ chức thực hiện hoạt động GDGTS,KNS cho học sinh

Trong quá trình quản lý nhà trƣờng nói chung và quản lý hoạt động GDGTS,KNS nói riêng thì ngƣời hiệu trƣởng phải xây dựng các lực lƣợng giáo dục là rất quan trọng nó quyết định đến thành hay bại của công tác quản lý nhà trƣờng. Quản lý hoạt động GDGTS, KNS ngƣời hiệu trƣởng phải xây dựng đƣợc mối quan hệ giữa BGH với tổ chức Đoàn thanh niên, với giáo viên chủ nhiệm, với giáo viên bộ môn, hội cha mẹ học sinh và các lực lƣợng giáo dục địa phƣơng cho phù hợp. Hiệu trƣởng phải bố trí sắp xếp cán bộ giáo viên một cách hợp lý, đúng ngƣời, đúng việc sao cho mỗi cá nhân phát huy hết khả năng sáng tạo của mình. Cần phân cấp quản lý rõ ràng, tạo ra quyền hạn và ý thức trách nhiệm của những ngƣời cộng sự, giúp cho hiệu trƣởng hoàn thành nhiệm vụ điều hành công việc của nhà trƣờng đạt mục tiêu giáo dục đề ra.

1.4.2.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống trong nhà trường

Chỉ đạo thực hiện hoạt động GDGTS,KNS là sự lãnh đạo của hiệu trƣởng chỉ huy toàn bộ quá trình giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, là huy động mọi lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng tham gia thực hiện HĐGDGTS, KNS cho học sinh, điều hành các tổ chức, các bộ phận, các cá nhân để đảm cho mọi hoạt động diễn ra đúng kế hoạch đã đề ra. Nội dung chủ yếu của chức năng này là lãnh đạo, chỉ huy để đạt đƣợc mục tiêu mong muốn; thƣờng xuyên theo dõi giám sát kịp thời để ra những quyết định đúng đắn. Động viên khuyến khích và khen thƣởng kịp thời những tập thể các nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời cần có những biện pháp về hành chính và

tổ chức để điều chỉnh những sai lệch trong quá trình thực hiện kế hoạch HĐ GD GTS,KNS.

1.4.2.4. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống.

Đây là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý của Hiệu trƣởng, đồng thời mở ra một chu trình quản lý mới. Kiểm tra gắn liền với đánh giá kết quả đạt đƣợc của mục tiêu, phân tích đƣợc nguyên nhân thành công và hạn chế để rút ra bài học kinh nghiệm. Công tác kiểm tra, đánh giá giúp hiệu trƣởng kịp thời phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch. Công nhận những giá trị và những đóng góp của những tập thể và cá nhân đối với hoạt động giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh nhà trƣờng.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong công cuộc đổi mới đất nƣớc ta hiện nay, đòi hỏi phải coi trọng nhân tố con ngƣời, coi trọng cả đức- trí- thể - mỹ. Trong sự phát triển tâm lực - trí lực - thể lực thì tâm lực đóng vai trò nền tảng, bệ phóng cho sự phát triển của trí lực và thể lực và đảm bảo cho một sự phát triển bền vững.

Hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống trong nhà trƣờng phổ thông là hết sức cần thiết và cấp bách, các nhà trƣờng phải coi giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống là một nhiệm vụ thiết yếu trong công tác giáo dục học sinh, nhằm đào tạo ra một lớp ngƣời có đủ phẩm chất, nhân cách, năng lực và trí tuệ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Công tác quản lý của hiệu trƣởng nhà trƣờng luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống. Muốn nâng cao hiệu quả của hoạt động Giáo dục GTS, KNS, hiệu trƣởng nhà trƣờng phải quản lý tốt các hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng theo hƣớng tiếp cận giá trị sống và kỹ năng sống. Hiệu trƣởng cần chủ động trong tất cả các khâu của quá trình quản lý, từ việc lập kế hoạch, xây dựng lực lƣợng, tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá các lực lƣợng tham gia giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống trong nhà trƣờng, đảm bảo sự thành công của giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống nói riêng và giáo dục toàn diện cho học sinh nói chung.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG, KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG NAM PHÙ CỪ, HƢNG YÊN 2.1. Vài nét về trƣờng THPT Nam Phù Cừ, tỉnh Hƣng Yên

