Dự án
Các chương trình viện trợ dự án, hỗ trợ xây dựng trường học, bệnh viện, trung tâm dạy nghề…. đã trở thành một trong những chương trình hàng đầu của KOICA. Bên cạnh phương diện vật chất, KOICA thực hiện các chương trình đào tạo và trao đổi chuyên gia nhằm hỗ trợ toàn diện cho sự phát triển của các nước đối tác.
53 Trong việc lựa chọn các dự án, KOICA đặc biệt quan tâm đến các lĩnh vực mà Hàn quốc có chuyên môn và kinh nghiệm để có thể nâng cao hiệu quả đóng góp của các hoạt động đó. Những lĩnh vực này bao gồm giáo dục và đào tạo nghề, y tế và chăm sóc sức khỏe, hành chính công, nông nghiệp và thủy sản và CNTT. Để mở rộng hơn nữa hiệu quả của những chương trình này, KOICA đã lập kế hoạch giới thiệu cách tiếp cận rộng rãi theo từng lĩnh vực và tăng cường công tác giám sát và đánh giá các chương trình hoạt động.
Có thể kể đến những dự án tiêu biểu như: Dự án thành lập Trung tâm dạy nghề tại Parwan ( 2008-2011/ trị giá 1,425 triệu USD), Dự án thành lập Trung tâm phục hồi chức năng Hàn quốc- Colombia (07-12/2011, trị giá 11,5 triệu USD), Dự án phát triển cộng đồng về xóa đói giảm nghèo tại Upazila Brahmanpara ( 2007-2010, trị giá 3.5 triệu USD), Dự án thành lập trường Cao đẳng CNTT hữu nghị Việt Hàn (2004-2007, trị giá 10 triệu USD), Dự án xây dựng nhà máy thủy điện nhỏ tại Bekhal, Erbil, Iraq (2007-2009, trị giá 9 triệu USD)…. [28]
Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo của KOICA hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực (HRD) của các nước đối tác và đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách kiến thức giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển. Chương trình này nhằm mục đích chia sẻ kỹ năngvà kiến thức kỹ thuật quan trọng cũng như xây dựng năng lực cho quá trình phát triển bền vững. Để đáp ứng mục tiêu này, KOICA mời các chuyên gia kỹ thuật, các nhà nghiên cứu, và các nhà hoạch định chính sách đào tạo và giáo dục tại Hàn Quốc tham gia, và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về phát triển của Hàn Quốc. Các chương trình đào tạo cố gắng hỗ trợ các nước đang phát triển thiết kế chính sách phát triển hiệu quả và sử dụng các công nghệ phù hợp.
54 Từ năm 1991, KOICA đã cung cấp 2.007 các khóa học trong các lĩnh vực như giáo dục, quản trị, phát triển nông thôn, công nghiệp năng lượng và ICT. Tính đến nay, khoảng 32.200 người từ 164 quốc gia đã tham gia vào các khóa học đào tạo được cung cấp bởi KOICA [28]. Các khóa học đào tạo được phân thành các khóa học thường xuyên, các khóa học đặc biệt, các khóa học mang đặc trưng quốc gia cụ thể và các khóa học liên kết được tiến hành trong mối quan hệ đối tác với các tổ chức quốc tế và các cơ quan tài trợ khác.
Chương trình tình nguyện viên Hàn quốc ở nước ngoài
Chương trình tình nguyện viên Hàn Quốc ở nước ngoài (KOVs) là một chương trình cử những công dân Hàn Quốc tới các nước đối tác để chia sẻ chuyên môn, kiến thức và kinh nghiệm, đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia đó. Từ năm 1990 đến 2010, tổng cộng có 7.806 tình nguyện viên đã được gửi ra nước ngoài làm việc trong các lĩnh vực như công nghệ giáo dục, y tế, phát triển nông thôn và ICT.
Các chương trình KOV là một phần quan trọng trong hoạt động viện trợ của Hàn Quốc, mục đích chính của chương trình này là khuyến khích việc trao đổi nguồn nhân lực. Chương trình này tăng cường tác động, hiệu quả của công tác viện trợ nước ngoài của chính phủ Hàn Quốc, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa Hàn Quốc và các nước đối tác. Hơn nữa, chương trình KOV tạo cơ hội cho người dân Hàn Quốc tham gia vào các chương trình hỗ trợ phát triển của Hàn Quốc. Nói cách khác, chương trình KOVgiúp nâng cao nhận thức về hợp tác phát triển và tăng cường sự tham gia của công chúng.
Chương trình KOV bao gồm tám giai đoạn: khảo sát nhu cầu, tuyển dụng tình nguyện viên, định hướng trước khi khởi hành, khởi hành, đào tạo thích ứng tại địa phương, hoạt động tại địa phương, hoàn thành công tác và hỗ trợ cho các tình nguyện viên trở về nước. Để cộng tác chặt chẽ với các đối tác địa phương và hỗ trợ các hoạt động KOV ở nước ngoài, KOICA đang tăng số
55 lượng điều phối viên của chương trình này và nhân viên hỗ trợ tại các văn phòng ở nước ngoài.
Quan hệ đối tác với các tổ chức phi chính phủ
Quan hệ đối tác của KOICA với các tổ chức phi chính phủ Hàn Quốc phát triển cùng với sự gia tăng nguồn ODA của Hàn Quốc. Cộng đồng các nhà tài trợ toàn cầu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đa dạng hóa các kênh hỗ trợ và tăng cường quan hệ đối tác với các tổ chức phi chính phủ, sự hợp tác của KOICA với các tổ chức phi chính phủ cũng theo đó ngày càng được mở rộng hơn.
