6. Cấu trúc luận văn
2.1.3 Về các định hướng chính sách và biện pháp xây dựng ASC
Để triển khai Tuyên bố Bali II, ASEAN đã giao cho In-đô-nê-si-a dự thảo chương trình hành động cộng đồng an ninh ASEAN. Trong quá trình thảo luận kế hoạch hành động đã diễn ra nhiều tranh cãi và bất đồng giữa các nước thành viên xung quanh vấn đề về nội dung sẽ được cụ thể, chi tiết hay chỉ đưa ra chung chung, không mang tính bắt buộc; lộ trình thực hiện sẽ được đưa ra chính thức hay không đưa ra lộ trình. Bởi một nguyên tắc từ thủa nguyên khai của ASEAN là nguyên tắc đồng thuận nên việc đi tới một chương trình hành động cuối cùng không phải là điều dễ dàng. Các ngoại trưởng ASEAN luôn nhấn mạnh rằng, ASC cần tôn trọng mức độ hội nhập của các thành viên, tránh gò ép và việc đặt lộ trình có thể sẽ là một hành động cứng nhắc và sẽ tự gây sức ép cho chính bản thân ASEAN nếu không đáp ứng được lộ trình đã đặt ra.
Thông qua hàng loạt các hội nghị thì đến năm 2004, trong “Kế hoạch Hành động Cộng đồng An ninh ASEAN” (ASC POA) và
85
“Chương trình Hành động Viên Chăn” (VAP) đã đưa ra một danh mục gồm 75 hoạt động để xây dựng ASC, được đề ra theo hướng mở để có thể bổ sung phù hợp và kịp thời của tình hình mới.
Theo văn bản này, 5 định hướng nội dung và phương thức thực hiện xây dựng ASC bao gồm: (1) Hợp tác và phát triển chính trị; (2) Xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử; (3) Ngăn ngừa xung đột; (4) Giải quyết xung đột; (5) Kiến tạo hoà bình sau xung đột. [68, pg. 3]
Nội dung cụ thể của các thành tố này bao gồm:
- Hợp tác và phát triển chính trị
Hợp tác và phát triển chính trị đã, đang và sẽ là một trong những nội dung cơ bản, được ưu tiên hàng đầu trong các hoạt động của ASEAN. Hợp tác và phát triển về chính trị là nền tảng cơ bản, thiết yếu tạo nên một khối ASEAN vững chắc và là tiền đề không thể thiếu cho các hợp tác an ninh, kinh tế, văn hoá xã hội khác.. Chính bởi vai trò vô cùng quan trong của việc hợp tác chính trị trong ASEAN nên đây chính là thành tố cơ bản xây dựng ASC, nhằm hiện thực hoá Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II. Đây là một trong những định hướng hoạt động chính trong quá trình xây dựng ASC thành một khung hợp tác chính trị an ninh toàn diện, nhằm nâng cao hợp tác chính trị an ninh của ASEAN lên một tầm cao mới trên cơ sở tôn trọng những nguyên tắc của ASEAN.
Định hướng này chỉ rõ, các nước ASEAN cam kết thúc đẩy hoà bình, ổn định, dân chủ và thịnh vượng trong khu vực. Các nước thành viên tuân thủ triệt để các cách thức giải quyết hoà bình đối với những khác biệt trong nội bộ khu vực và xem an ninh của mỗi nước ràng buộc về cơ bản và gắn bó với nhau bởi vị trí địa lý, tầm nhìn và những giá trị chung. Trong chương trình này, lần đầu tiên ASEAN dùng những lời lẽ khá mạnh: “sẽ không dung thứ cho thay đổi chính phủ một cách phi dân
86
chủ và không hợp hiến hoặc sử dụng lãnh thổ của các nước thành viên để tiến hành bất cứ hành động nào làm tổn hại tới hoà bình và ổn định của các quốc gia thành viên khác”.[28, tr. 34] Có lẽ, kể từ khi ra đời, đây là cam kết chính trị cao nhất, là định hướng chiến lược, cơ sở cho hợp tác chính trị ASEAN trở nên sâu sắc và thực tế hơn.
Những nhiệm vụ cụ thể để thực hiện định hướng này được chi tiết trong ASC POA như sau:
- Thúc đẩy sự hiểu biết và công nhận lẫn nhau giữa các hệ thống chính trị, văn hóa và lịch sử các nước thành viên thông qua sự gia tăng các hoạt động ngoại giao nhân dân và các hoạt động của kênh 2.