Trƣờng THPT Nam Phù C ừ đƣợc thành lâ ̣p vào ngày 14 tháng 10 năm 1975 , Địa bàn tuyển sinh là 5 xã khu vực phía nam của huyện Phù Cừ, tỉnh Hƣng Yên, Sau 36 năm liên tu ̣c phấn đấu , xây dựng và trƣởng thành đến nay trƣờng đã có mô ̣t cơ sở trƣờng, lớp tƣơng đối khang trang, khuôn viên rô ̣ng và thoáng, diện tích 7,14 ha, trƣờng có đủ hệ thống phòng học đảm bảo cho toàn trƣờng học một ca, có sân tập và khu vui chơi rợp bóng mát và một số phòng chức năng khác phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động ngoại khóa ngoài giờ…. Hiê ̣n nay trƣờng có 52 cán bô ̣, giáo viên, với 45 giáo viên đứng lớp , Có 6 tổ chuyên môn. Lãnh đạo nhà trƣờng có 1 đồng chí Hiê ̣u trƣởng , 2 đồng chí Phó hiê ̣u trƣởng , Trƣờng có mô ̣t Chi bô ̣ Đảng gồm 24 Đảng viên, chi đoàn giáo viên 23 đ/c. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn 100%, có 3 đ/c trên chuẩn. Tâ ̣p thể sƣ pha ̣m thƣ̣c sƣ̣ là tổ ấm , đoàn kết, thống nhất.. Trƣờng có 18 lớp với 759 h/s, Phần lớn học sinh của nhà trƣờng là con em nhân dân của huyện Phù Cừ. Điểm chuẩn tuyển học sinh vào lớp 10 của trƣờng luôn nằm trong tốp 3 trƣờng có điểm chuẩn thấp nhất tỉnh Hƣng Yên, nhƣng trong nhiều năm qua, bằng sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhà trƣờng, sự phối kết hợp giáo dục của hội cha mẹ học sinh, sự cố gắng hết mình của học sinh nhà trƣờng, trƣờng đã xây dựng và duy trì tốt truyền thống dạy tốt, học tốt, Chất lƣợng giáo du ̣c toàn diện ngày càng tăng , với tỷ lê ̣ ho ̣c sinh lên lớp , tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiê ̣p, đỗ Đa ̣i ho ̣c , Cao đẳng, năm sau cao hơn năm trƣớc .Chất lƣợng mũi nhọn học sinh giỏi cấp tỉnh hàng năm đều đƣợc nhà trƣờng chú trọng , đã

không ngƣ̀ng tăng lên về cả số lƣợng và chất lƣợng giải . Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao của trƣờng sôi nổi, đƣợc ghi nhận thành tích qua các đợt hội thi, hội diễn văn nghệ, thi đấu thể thao cấp tỉnh và thi đấu toàn quốc. Chi bô ̣ liên tu ̣c đa ̣t “Chi bô ̣ trong sa ̣ch , vƣ̃ng ma ̣nh”. Công đoàn nhà trƣờng liên tục đƣợc nhận bằng khen của công đoàn ngành. Đoàn trƣờng liên tu ̣c đa ̣t danh hiê ̣u “ Cơ sở Đoàn vững mạnh tiêu biểu ” đƣợc TW Đoàn, Tỉnh Đoàn, tặng cờ và nhiều bằng khen , giấy khen . Nhiều năm liền trƣờng giƣ̃ vƣ̃ng danh hiê ̣u “Trƣờng t iên tiến và tiên ti ến xuất sắc của ngành giáo dục Hƣng Yên”.Cơ quan đạt danh hiệu cơ quan văn hóa lần thứ 9. Trƣờng đang trên đà xây dựng trƣờng chuẩn, giai đoạn 2010-2014.