KOICA đã hỗ trợ dự án phát triển các tổ chức phi chính phủ Hàn Quốc từ năm 1995. Các tổ chức phi chính phủ có chuyên môn và kỹ năng có thể đóng vai trò quan trọng trong viện trợ nước ngoài vì các tổ chức này có thể bổ sung cho quá trình hợp tác phát triển ở cấp chính phủ và tiếp cận được với các quốc gia nơi viện trợ chính thức không được hoan nghênh. Hơn nữa, quan hệ đối tác với các tổ chức phi chính phủ có thể khuyến khích người dân trực tiếp tham gia vào các dự án phát triển và tăng cường sự hiểu biết về ODA.
KOICA hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ đem lại những lợi ích thiết thực trong các lĩnh vực đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người (BHN), như y tế, phát triển nông thôn, nước uống và nhà ở trong các cộng đồng địa phương của các nước đối tác. Bên cạnh việc trực tiếp hỗ trợ các dự án của các tổ chức phi chính phủ Hàn Quốc, KOICA gửi các tình nguyện viên của mình cũng như các tình nguyện viên của các tổ chức phi chính phủ Hàn Quốc để tổ chức những cuộc hội thảo nhằm để xây dựng năng lực cho các tổ chức phi chính phủ, cũng như tăng cường công tác giám sát và đánh giá.
Năm 2010, KOICA đã hỗ trợ 8.3 triệu USD cho các tổ chức phi chính phủ, tương đương 2.6% tổng ngân sách của KOICA. Quan hệ đối tác với các tổ
56 chức phi chính phủ được thực hiện dưới các hình thức: Hỗ trợ trực tiếp, cử tình nguyện viên và xây dựng năng lực.
Bảng 2.2.Ngân sách cho Quan hệ đối tác với các tổ chức phi chính phủ năm 2010: (Đơn vị: 10,000 USD) Hỗ trợ trực tiếp Cử tình nguyện viên Xây dựng năng lực Tổng Giá trị 5,255 5,255 5,255 5,255 Phần % 63% 63% 63% 63% [28: http://www.koica.go.kr/english/schemes/ngos/index.html: 23/06/2011] Hợp tác đa phương
Hệ thống hợp tácđa phương đem đến một triển vọng tốt nhất cho một quá trình hoàn thiện bao gồm: thiết lập các quy tắc trong việc thực hiện “các nguyên tắc hợp tác quốc tế” và tạo ra một diễn đàn để phát huy các giá trị quan trọng đối với Hàn Quốc như dân chủ, phát triển con người và công bằng xã hội. Để thúc đẩy hiệu quả viện trợ và hài hòa với cộng đồng quốc tế, KOICA đang tiếp tục củng cố mạng lưới hợp tác với các tổ chức đa phương thông qua những đóng góp, các chương trình phối hợp, đánh giá và các khóa đào tạo liên kết. Thông qua việc hợp tácvới các tổ chức đa phương được gọi là “hỗ trợ đa phương”, KOICA hy vọng sẽ đa dạng hóa các kênh phân phối ODA- nguồn viện trợ đại diện cho hơn 60% trong lượng hỗ trợ đa phương.
Trong khoảng thời gian từ năm1991 và 2006, KOICA đã phối hợp với 55 tổ chức đa phương và quốc tế với tổng ngân sách là 29,545 triệu USD, chiếm 2,4% tổng ngân sách viện trợ của KOICA. Trong cùng khoảng thời gian này, các tổ chức quốc tế hàng đầu như UNHCR, UNESCAP, UNICEF, UNDP, WFP, đã nhận được khoản viện trợ KOICA từ là 19,1 triệu USD tương đương 64,5% tổng ngân sách của KOICA cho hợp tác đa phương.
57 [28:http://www.koica.go.kr/english/schemes/multilateral/index.html:
23/06/2011]
Đánh giá
Cùng với sự mở rộng quy mô của nguồn vốn ODA, các cơ quan phát triển chú trọng nhiều hơn đến các hệ thống quản lý dựa trên kết quả thực hiện và coi đó là phương tiện để nâng cao hiệu quả thực hiện viện trợ. Để tăng cường hiệu quả viện trợ, cộng đồng quốc tế đã thông qua tuyên bố đồng thuận Monterrey (2002), Diễn đàn cấp cao về quá trình hòa hợp tại Rome (2003), và Hội nghị bàn tròn về “Quản lý kết quả phát triển” diễn ra tại Marrakech (2004) và Tuyên bố Paris về “Hiệu quả viện trợ” (2005).
Xem xét các xu hướng quốc tế phát triển, KOICA đang nỗ lực để tăng cường hệ thống quản lý và đánh giá của mình. KOICA cũng đã mở rộng các hình thức đánh giá từ dự án theo định hướng tập trung vào các quốc gia, đến phương thức, khu vực và đánh giá chung. Bên cạnh đó, KOICA cũng tiến hành đánh giá bên ngoài với sự tham gia của các chuyên gia và các tổ chức có liên quan để đảm bảo tính khách quan. KOICA tiến hành đánh giá thực hiện theo Hướng dẫn đánh giá về hợp tác phát triển được xác lập và xuất bản trong năm 2008.
2.4.3. Khu vực hoạt động * Châu Á