Đánh giá hoạt động của KOICA

Một phần của tài liệu Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc Koica và những đóng góp cho quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc thông qua các hoạt động tại Việt Nam (Trang 84)

Qua gần 18 năm hoạt động tại Việt Nam, có thể nói, hoạt động của cơ quan hợp tác quốc tế Hàn quốc (KOICA) ngày càng lớn mạnh về cả quy mô, chất lượng và hiệu quả.

85

Thứ nhất, về quy mô hoạt động hỗ trợ: Xuất phát điểm từ những dự án cam

kết theo kỷ niệm thành lập quan hệ ngoại giao hai nước, với quy mô hỗ trợ còn hạn chế (từ 200,000 USD đến 2.5 triệu USD), tập trung chủ yếu vào việc hỗ trợ xây dựng các trường nghề ở các tỉnh thành phố như (Quy nhơn, Nghệ An, Bình Định), các bệnh viên vừa và nhỏ, các trung tâm điều trị, ngoài ra, ở giai đoạn đầu tiên này (từ năm 1993-1996), KOICA cũng bước đầu triển khai các dự án liên quan đến công nghiệp và hạ tầng cơ sở- một trong những yêú tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế- xã hội cơ bản của một quốc gia.

Giai đoạn từ năm 1997-2000 được coi là giai đoạn hình thành hệ thống và giai đoạn năm 2001-2004 là giai đoạn chuyển tiếp. Trong hai giai đoạn này, một sự kiện nổi bật đánh dấu bước ngoặt lớn trong quan hệ hợp tác hai nước là chuyến thăm chính thức Hàn quốc của Chủ tịch nước Trần Đức Lương, tại cuộc gặp mặt cấp cao giữa nhà lãnh đạo hàng đầu của hai nước, Tổng thống Hàn Quốc Kim Te Chung đã ra Tuyên bố chung thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác mới là "Quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ 21”, Tổng thống Hàn quốc cũng đã khẳng định: “Việt Nam là đối tác ưu tiên hàng đầu của Hàn Quốc trong các nước đang phát triển.” Đây có thể coi là kim chỉ nam cho các chính sách hỗ trợ của chính phủ Hàn quốc đối với Việt Nam. Trên cơ sở đó, quy mô các hoạt động viện trợ không hoàn lại thông qua các dự án mà KOICA thực hiện ngày càng được mở rộng hơn, từ 1 triệu USD (Dự án khảo sát tính khả thi của việc phát triển các khu chung cư tại Hà nội) đến 10 triệu USD (Dự án trường cao đẳng CNTT hữu nghị Việt- Hàn), quy mô các dự án có thể coi là thước đo năng lực hỗ trợ của chính phủ Hàn quốc thông qua hoạt động của KOICA cho Việt Nam, đồng thời cũng cho thấy chính sách hỗ trợ ngày càng rõ nét và có chiều sâu hơn. Sự gia tăng quy mô hỗ trợ không chỉ thể hiện ở giá trị nguồn vốn đầu tư cho các dự án, nó còn thể hiện mức độ thực hiện các dự án đó. Nếu như trong giai đoạn đầu, hoạt động hỗ trợ chủ yếu tập trung vào việc xây dựng trường sở, hỗ trợ vật tư đơn thuần, thì đến

86 giai đoạn sau, ngoài việc thực hiện thi công xây dựng, trang thiết bị cho các cơ sở trường học, bệnh viện đó, KOICA còn hỗ trợ đào tạo nhân lực quản lý, trao đổi các chuyên gia giàu kinh nghiệm để nâng cao chất lượng vận hành cho các cơ sở này. Với quy mô hỗ trợ bao gồm cả vốn và công nghệ quản lý, điều hành, các dự án được thực hiện trong giai đoạn này có ý nghĩa đóng góp đáng kể đối với các khu vực được tiếp nhận dự án hỗ trợ.