Hoạt động giá o du ̣c giáo dục giá trị sống , kỹ năng sống đã đƣợc nhà trƣờng phát động thực hiện từ khi có phong trào “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”. Lãnh đạo nhà trƣờng đã có kế hoạch , tổ chƣ́c chỉ đa ̣o bằng nhƣ̃ng biê ̣n pháp cu ̣ thể để nâng cao nhâ ̣n thƣ́c , vị trí vai trò công tác giáo dục đạo đức , giáo dục GTS, KNS trong tâ ̣p thể sƣ pha ̣m . Công tác Đoàn thanh niên với vai trò nòng cốt trong các phong trào thi đua , đã chú trọng tới rèn luyện tƣ tƣởng đạo đức , lối sống, nếp sống cho đoàn viên, thanh niên. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm tí ch cƣ̣c trong công tác giáo du ̣c đa ̣o đƣ́c học sinh, Đã có sƣ̣ phối hợp hiê ̣u quả giƣ̃a các tổ chƣ́c Đoàn thanh niên giáo viên chủ nhiê ̣m, hô ̣i cha me ̣ ho ̣c sinh và lãnh đa ̣o nhà trƣờng trong hoa ̣t đô ̣ng giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên các chƣơng trình tổ chức hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh nhà trƣờng còn nhiều hạn chế, phần vì đội ngũ giáo viên ít đƣợc trang bị kiến thức để tổ chức hoạt động, đa số các giáo viên đều tự nghiên cứu qua tài liệu, sách vở, dạy bằng kinh nghiệm sống, vốn sống mà mình tích lũy đƣợc, bởi vậy hiệu quả giáo dục chƣa cao, mặt khác công tác tập huấn thƣờng xuyên của Sở giáo dục và đào tạo Hƣng Yên mới chỉ quan tâm đến công tác chuyên môn là chủ yếu, tập huấn về công tác giáo

dục GTS, KNS cho GV chƣa đƣợc trú trọng, đối tƣợng tham gia tập huấn không nhiều, vì thế chƣa nhân ra diện rộng. Hơn thế công tác quản lý chỉ đạo từ Bộ GD&ĐT, Sở GD & ĐT về chƣơng trình hoạt động GDGTS, KNS còn chƣa cụ thể , rõ ràng, vì vậy quản lý chỉ đạo hoạt động này trong các trƣờng THPT nói chung và trƣờng THPT Nam Phù Cừ nói riêng còn rất lúng túng, bất cập.

2.2. Thực trạng giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống ở trƣờng THPT Nam Phù Cừ, tỉnh Hƣng Yên

2.2.1. Nhận thức của cha mẹ học sinh và học sinh nhà trường về giá trị sống và kỹ năng sống

Để đánh giá thực trạng nhận thức của CMHS và HS nhà trƣờng về giá trị sống, kỹ năng sống, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi 30 CMHS và 130 học sinh trƣờng THPT Nam Phù Cừ về mối quan hệ giữa giá trị sống và kỹ năng sống, kết quả thu đƣợc ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Nhận thức của cha mẹ học sinh và học sinh về giá trị sống, kỹ năng sống

NỘI DUNG MỨC ĐỘ TRẢ LỜI

CMHS (n=30) HS (n=130) SL ( Đồng ý Tỷ lệ % SL ( Đồng ý) Tỷ lệ % Giá trị sống là nền tảng hình thành kỹ năng sống 14 46.7 59 45.3 Kỹ năng sống là công cụ hình thành và thể hiện giá trị sống 17 56.7 64 49.2

Qua số liệu thống kê điều tra, nhận thấy:

- Cha mẹ học sinh chƣa thật sự quan tâm đến giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống, thể hiện ở sự nhận thức đƣợc giá trị sống là nền tảng để hình thành kỹ năng sống, kỹ năng sống là công cụ hình thành và thể hiện giá trị sống, đạt tỷ lệ rất thấp, đặc biệt có nhiều phụ huynh học sinh còn bày tỏ quan điểm chỉ cần thầy cô trong nhà trƣờng giáo dục các cháu chăm ngoan, học giỏi là đủ, không quan tâm nhiều đến các hoạt động giáo dục khác. Kết quả điều tra trên, một phần phản ánh công tác phối hợp giữa nhà trƣờng với hội cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục GTS, KNS chƣa tốt, phần nữa là do nguyên nhân trƣờng tuyển sinh trong vùng trũng của tỉnh Hƣng Yên, mặt bằng dân trí còn thấp, trình độ nhận thức của một số phụ huynh chƣa bắt kịp với tốc độ phát triển của kinh tế xã hội, chính vì vậy chƣa nhận thức đầy đủ yêu cầu ngày càng cao của giáo dục ngày nay.

