Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN

Một phần của tài liệu Tiến trình xây dựng cộng đồng an ninh ASEAN (Trang 109)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2 Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) là một trong những cơ chế chính để tiến hành triển khai xây dựng ASC. Tính đến 2007, cuộc họp lần thứ Nhất diễn ra tại Ma-Lai-Xia ngày 9/5/2006; lần

109

thứ Hai được tổ chức tại Sing-Ga-Po vào tháng 11/2007; Giữa hai cuộc họp này có Hội nghị hẹp ADMM được tổ chức tại Bali, In-đô-nê-xi-a ngày 23-24/3/2007.

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng họp tại Kuala Lumpur là cuộc nhóm họp đầu tiên của các bộ trưởng, thứ trưởng quốc phòng ASEAN (trừ Mi-An-Ma từ chối tham gia vì các vấn đề trong nước) kể từ khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập gần 4 năm trước, với mục đích tăng cường hợp tác trong khu vực và biến Đông Nam Á trở thành một khu vực an ninh.. Tại hội nghị lần này, các bộ trưởng và thứ trưởng quốc phòng ASEAN sau cuộc gặp lịch sử kéo dài 3 giờ đồng hồ tại thủ đô Ma-Lai-Xia Kuala Lumpur hôm 9/5/2006 đã cam kết "Cộng đồng an ninh ASEAN sẽ thành lập vào năm 2020".

Bộ trưởng Quốc phòng Xing-ga-po Teo Chee Hean cho đây là cuộc họp diễn ra đúng lúc. Ông nói: "Nó là một cơ hội tốt để các bộ trưởng quốc phòng cùng ngồi lại xem xét tình hình và cách thức chúng ta có thể hợp tác trong tương lai ... Tình hình an ninh đã thay đổi, có nhiều bên tham gia và nhiều nhân tố mới. Chúng tôi phải tìm hiểu cách để gắn kết tất cả bọn họ theo hướng tích cực, xây dựng an ninh chung cho tất cả các nước thành viên."

Thông cáo chung của hội nghị cam kết sẽ thành lập Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC), nhằm nâng mức độ hợp tác chính trị và an ninh trong nội khối ASEAN lên tầm cao mới, đảm bảo hoà bình, ổn định trong khu vực cũng như trên thế giới. ASC có thể đề xuất các sáng kiến như hiệp ước dẫn độ, các biện pháp chống khủng bố và thành lập lực lượng gìn giữ hoà bình. Bên cạnh đó, các đại biểu đã nhấn mạnh ASEAN sẽ thực hiện hợp tác an ninh theo cách riêng, phù hợp với đặc điểm của khu vực và dựa trên sự nhất trí cơ bản của các nước thành viên.

110

Sự cần thiết tăng cường hợp tác quốc phòng và chia sẻ thông tin tình báo trong khu vực Đông Nam Á đã trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh khu vực này trong những năm gần đây phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về an ninh như các vụ tấn công của các phần tử Hồi giáo cực đoan, nạn cướp biển hoành hành tại tuyến đường biển chính của khu vực và trận sóng thần khủng khiếp năm 2004.

Cũng tại cuộc họp này, các mục tiêu cụ thể của ADMM đã được thông qua với các khoản mục cơ bản sau:

- Thúc đẩy hoà bình và ổn định khu vực thông qua đối thoại và hợp tác quốc phòng và an ninh.

- Tạo ra sự điều chỉnh đối với sự hợp tác và đối thoại những cơ chế hiện có giữa các quan chức quốc phòng trong ASEAN và giữa ASEAN với các bên đối thoại.

- Tăng cường lòng tin và sự tin tưởng lẫn nhau thông qua hiểu biết sâu sắc hơn về các thách thức an ninh, quốc phòng, cũng như nâng cao sự minh bạch và tính mở.

- Đóng góp vào quá trình hình thành ASC như đã được xác nhận trong Tuyên bố hoà hợp Bali II và thúc đẩy việc thực hiện Chương trình Hành động Viên Chăn về ASC. [57, pg. 12]

Hội nghị cũng nhất trí ADMM sẽ họp hàng năm và thành lập cơ chế các Quan chức Quốc phòng cao cấp (ADSOM) để hỗ trợ các hoạt động của ADMM. Liên quan đến khuôn khổ đối thoại hay hợp tác không chính thức còn có Hội nghị Tổng tham mưu trưởng ASEAN, các Hội nghị dành cho những người đứng đầu các quân chủ Lục quân, Không quân, Hải quân, Tư lệnh biên phòng và thủ trưởng các cơ quan tình báo quân sự quân đội các nước ASEAN.

111

Có thể nói rằng, đây là một trong những hoạt động nhằm thực hiện định hướng nội dung thứ ba là “Ngăn ngừa xung đột” được ghi trong ASC POA.

Một phần của tài liệu Tiến trình xây dựng cộng đồng an ninh ASEAN (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)