Giai đoạn từ năm 2004 đến nay là một giai đoạn nhiều biến động, thăng trầm với sự kiện nổi bật là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (năm 2008), cuộc khủng hoảng này ít nhiều cũng tác động đến các quốc gia trong khu vực Châu Á trong đó có Hàn quốc. Tỷ lệ tăng trưởng và xuất khẩu của quốc gia này đã suy giảm, hoạt động sản xuất, đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng bị ảnh hưởng do việc siết chặt quản lý tín dụng, sự khó khăn trong việc vay vốn ở các ngân hàng… Mặc dù vậy, chính phủ Hàn quốc vẫn duy trì lập trường và quan điểm trong các hoạt động hỗ trợ, hợp tác quốc tế. Bởi, hỗ trợ và hợp tác quốc tế là định hướng phát triển lâu dài, góp phần nâng cao vị thế, tầm ảnh hưởng và vai trò của quốc gia này trong khu vực Châu Á. Trong quan hệ đối tác với Việt Nam, ngày 21/10/2009, tại Hà nội, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tiến hành hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak. Hai vị nguyên thủ đã nhất trí thoả thuận nâng cấp quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc lên thành quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược” vì hoà bình, ổn định và phát triển. Trên cơ sở khuôn khổ quan hệ mới, các hoạt động hợp tác kinh tế, chính trị, văn hoá ngày càng được củng cố và mở rộng hơn. Cũng trong giai đoạn này, KOICA đã thực hiện gần 20 các dự án viện trợ với quy mô trong khoảng từ 5-10 triệu USD cho từng dự án. Đáng kể nhất là dự án Xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam với số vốn đầu tư lên đến 35 triệu USD, đây là dự án có quy mô hỗ trợ lớn nhất từ trước đến nay mà KOICA thực hiện. Giai đoạn này, các dự án viện trợ đã mở rộng hơn về quy mô vốn, cũng như các hình thức, lĩnh vực. Ở giai đoạn này các dự án tập

87 trung vào các lĩnh vực trọng điểm như CNTT, phát triển cơ sở hạ tầng, môi trường… nhằm đáp ứng những đòi hỏi của quá trình phát triển quốc gia bền vững. Ngoài các dự án hỗ trợ xây dựng, trang thiết bị, giai đoạn này cũng đem lại một loại hình dự án mới là thực hiện khảo sát tính khả thi của các dự án, nâng cao hiệu quả đánh giá thực hiện dự án…để từ đó, nâng cao năng lực chuyên môn về lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá các dự án khác của các cán bộ chuyên môn.

Thứ hai, xét về tính hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ của KOICA: có thể

thấy những hoạt động này đem lại hiệu quả khá thiết thực. Như đã trình bày trong phần giới thiệu về hoạt động hỗ trợ của KOICA tại Việt nam, tổ chức này đã thực hiện hoạt động hỗ trợ thông qua các hình thức như:

- Tổ chức các khoá đào tại tại Hàn quốc cho cán bộ Việt Nam: Đây là một hoạt động hết sức có ý nghĩa. Bởi, thông qua các khoá đào tạo này, cán bộ chuyên môn trong các lĩnh vực ở Việt nam được trực tiếp thu nhận các kiến thức, công nghệ mới trong lĩnh vực liên quan đến chuyên môn của mình, tham khảo những kinh nghiệm thực tế trên cơ sở kinh nghiệm của các chuyên gia Hàn quốc, để từ đó lựa chọn, sàng lọc và đưa vào thực tế ứng dụng phù hợp với hoàn cảnh phát triển của Việt Nam. Những khoá đào tạo này được thực hiện bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm của Hàn quốc trong từng lĩnh vực tương ứng, trên cơ sở những khảo sát thực tế về hiện trạng tại Việt Nam, góp phần giúp các cán bộ chuyên môn của Việt Nam tiếp nhận một cách hiệu quả nhất những kinh nghiệm và kiến thức được học.

- Cử chuyên gia và tình nguyện viên tới làm việc tại các cơ quan của Việt Nam: Kể từ khi cử đợt tình nguyện viên đầu tiên tới Việt Nam vào năm 1994 đến nay, KOICA đã cử lần lượt hơn 400 tình nguyện viên tới hoạt động trong các ngành giáo dục, y tế, phát triển nông thôn… tại hơn 26 tỉnh thành trong cả nước. Đội ngũ các chuyên gia và tình nguyện viên này hoạt động rất năng động và hiệu quả, tại các cơ quan của chính phủ Việt Nam theo từng lĩnh vực

88 chuyên môn của mình. Để được tham gia vào đội tình nguyện viên hoạt động tại các quốc gia, những ứng viên phải trải qua nhiều cuộc kiểm tra về trình độ chuyên môn, năng lực, sức khoẻ cũng như khả năng thích ứng tại môi trường mới, nhằm đảm bảo chất lượng của các hoạt động hỗ trợ mà KOICA thực hiện. Ngoài vai trò cung cấp kiến thức, kinh nghiệm và sự hỗ trợ, hoạt động tình nguyện viên là một hoạt động có tác động trực tiếp đến việc nâng cao hiểu biết của người dân hai quốc gia về nền văn hoá, kinh tế, chính trị của mỗi nước.