- Đối với học sinh khi lựa chọn về mối quan hệ giữa giá trị sống và kỹ năng sống (Giá trị sống là nền tảng hình thành kỹ năng sống, kỹ năng sống là công cụ, phƣơng tiện hình thành và thể hiện giá trị sống), đa số học sinh bỏ trống hoặc lựa chọn không đúng, điều đó thể hiện nhận thức về mối quan hệ giữa giá trị sống và kỹ năng sống của HS nhà trƣờng còn rất hạn chế. một trong những nguyên nhân đó là các nhà trƣờng chƣa quan tâm giáo dục giá trị sống kết hợp với kỹ năng sống.

2.2.2. Nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống

2.2.2.1. Nhận thức của CBQL, giáo viên, Học sinh và cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của việc giáo dục GTS, KNS

Trong những năm qua các nhà trƣờng phổ thông đều nhận thức đƣợc tính cấp bách của vấn đề giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống, nhƣng cần giáo dục giá trị sống, hay kỹ năng sống hay đồng thời giáo dục cả giá trị sống và kỹ năng sống còn là vấn đề mà BGH nhà trƣờng nhận đƣợc nhiều ý kiến trái chiều, để đánh giá thực trạng nhận thức về vấn đề này tác giả đã tiến hành

khảo sát 230 ngƣời gồm CBQL, GV, CMHS, HS về vấn đề này. Kết quả thu đƣợc bảng 2.2

Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL, giáo viên, cha mẹ

học sinh và học sinh về tầm quan trọng của việc giáo dục GTS,

KNS. (n=230 )

Quan điểm Số ngƣời tán thành Tỷ lệ

Cần giáo dục kỹ năng sống hơn 40 17.4

Cần giáo dục giá trị sống hơn 33 14.3

Cần giáo dục cả giá trị sống và kỹ năng sống năng sống

157 68.3

Kết quả điều tra cho thấy; số ý kiến cho rằng cần giáo dục cả giá trị sống và kỹ năng sống cho tỷ lệ cao nhất (68.3%), quan điểm của họ là: Giáo dục giá trị sống là cái nền cho giáo dục kỹ năng sống, đồng thời có kỹ năng mới hiểu đƣợc giá trị sống, để cảm nhận đƣợc sâu sắc các giá trị, ngƣời học cần phải đƣợc phát triển những kỹ năng nhất định, chính vì thế song song với giáo dục giá trị sống, cần trang bị cho ngƣời học cách tiếp nhận và chuyển tải các giá trị ấy, đó chính là giáo dục kỹ năng sống.

2.2.3. Đánh giá thực trạng nhận thức của giáo viên nhà trƣờng về giá trị sống và kỹ năng sống

2.2.3.1.Thực trạng nhận thức của GV về giá trị sống

Để tìm hiểu về nhận thức của giáo viên nhà về vấn đề này, tác giả đã đƣa ra các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam và 12 giá trị phổ quát của nhân loại để GV tự đánh giá mức độ hiểu biết của mình về giá trị sống Kết quả thu đƣợc ở bảng 2.3.dƣới đây

Bảng 2.3. Mức độ hiểu biết của GV về những giá trị sống

TT Giá trị sống

Đánh giá mức độ hiểu biết của GV n=50

Hiểu sâu sắc Hiểu chƣa sâu sắc Chƣa hiểu hết SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 1 Các giá trị truyền thống 2 4.0 42 84 6 12 2 Giá trị hòa bình 6 12 34 68 10 20 3 Giá trị tôn trọng 15 30 31 62 4 8.0

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh ở trường Trung học phổ thông Nam Phù Nừ, tỉnh Hưng Yên (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)