- Thúc đẩy các quyền và nghĩa vụ của con người.
- Tạo cơ sở để thiết lập một khuôn khổ thể chế nhằm tạo thuận lợi cho trao đổi thông tin tự do giữa các nước thành viên.
- Xây dựng các chương trình giúp đỡ và tương trợ giữa các nước thành viên ASEAN nhằm phát triển một chiến lược về tăng cường pháp quyền, các hệ thống tư pháp và cơ sở hạ tầng pháp lý, nâng cao hiệu quả của các dịch vụ dân sự, quản lý hữu hiệu các khu vực công cộng và tư nhân.
- Tăng cường tham gia các tổ chức phi chính phủ,ví dụ như Tổ chức Liên Nghị viện ASEAN (AIPO), Hội đồng Nhân dân ASEAN (APA), Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ABAC), và Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ASEAN và tăng cường vai trò của quỹ ASEAN.
- Ngăn chặn và chống tham nhũng và khủng bố. Trong văn bản này, các hoạt động cụ thể:
- Thúc đẩy một môi trường công bằng, dân chủ và hài hòa trong đó bao gồm:
87
Thúc đẩy nhận thức và hiểu biết về lịch sử, văn hóa và hệ thống chính trị của các nước thành viên.
Tăng cường pháp quyền và các hệ thống tư pháp, xây dựng năng lực và cơ sở pháp luật.
Thúc đẩy trao đổi, lưu chuyển tự do thông tin giữa và trong các nước ASEAN.
Xây dựng các chương trình giúp đỡ và tương trợ giữa các thành viên ASEAN nhằm tăng cường quản lý nhà nước trong khu vực nhà nước và tư nhân.
Tăng cường năng lực và hiệu quả của công chức Ngăn chặn và chống tham nhũng
- Thúc đẩy quyền và nghĩa vụ của con người
Thiết lập một mạng lưới các cơ chế nhân quyền hiện có
Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương bao gồm: phụ nữ, trẻ em, người tàn tật và lao động nhập cư.
Thúc đẩy giáo dục nhân quyền và nhận thức xã hội về nhân quyền.
- Thúc đẩy giao lưu nhân dân
Khuyến khích tổ chức Liên nghị viện ASEAN (AIPO) có vai trò trong hợp tác an ninh, chính trị.
Thúc đẩy Hội đồng Nhân dân ASEAN (APA) tham gia và đóng góp vào tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN.
Tăng cường vai trò của quỹ ASEAN (ASEAN Foundation) Khuyến khích Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ASEAN (ASEAN – ISIS) đóng góp vào hợp tác chính trị
88
Tăng cường vai trò Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ABAC)
Hỗ trợ hoạt động của mạng lưới các trường đại học ASEAN (AUN)
- Xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử
Một trong những định hướng xây dựng ASC rất quan trọng chính là xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử. Bởi lẽ, với sự khác biệt về nhiều phương diện của các quốc gia trong khối ASEAN, sự nghi kị và bất đồng từ lịch sử để lại, định hướng này là tất yếu để xây dựng một ASC vững vàng và gắn kết. Định hướng nhằm xây dựng các trách nhiệm tập thể và thiết lập một tiêu chuẩn hay sự tuân thủ chung các quy tắc ứng xử đúng đắn trong ASEAN, tăng cường gắn kết và hòa hợp nội khối, góp phần kiến tạo một cộng đồng ASEAN dân chủ, khoan dung, có sự tham gia rộng rãi và minh bạch ở Đông Nam Á. [24, tr. 5]
Kế hoạch cụ thể nhằm thực hiện định hướng này:
- Bước đầu thực hiện các hoạt động chuẩn bị xây dựng một Hiến chương ASEAN
- Khuyến khích các nước không phải là thành viên ASEAN tham gia TAC.
- Bảo đảm triển khai đầy đủ Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hợp tác để tiến tới thông qua một bộ ứng xử khu vực về Biển Đông.
- Hợp tác giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để đảm bảo rằng các nước có vũ khí hạt nhân ký Nghị định thư của Hiệp ước SEANWFZ.
89
- Hợp tác để ký Hiệp định Tương trợ tư pháp ASEAN, Công ước ASEAN về Chống khủng bố và xây dựng Hiệp ước dẫn độ ASEAN theo như dự kiến của Tuyên bố Hòa hợp ASEAN năm 1976.