- Thực hiện các dự án hỗ trợ (Xây dựng trường học, bệnh viện, hệ thống IT, cung cấp trang thiết bị…): Có thể nói, những dự án này là những hoạt động hỗ trợ có giá trị đóng góp lớn lao và thực tế cho những khu vực tiếp nhận hỗ trợ. Hiệu quả của những dự án này đem lại có thể được xem xét là hiệu quả lâu dài, nó giúp nâng cao năng lực chuyên môn cho các cán bộ quản lý địa phương, tạo công ăn việc làm cho một lượng lao động lớn trong khu vực (các trường dậy nghề), cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống (bệnh viện), cũng nhu mở rộng quyền được tiếp cận với sự phát triển khoa học công nghệ ( hệ thống IT, trang thiết bị…)

- Ngoài ra, phải kể đến các hoạt động Hợp tác nghiên cứu phát triển: trong số các hoạt động Hợp tác nghiên cứu phát triển, phải kể đến Dự án “Chia sẻ kinh nghiệm phát triển của Hàn quốc” tập trung vào 13 chuyên đề của 5 lĩnh vực lớn là Khoa học kỹ thuật, Phát triển nguồn nhân lực, Bảo vệ môi trường, Phát triển nông thôn, Phương pháp luận về Lập kế hoạch, chiến lược phát triển quốc gia. Thông qua dự án này, các chuyên gia của Hàn Quốc sẽ chia sẻ kinh nghiệm phát triển và cùng các chuyên gia của Việt Nam nghiên cứu chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam. Đây cũng là một hoạt động hỗ trợ có ý nghĩa thiết thực trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, rất cần những kiến thức, kinh nghiệm quý giá để phân tích, chắt lọc và áp dụng cho quá trình phát triển cuả quốc gia mình.

89 3.2.2. Những đóng góp của KOICA cho mối quan hệ hợp tác Việt Nam- Hàn quốc

Quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc được thiết lập từ năm 1992, đến nay luôn được củng cố và không ngừng phát triển. Trong định hướng phát triển của mình, Việt Nam – Hàn Quốc luôn xác định là đối tác chiến lược của nhau. Hiện nay, Hàn Quốc là nước đứng thứ nhất về FDI tại Việt Nam với 2.831 dự án, tổng số vốn đăng ký là 23,3 tỷ USD. Hai nước đã ký với nhau nhiều hiệp định như: Hiệp định khuyến khích bảo hộ đầu tư, Hiệp định đánh thuế trùng, Hiệp định ASEAN – Hàn Quốc trong đó Việt Nam là một thành viên của ASEAN… Ngoài ra, Việt Nam – Hàn Quốc đều là thành viên của WTO nên quan hệ giao thương giữa hai nước càng được mở rộng. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới suy thoái hiện nay, Việt Nam – Hàn Quốc cần đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hiện tại. Nếu Hàn Quốc – Việt Nam cùng bắt tay hợp sức với nhau thì sẽ tạo ra trục phát triển kinh tế mới. Bên cạnh những nỗ lực hợp tác về kinh tế, chính phủ hai nước luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của các lĩnh vực hợp tác khá như: lao động, văn hoá giáo dục, khoa học công nghệ…

Trong bối cảnh đó, có thể thấy, hoạt động hỗ trợ của KOICA đóng một vai trò khá quan trọng, góp phần thúc đẩy việc hiện thực hoá những nỗ lực hợp tác phát triển của hai quốc gia. Để đánh giá những đóng góp của các hoạt động hỗ trợ mà KOICA thực hiện đối với những thành tựu quan hệ hợp tác Việt Nam- Hàn quốc đạt được, có thể nhìn nhận trên ba lĩnh vực chính:

- Hợp tác hỗ trợ phát triển kinh tế

- Hợp tác hỗ trợ phát triển văn hoá, giáo dục, xã hội - Hợp tác hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ.

