6. Cấu trúc luận văn
2.2.4 Tăng cường hợp tác đấu tranh chống tội phạm, ngăn ngừa
xung đột
Theo các Bộ trưởng ASEAN, vấn đề đáng quan tâm hiện nay là nhiều quốc gia đang phải đối mặt ngày càng nhiều tội phạm xuyên quốc gia như buôn bán ma túy, buôn bán người, rửa tiền, cướp biển, khủng bố... Tình hình trên đặt ra nhu cầu phải hợp tác chặt chẽ hơn, sâu sắc hơn về tư pháp và pháp luật để theo kịp với sự hợp tác trên các mặt khác cũng như đối phó với những thách thức mới. Các Bộ trưởng cho rằng, chỉ có như vậy thì thể chế pháp luật và tư pháp của các nước ASEAN mới thực sự trở thành động lực và cơ sở để tạo thuận lợi cho sự hợp tác và phát triển bền vững của ASEAN trong thời gian tới.
Với mục tiêu hình thành ASC vào năm 2015 (quyết định của Hội nghị AMM tháng 3/2007), ASEAN đã tiến hành rất nhiều hoạt động nhằm tăng cường hợp tác đấu tranh chống tội phạm, ngăn ngừa xung đột. Điển hình của nỗ lực này chính là việc Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về tội phạm xuyên quốc gia (AMMTC) tháng 11/2005 đã thông qua Chương trình Công tác sửa đổi để triển khai Chương trình hành động ASEAN phòng chống tội phạm xuyên quốc gia giai đoạn 2006 – 2007. Các Bộ trưởng đều cho rằng, với tình hình tội phạm, đặc biệt là khủng bố, ngày càng nghiêm trọng và tinh vi như hiện nay thì đòi hỏi cần có các biện pháp chống khủng bố có tính hệ thống và toàn diện hơn, cũng như tăng cường điều phối giữa các cơ quan quốc gia liên quan.
Sau 2 năm nghiên cứu và thảo luận, ngày 13/1/2007 tại Cebu, Phi- líp-pin, các nguyên thủ quốc gia đã ký Hiệp định ASEAN về chống chủ
115
nghĩa khủng bố. Đây cũng là văn kiện hợp tác chống khủng bố phạm vi khu vực đầu tiên của khối này.
Mục tiêu của Hiệp định này là nhằm tạo nên cơ chế hợp tác khu vực về chống khủng bố, vạch ra các quy ước chung về việc hợp tác ngăn chặn, phòng ngừa và chống khủng bố dưới mọi hình thái trong khu vực. Hiệp ước kêu gọi các nước tăng cường hợp tác khu vực nhằm ngăn chặn và tiêu diệt khủng bố dưới mọi hình thức và biểu hiện, nhanh chóng chia sẻ thông tin tình báo và chuyển tiếp những cảnh báo khủng bố trong các nước thành viên. Hiệp ước tuyên bố các nước cần ngăn chặn hoạt động tài trợ cho khủng bố, tiến hành huấn luyện chống khủng bố, nâng cao khả năng ứng phó với các nguy cơ khủng bố bằng vũ khí sinh học, hóa học và hạt nhân. Hiệp ước cũng khẳng định không thể gắn chủ nghĩa khủng bố với bất kỳ tôn giáo, dân tộc, nền văn minh hay nhóm sắc tộc nào, đồng thời nêu rõ không một nước thành viên nào có thể tiến hành các hoạt động chống khủng bố trên lãnh thổ nước khác.[11]
Hiệp định này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình hợp tác chống tội phạm xuyên quốc gia của ASEAN. Lần đầu tiên ASEAN có một hiệp định, trong đó không chỉ xác định một cách rõ ràng các hành động của chủ nghĩa khủng bố, mà quan trọng hơn liệt kê một cách chi tiết các lĩnh vực hợp tác, quyền tài phán của nhà nước, cách ứng xử và dẫn độ đối với tội phạm.
Trong lĩnh vực hợp tác ngăn ngừa xung đột, các nước ASEAN cũng tích cực tiến hành các hoạt động hợp tác quan trọng. Đáng kể nhất phải nói tới nỗ lực của các nước ASEAN cũng như các thành viên ARF trong việc chuyển ARF sang giai đoạn Ngoại giao phòng ngừa, trong đó có việc nghiên cứu triển khai các biện pháp cụ thể của cách thức này.
116
Nhóm chuyên gia, nhân vật nổi tiếng của ARF nhóm họp hàng năm để thảo luận và đề xuất các biện pháp của Ngoại giao phòng ngừa. ASEAN đã thành lập Bộ phận ARF trong Ban thư ký ASEAN nhằm hỗ trợ nước Chủ tịch ARF. ASEAN cũng đang tiến hành các biện pháp nhằm nâng cao vai trò của Chủ tịch ARF, trong đó có việc lập Nhóm Bạn bè của Chủ tịch ARF (Friends of the Chair – FOC).
Bên cạnh đó, ASEAN thường xuyên tổ chức các hoạt động hợp tác trao đổi học thuật, chuyên gia, hội thảo, nghiên cứu chung về các tập quán giải quyết xung đột. ASEAN đã hoàn thành việc kiểm kê, thống kê các Trung tâm hàng đầu nghiên cứu về hoà bình và xung đột trong ASEAN; Tổ chức hội nghị giữa các Trung tâm này; Tổ chức Hội thảo ASEAN – UNESCO về an ninh con người trong các ngày 26-27/10/2006 tại Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a); Thường xuyên tổ chức hội thảo về giải quyết xung đột với Vụ chính trị của Liên Hợp quốc… Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN đã được tổ chức nhằm xây dựng bản tham chiếu (TOR) cho Uỷ ban chuyên gia cố vấn và Nhóm các Nhân vật xuất sắc. ASEAN cũng đã triển khai việc cử Cao uỷ giám sát thực hiện Hiệp ước TAC vào hoạt động theo yêu cầu của các bên đối tác để giải quyết xung đột.