Nhằm thực hiện định hướng trên, trong “Kế hoạch hành động ASC”, ASEAN đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tăng cường cơ chế Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ASEAN (TAC)
Khuyến khích các nước ngoài ASEAN tham gia TAC
Đánh giá định kỳ việc thực hiện TAC, thăm dò các phương thức để thực hiện hiệu quả.
- Hướng tới xây dựng một Hiến chương ASEAN
- Giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để các nước có vũ khí hạt nhân ký Nghị định thư của Hiệp ước SEANWFZ.
- Hợp tác để ký Hiệp định Tương trợ Tư pháp ASEAN, bao gồm: Tập hợp các Thỏa thuận MLA song phương hiện có giữa các nước thành viên ASEAN và giữa các nước ASEAN với các nước khác ngoài khu vực.
Xác định các vấn đề liên quan đến việc hình thành Hiệp ước MLA
Ký kêt Hiệp ước MLA của ASEAN
- Xây dựng Hiệp ước Dẫn độ ASEAN như đề ra trong Tuyên bố Hòa hợp ASEAN năm 1976.
Xác định các quyết định chính trị của ASEAN nhằm xây dựng Hiệp ước Dẫn độ ASEAN và các hiệp ước song phương khác giữa các nước thành viên.
90
Thành lập nhóm công tác về Hiệp ước Dẫn độ ASEAN dưới sự chỉ đạo của Hội nghị các quan chức cấp cao về luật pháp ASEAN (ASLOM)
- Đảm bảo thực hiện Tuyên bố cách ứng xử các bên về Biển Đông (DOC)
Thành lập nhóm công tác ASEAN – Trung Quốc về việc thực hiện DOC.
Thiết lập cơ chế kiểm điểm về việc thực hiện DOC
Hướng tới việc thông qua bộ qui tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)
- Công ước ASEAN về chống khủng bố
Xem xét, phân tích hoặc đánh giá các tài liệu và văn kiện liên quan tới chống khủng bố.
Hướng tới gia nhập và phê chuẩn các tài liệu và văn kiện liên quan của Liên hợp quốc về chống khủng bố.
Chuẩn bị đàm phán và ký kết Công ước của ASEAN về chống khủng bố.
- Ngăn ngừa xung đột
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của ASC chính là tăng cường an ninh, ổn định và đảm bảo hòa bình khu vực. Trở thành một Cộng đồng an ninh thì đòi hỏi ASC phải có điều kiện là: Có thể chế và tiến trình cho việc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và có triển vọng tránh né chiến tranh lâu dài. Với sự khác biệt trên nhiều lĩnh vực cả về kinh tế, chính trị, thể chế…; với những hậu quả từ lịch sử để lại, ASEAN vẫn tồn tại rất nhiều bất đồng, tranh chấp, dễ nảy sinh xung đột. Chính vì vậy, Định hướng này thực sự là tối quan trọng và vô cùng cần
91
thiết trong quá trình xây dựng ASC. Định hướng này của ASC nhằm giảm thiểu sự căng thẳng cũng như ngăn ngừa xung đột này sinh giữa các nước thành viên trong nội khối ASEAN cũng như giữa ASEAN và các nước ngoài khối.
Các nội dung chiến lược cần phải thực hiện đã được ghi rõ trong Kế hoạch hành động ASC như sau:
- Tăng cường các biện pháp xây dựng lòng tin bằng cách gia tăng cơ hội giao lưu và tiếp xúc giữa các quan chức quân đội, giữa quan chức quân đội với dân sự và thúc đẩy trao đổi tự nguyện các quan sát viên trong các cuộc tập trận.
- Tăng cường sự minh bạch và hiểu biết về các chính sách quốc phòng và nhận thức các mối đe dọa thông qua xuất bản và trao đổi Sách trắng về quốc phòng hoặc triển vọng an ninh giữa các nước thành viên ASEAN và tự nguyện thông báo về những diễn biến an ninh chính trị trong khu vực.
- Phát triển hệ thống báo động sớm của ASEAN trên cơ chế hiện tại để ngăn ngừa xung đột xảy ra hay leo thang.
- Tăng cường tiến trình ARF
- Chống tội phạm xuyên quốc gia và những vấn đề xuyên biên giới khác thông qua các hoạt động hợp tác khu vực.
- Thiết lập cơ chế đăng ký Vũ khí ASEAN do ban thư ký ASEAN điều hành, thống nhất đồng bộ với một hoạt động tương tự được thực hiện trong khuôn khổ ARF.