Thứ nhất, về Hợp tác hỗ trợ phát triển Kinh tế:

Với thế mạnh về đào tạo, chính phủ Hàn quốc đã triển khai khá nhiều dự án hỗ trợ về giáo dục, đào tạo cho Việt Nam nhằm góp phần cung cấp nguồn

90 lực có trình độ phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế. Có thể kể đến các dự án xây dựng các trường tiểu học, trường cao đẳng nghề, trường kỹ thuật công nghệ… với quy mô vốn đầu tư tương đối lớn (từ 5- 10 triệu USD). Bằng việc hỗ trợ xây dựng các cơ sở đào tạo kết hợp với việc hỗ trợ nâng cao chuyên môn quản lý, điều hành, giảng dạy cho các cán bộ, những dự án này góp phần tạo một nguồn lao động lớn, có chuyên môn và tay nghề, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong khu vực cũng như ở các tỉnh, thành phố lớn khác. Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, với nguồn nhân lực dồi dào, tuổi lao động trẻ thì việc đào tạo và trang bị kiến thức, chuyên môn, tay nghề là một đòi hỏi cấp thiết. Quá trình giáo dục đào tạo này sẽ tạo ra một nền tảng lao động cơ bản có đủ năng lực để phục vụ cho các ngành sản xuất, dịch vụ. Đây cũng là yếu tố được quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển bền vững và lâu dài của bất cứ quốc gia nào. Bên cạnh đó, Hàn quốc là một thị trường tiêu thụ lao động Việt Nam khá lớn trong các lĩnh vực như: lắp ráp, cơ khí chế tạo, may mặc, thuỷ sản…Là một quốc gia công nghiệp phát triển mạnh, các doanh nghiệp Hàn quốc đòi hỏi nguồn lao động có tay nghề cao, có ý thức trách nhiệm và sự cần cù trong lao động. Bởi vậy, đào tạo nguồn nhân lực là một hoạt động có hiệu quả hai chiều, góp phần vào sự phát triển ngành sản xuất và dịch vụ cho Việt Nam, đồng thời tạo nguồn nhân lực có trình độ xuất khẩu đi các quốc gia, trong đó có Hàn quốc, đóng góp cho mục tiêu cải thiện cán cân thương mại song phương.

Trong những thành tựu về hợp tác kinh tế đạt được, phải kể đến sự đóng góp của các dự án hỗ trợ trong lĩnh vực Công nghiệp & hạ tầng mà KOICA đã thực hiện cho chính phủ Việt Nam. Chúng ta đều biết, cơ sở hạ tầng là một yếu tố quan trọng, tác động mạnh đến sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia. Xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, phục vụ tốt cho sự phát triển chung là một trong những yêu cầu được đặt ra hang đầu. Nắm rõ nhu cầu thiết thực đó cùng với những kinh nghiệm phát triển trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng,

91 chính phủ Hàn quốc đã thực hiện một số dự án hỗ trợ như: Dự án nghiên cứu tính khả thi của việc xây dựng và cơ khí hóa tuyến đường sắt đôi Hà Nội – Vinh(1,2 triệu USD), Nha Trang- thành phố Hồ chí Minh (900,000 USD), dự án khảo sát tính khả thi của việc xây dựng hệ thống xe buýt nhanh BRT tại Thành phố Hồ chí Minh (2 triệu USD). Những dự án này giúp các nhà quản lý Việt Nam đánh giá được tính kinh tế, khoa học của việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, bồi dưỡng năng lực quản lý và thực hiện dự án liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao hiệu quả thực hiện dự án cũng như tránh sai sót, lãng phí, giải quyết những khó khăn trong điều hành giao thông đô thị, nâng cao đời sống của người dân. Đồng thời, việc chính phủ Hàn quốc hỗ trợ thực hiện các dự án này cũng tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, công nghiệp của Hàn quốc có cơ hội trực tiếp tham gia vào các dự án triển khai sau này.

Bên cạnh đó, các dự án hỗ trợ thiết lập Sở giao dịch chứng khoán- một đơn vị tài chính đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính nói riêng cũng như trong cơ cấu kinh tế nói chung, góp phần không nhỏ cho công tác chuyên môn hoá các hoạt động giao dịch chứng khoán, thúc đẩy sự phát triển lĩnh vực chứng khoán và nền kinh tế của quốc gia.

Thứ hai, về Hợp tác phát triển văn hoá, giáo dục và xã hội:

Bên cạnh những hoạt động hợp tác về kinh tế, Việt Nam và Hàn quốc không ngừng thúc đẩy các hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực như văn hoá, y tế, giáo dục và xã hội. Những hoạt động hợp tác hỗ trợ của KOICA cũng góp

Một phần của tài liệu Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc Koica và những đóng góp cho quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc thông qua các hoạt động tại Việt Nam (Trang 84)