6. Cấu trúc luận văn
2.1.5 Định dạng mô hình Cộng đồng an ninh ASEAN
Từ mục tiêu , các nguyên tắc hoạt động cũng như các cơ chế triển khai ASC đã cho thấy diện mạo ASC của các nhà lãnh đạo ASEAN đang nỗ lực xây dựng. Để định dạng ASC, trước hết, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm của Cộng đồng an ninh trong quan hệ quốc tế.
Trong công trình nghiên cứu về “Cộng đồng chính tri và khu vực Bắc Đại Tây Dương” xuất bản năm 1957, Karl Deutsch, một lý luận gia hàng đầu về các vấn đề an ninh quóc tế:”Cộng đồng an ninh là một nhóm các nước đã hội nhập với nhau bằng các thể chế chính thức hay phi chính thức, đủ mạnh, có sức lan tỏa để đảm bảo sự thay đổi một cách hòa bình và phát triển bền vững giữa các nước thành viên”. [54, tr. 5]
Cộng đồng an ninh tồn tại khi một nhóm quốc gia có chủ quyền đã tạo dựng được ý thức cộng đồng hay một bản sắc tập thể, nghĩa là họ đã giải quyết bất đồng mà không dùng vũ lực.
Cộng đồng an ninh được chia thành 2 loại cơ bản theo sự phân loại của Karl Deutsch và các đồng sự: Cộng đồng an ninh hợp nhất (Amalgamated) và Cộng đồng an ninh đa nguyên (Pluralistic).
Cộng đồng an ninh hợp nhất là loại cộng đồng được thiết lập trên cơ sở hợp nhất chính thức giữa hai hay nhiều thực thể tôn tại một cách độc lập trước đó thành một cộng đồng lớn hơn dưới hình thức nhà nước Liên bang. Điển hình là mô hình của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Liên bang Nam Tư cũ.
Cộng đồng an ninh đa nguyên hay liên kết được thiết lập trên cơ sở liên kết giữa các quốc gia có chủ quyền, trong đó các thành viên vẫn duy trì sự độc lập về luật pháp của các chính phủ riêng rẽ. Trong cộng đồng an ninh đa nguyên, động cơ hợp tác không phải là lợi ích về mặt
102
quyền lực chính trị hay kinh tế mà chính là bản sắc được chia sẻ, là “cảm nhận về chúng ta – we feeling”).
Còn theo như Amitav Acharya, học giả người In-đô-nê-si-a, Cộng đồng an ninh đa nguyên là một khu vực bao gồm các nước có chủ quyền mà người dân của những nước đó duy trì những kỳ vọng có căn cứ về một sự thay đổi hòa bình. [47, pg. 17] Điển hình là mối liên hệ của Mỹ với Canada, của EU…
Vận dụng lý luận về Cộng đồng an ninh được các nhà khoa học đã tổng kết ở trên để định dạng mô hình của ASC, có thể thấy Cộng đồng an ninh ASEAN là một dạng của mô hình Cộng đồng an ninh đa nguyên. Các nước thành viên ASC đều là các quốc gia, độc lập, có chủ quyền. Trong khi tham gia vào ASC, các nước thành viên vẫn duy trì chính sách đối ngoại và an ninh riêng. Trách nhiệm đối với an ninh quốc gia của mỗi nước vẫn do chính các nước đó chịu trách nhiệm. ASC chỉ là một trong những công cụ giúp bảo vệ an ninh quốc gia và an ninh khu vực mà thôi
Các nước thành viên tham gia vào Cộng đồng an ninh ASEAN không phải vì mưu cầu quyền lực chính trị hay kinh tế mà đơn giản là vì họ muốn chung sống hòa bình với nhau và với thế giới bên ngoài.
Việc các nước thành viên ASEAN tham gia vào ASC còn nhằm hiện thực hóa AEC và ASCC, hai trụ cột quan trọng khác của Cộng đồng ASEAN. Bởi vì, các cộng đồng này có quan hệ tương hỗ với nhau, là điều kiện tồn tại và phát triển của nhau. ASEAN sẽ không thể xây dựng AEC, nếu các nước thành viên không thể chung sống hòa bình với nhau và chia sẻ các nguồn lực cho nhau. Ngược lại, sẽ không thể có một Đông Nam Á hòa bình, ổn định , ở đó các cộng đòng xã hội đùm bọc lẫn nhau, nếu khu vực này không trở thành một khu vực kinh tế phát triển,
103
có khả năng cạnh tranh cao. Tương tự như vậy, sẽ không có một cộng đồng các xã hội chăm lo cho nhau, nếu các dân tộc không chia sẻ một “cảm nhận về chúng ta”.