Xây dựng kế hoạch hiện thực hóa ASC

Một phần của tài liệu Tiến trình xây dựng cộng đồng an ninh ASEAN (Trang 73)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.Xây dựng kế hoạch hiện thực hóa ASC

Như đã nói ở trên, cơ sở lý luận đầu tiên cho việc xây dựng ASC là Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II. Tuy nhiên, trong văn kiện này, ASEAN mới chỉ đề ra những phác thảo ban đầu về Cộng đồng an ninh ASEAN. Theo đó, ASC sẽ được xây dựng dựa trên các nền tảng cơ bản như:

+ Thúc đẩy khái niệm an ninh toàn diện, trong đó nhấn mạnh Cộng đồng An ninh sẽ bao trùm tất cả các khía cạnh về chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội; nhấn mạnh ASC không nhằm hình thành một khối quân sự hoặc liên minh quân sự hay hướng tới một chính sách đối ngoại chung;

+ Tôn trọng các nguyên tắc chủ đạo của ASEAN như không can thiệp, ra quyết định bằng đồng thuận, tôn trọng độc lập, chủ quyền, không đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình các tranh chấp…;

+ Tiếp tục đề cao và phát huy các cơ chế và công cụ sẵn có của ASEAN về hợp tác chính trị-an ninh như Tuyên bố ZOPFAN, Hiệp ước TAC, Hiệp ước SEANWFZ, Diễn đàn ARF…

+ ASC sẽ phát triển theo một quá trình tiệm tiến, với tốc độ phù hợp với tất cả các bên;

73

+ ASC sẽ là một cộng đồng rộng mở, ASEAN sẵn sàng mở rộng quan hệ hợp tác với các nước bè bạn và các bên Đối tác nhằm thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực;

+ Xác định các thành tố cơ bản cấu thành ASC gồm: xây dựng các chuẩn mực; ngăn ngừa xung đột; các cách tiếp cận để giải quyết xung đột, và kiến tạo hòa bình sau xung đột.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 10 họp ở Viên chăn tháng 11- 2004, ASEAN đã thông qua Kế hoạch hành động xây dựng Cộng đồng An ninh ASEAN (ASCPoA). Trong bản kế hoạch này, ASEAN đã làm rõ mục tiêu, tính chất và các biện pháp cần thực hiện để hiện thực hóa ý tưởng ASC.

Trong ASCPoA, ASEAN đã khẳng định lại các nguyên tắc đã được ASEAN lâu này thực hiện như đồng thuận, không can thiệp vào công việc nội bộ, tôn trọng chủ quyền quốc gia, không dùng vũ lực, giải quyết hòa bình các tranh chấp. Để hướng tới hình thành ASC, Kế hoạch Hành động tập trung vào 6 thành tố sau: i) Hợp tác chính trị; ii) Xây dựng và chia sẻ chuẩn mực ứng xử; iii) Ngăn ngừa xung đột; iv) Giải quyết xung đột; v) Kiến tạo hòa bình sau xung đột; và vi) Cơ chế thực hiện. Kèm theo đó là danh mục 75 hoạt động cụ thể để xây dựng ASC. Tuy nhiên, Kế hoạch hành động ASC không quy định lộ trình thực hiện cụ thể đối với các hoạt động thuộc 6 thành tố nói trên, để phản ánh tính linh hoạt của ASEAN và cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nước, nhất là các nước chưa sẵn sàng có thể tham gia vào thời điểm thích hợp. Nội dung cụ thể của Kế hoạch hành động xây dựng ASC:

+ Về hợp tác chính trị: thúc đẩy xây dựng một môi trường công bằng, dân chủ và hòa hợp; thúc đẩy nhân quyền; tăng cường các mối giao lưu nhân dân…

74

+ Về xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực: tăng cường cơ chế TAC; hợp tác xây dựng Hiến chương ASEAN; thúc đẩy triển khai DOC; xúc tiến xây dựng Hiệp định Tương trợ tư pháp ASEAN, Công ước ASEAN về Chống khủng bố và Hiệp ước dẫn độ ASEAN…

+ Về ngăn ngừa xung đột: tăng cường các biện pháp xây dựng lòng tin giữa quân đội các nước, thông qua trao đổi thông tin và giao lưu giữa các quan chức quốc phòng; thúc đẩy tiến trình ARF; tăng cường hợp tác trong việc giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống; thúc đẩy các nỗ lực nhằm duy trì tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và thống nhất của các nước thành viên…

+ Về giải quyết xung đột: tăng cường các cơ chế giải quyết xung đột hiện có; thúc đẩy hợp tác khu vực để duy trì hòa bình và ổn định…

+ Về kiến tạo hòa bình sau xung đột: tăng cường hợp tác hỗ trợ nhân đạo và tái thiết tại các vùng xảy ra xung đột…

- Chương trình hành động Viên-chăn (VAP): đã cụ thể hóa Kế hoạch hành động xây dựng ASC cho giai đoạn 2004-2010 với các tiểu mục cụ thể thuộc 5 lĩnh vực chính là: i) Hợp tác chính trị (6 chương trình và 22 biện pháp); ii) Hình thành và chia sẻ các chuẩn mực (7 chương trình và 13 biện pháp); iii) Ngăn ngừa xung đột (4 chương trình và 9 biện pháp); iv) Giải quyết xung đột (2 chương trình và 9 biện pháp) và v) Kiến tạo hòa bình sau xung đột (4 chương trình và 6 biện pháp).

Việc cụ thể hóa hơn nữa kế hoạch xây dựng ASC được phản ánh trong Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (APSC): Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN là một phần trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, được thông qua tại Cấp cao ASEAN-14 (tháng 2/2009). Kế hoạch cụ thể hoá nội dung mục tiêu APSC, và đề ra các phương hướng, biện pháp xây

75

dựng APSC vào 2015 trên cơ sở tiếp nối Chương trình hành động về ASC và Chương trình Hành động Viên-chăn (VAP).

Theo đó, ASEAN sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên 5 lĩnh vực chính: hợp tác chính trị; xây dựng và chia sẻ chuẩn mực, ngăn ngừa xung đột, giải quyết xung đột, và xây dựng hoà bình sau xung đột. Tuy nhiên, kế hoạch đã sắp xếp lại các lĩnh vực này, đồng thời bổ sung thêm các biện pháp tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN, và mở rộng hợp tác với bên ngoài, hướng đến tạo dựng APSC với 3 đặc trưng chính: một Cộng đồng hoạt động theo luật lệ với các giá trị, chuẩn mực chung; một khu vực gắn kết, hoà bình và tự cường, có trách nhiệm chung bảo đảm an ninh toàn diện; và một khu vực năng động, rộng mở với bên ngoài trong một thế giới ngày càng gắn kết và tuỳ thuộc lẫn nhau.

Thông qua các văn kiện trên, ASEAN đã làm rõ hơn các mục tiêu , nguyên tắc hoạt động, các định hướng chính sách và biện pháp xây dựng ASC và cơ chế triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng ASC.

Một phần của tài liệu Tiến trình xây dựng cộng đồng an ninh ASEAN (Trang 73)