- Thúc đẩy hợp tác an ninh hàng hải ASEAN.
Dựa trên những nội dung định hướng trên, ASC đưa ra các hoạt động chính sau:
92
Ngoài việc tăng cường trao đổi và thăm viếng song phương, tổ chức và tiến hành các cuộc trao đổi quân sự khu vực giữa các quan chức cao cấp, học viên quân sự, trường đào tạo sỹ quan của các nước ASEAN
Xuất bản định kỳ các ấn phẩm đánh giá chiến lược môi trường an ninh, chính sách quốc phòng và các vấn đề an ninh khác như Sách trắng quốc phòng và tài liệu tương tự.
Hướng tới triệu tập Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN hàng năm (ADMM)
Thúc đẩy trao đổi quan sát viên tại các cuộc tập trận quân sự Thiết lập cơ chế đăng kiểm vũ khí ASEAN do Ban thư ký quản lý, phù hợp với hoạt động đang được tiến hành trong ARF.
Sử dụng quân đội và dân quân trong các hoạt động cứu trợ thiên tai
Thúc đẩy quan hệ quân – dân sự
Thăm dò khai thác chung và chia sẻ nguồn lực. - Tăng cường các biện pháp phòng ngừa
Phát hành Sách trắng quốc phòng hàng năm của các nước thành viên ASEAN (SAO)
Các nước thành viên tự nguyện thông báo về các vấn đề an ninh quốc gia
Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm của ASEAN dựa trên cơ chế sẵn có nhằm ngăn chặn xung đột xảy ra.
- Tăng cường tiến trình ARF hỗ trợ cho ASC
Thành lập bộ phận ARF nằm trong Ban Thư ký ASEAN Tăng cường vai trò của chủ tịch ARF
93
Tăng cường vai trò của ASEAN xử lý bốn vấn đề đan xen là Các biện pháp xây dựng lòng tin (CBM) và Ngoại giao phòng ngừa (Tăng cường vai trò của Chủ tịch ARF, sách trắng quốc phòng ASEAN ASEAN, Đăng ký chuyên gia, Tự nguyện thông báo về các vấn đề khu vực)
Chuyển ARF sang giai đoạn Ngoại giao phòng ngừa và xa hơn về ngoại giao phòng ngừa, thiết lập một nhóm hỗ trợ giữa kỳ về ngoại giao phòng ngừa.
- Gia tăng hợp tác trên các vấn đề an ninh phi truyền thống
Chống tội phạm xuyên quốc gia và các vấn đề xuyên biên giới khác bao gồm rửa tiền, nhập cư bất hợp pháp, buôn lậu và buôn bán trái phép các nguồn tài nguyên thiên nhiên, buôn bán người, ma túy và tiền chất ma túy cũng như ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm.
Thúc đẩy hợp tác an ninh biển ASEAN Tăng cường hợp tác, thực thi pháp luật
Thúc đẩy hợp tác về các vấn đề môi trường, kể cả vấn đề khói mù, ô nhiễm, lũ lụt.
- Tăng cường nỗ lực duy trì sự tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và đoàn kết của các nước thành viên như quy định trong Tuyên bố các nguyên tắc Luật quốc tế về quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc.
Tăng cường hợp tác về trách nhiệm của một quốc gia độc lập, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước láng giềng khác, kể cả việc kiềm chế không sử dụng các biện pháp quân sự, chính trị, kinh tế hay cưỡng chế chống lại sự độc lập về chính trị hoặc toàn vẹn lãnh thổ của nước láng giềng
94
Gia tăng hợp tác giữa các nước thành viên nhằm ngăn chặn việc tổ chức, xúi giục, giúp đỡ và tham gia các hoạt động khủng bố tại các nước láng giềng ASEAN khác.
Ngăn chặn việc sử dụng lãnh thổ của bất kỳ nước thành viên nào làm cơ sở cho bất kỳ các hoạt động nào chống lại an ninh và ổn định của các nước láng giềng.
Tăng cường hợp tác để xử lý các hành động lật đổ và nổi dậy nhằm vào các nước láng giềng ASEAN.
Tăng cường hợp tác xử lý các mối đe dọa và thách thức của chủ nghĩa ly khai.
- Giải quyết xung đột
Giải quyết xung đột là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với một tổ chức an ninh quốc tế. Nội dung định hướng giải