0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Tình hình hoạt động của KOICA tại Việt Nam

Một phần của tài liệu CƠ QUAN HỢP TÁC QUỐC TẾ HÀN QUỐC KOICA VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CHO QUAN HỆ VIỆT NAM - HÀN QUỐC THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM (Trang 71 -71 )

Trong khoảng thời gian từ năm 1994-2010, tổng lượng hỗ trợ của chính phủ Hàn quốc dành cho Việt nam thông qua các hoạt động của KOICA đạt: 128,960,000 USD ( bình quân 1 năm đat 6.45 triệu USD)

Bảng 3.1: Kết quả hỗ trợ cho Việt nam của KOICA từ năm 1991-2000

Năm Quy mô hỗ trợ Thứ tự thụ hưởng Năm Quy mô hỗ trợ Thứ tự thụ hưởng 1991 2.1 104/120 2001 481.4 1/138 1992 31.6 11/128 2002 470.6 2/141 1993 99.5 3/133 2003 351.5 4/130 1994 228.1 2/143 2004 978.9 2/137 1995 330.3 2/139 2005 929.0 4/138 1996 365.3 2/140 2006 787.3 3/117 1997 277.0 2/139 2007 1,190.3 3/56 1998 312.7 1/126 2008 1,107.2 3/56 1999 619.3 1/128 2009 1,813.6 2/56

72 2000 486.4 2/133 2010 2,033 3/56 [27]

Có thể đánh giá mức độ hỗ trợ theo hai hình thức: tỷ lệ hỗ trợ theo lĩnh vực và theo dự án

- Mức độ hỗ trợ theo lĩnh vực chiếm: CNTT 26%, Giáo dục đào tạo 21%, Y tế sức khỏe 19%, Môi trường 15%, Hạ tầng công nghiệp 8%, Chế độ hành chính 8%, Phát triển khu vực 3%.[27]

- Mức độ hỗ trợ theo số lượng, quy mô dự án: Dự án: 46/ 81,35 triệu USD; Khảo sát triển khai: 8 dự án/ 5,7 triệu USD; Mời đi đào tạo: 2,481 người/ 12,56 triệu USD; Hỗ trợ vật tư: 750,000 USD; Viện trợ khẩn cấp: 740,000 USD; Gửi chuyên gia sang hỗ trợ: 54 người/ 830,000 USD; Bác sỹ: 2 người/ 800,000 USD; Giảng viên môn Taewondo: 2 người/630,000 USD; Đoàn tình nguyện viên: 500 người/ 22.55 triệu USD; Hỗ trợ NGO: 14 tổ chức, 75 dự án với tổng giá trị hỗ trợ 2,96 triệu USD. [27]

Đặc trưng của các dự án hợp tác được thể hiện trong các giai đoạn sau: * Giai đoạn đầu thành lập (1993-1996):

Đây là giai đoạn đầu thành lập văn phòng KOICA tại Việt Nam, cũng là giai đoạn đầu của mối quan hệ ngoại giao Việt Nam- Hàn quốc. Trong giai đoạn này, các hoạt động của KOICA chủ yếu tập trung thực hiện các dự án cam kết theo kỷ niệm thành lập quan hệ ngoại giao hai nước, đồng thời tiến hành hỗ trợ vật tư cho các đơn vị, tổ chức chưa thành lập với quy mô hỗ trợ vừa và nhỏ. Dự án đáng chú ý trong giai đoạn này là: Dự án hỗ trợ trường Đào tạo nghề Quy nhơn và Dự án hỗ trợ Trường đào tạo nghề Hà Nội.

* Giai đoạn hình thành hệ thống (1997-2000):

Sau hơn 5 năm chính thức đặt văn phòng tại Việt Nam và thực hiện các hoạt động hỗ trợ theo chính sách ngoại giao của Chính phủ Hàn quốc, KOICA dần từng bước mở rộng quy mô các hoạt động hỗ trợ và tập trung hoàn thành

73 các dự án định kỳ và liên quan đến các lĩnh vực như: xây dựng, gửi chuyên gia, mời đào tạo…Dự án chính trong giai đoạn này là Dự án hỗ trợ trường kỹ thuật công nghiệp Hàn Việt.

* Giai đoạn chuyển tiếp (2001-2004):

Các hoạt động hỗ trợ của KOICA giai đoạn này tập trung vào các dự án hỗ trợ nhân đạo cho khu vực Trung Bộ và đưa vào các dự án khảo sát với trọng tâm hỗ trợ tư vấn chuyên môn. Trong khoảng thời gian 04 năm, có 3 dự án nổi bật là: Dự án Xây dựng trường tiểu học khu vực Trung bộ, dự án xây dựng bệnh viên và dự án thí điểm Làng mới.

* Giai đoạn tập trung phát triển: 2004- đến nay:

Trong giai đoạn này, KOICA đặt ra mục tiêu chính cho các hoạt động hỗ trợ bao gồm: Hỗ trợ dự án trọng tâm lập kế hoạch phát triển quốc gia; Mở rộng lĩnh vực hỗ trợ như: Môi trường, CNTT….; Bổ sung các dự án hỗ trợ khác. Từ năm 2004 đến nay, KOICA đã xây dựng trường Cao đẳng hữu nghị CNTT Hàn Việt, Dự án Điện khí hóa đường sắt và khảo sát tính khả thi, Dự án thử nghiệm hệ thống mua sắm chính phủ điện tử, Giai đoạn 2 của dự án trường Công nghệ kỹ thuật Hàn Việt, Dự án hỗ trợ phòng chống ô nhiễm trong công nghiệp…

Trong gần 18 năm hoạt động tại Việt Nam, Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn quốc- KOICA đã thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ trong các lĩnh vực phát triển cơ bản như: Giáo dục đào tạo, y tế, công nghệ thông tin, xây dựng hạ tầng cơ sở… với nhiều hình thức đa dạng phong phú như dự án, hoạt động tình nguyện, đào tạo cán bộ tại Hàn quốc với tổng kinh phí hỗ trợ đạt hơn 140 triệu USD [27]. Đây là những hoạt động thiết thực, có ý nghĩa đóng góp trực tiếp cho sự phát triển mở rộng trong lĩnh vực tương ứng của khu vực nhận hỗ trợ cũng như quá trình hợp tác phát triển của hai chính phủ Việt Nam và Hàn quốc.

74 3.1.3 Các dự án tiêu biểu và ý nghĩa của dự án

Trong gần 20 năm hoạt động tại Việt Nam, cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc- KOICA đã thực hiện tổng cộng hơn 50 dự án trải đều trên các lĩnh vực: CNTT, giáo dục đào tạo, y tế sức khỏe, chế độ hành chính, hạ tầng công nghiệp, phát triển khu vực và môi trường với tổng mức hỗ trợ đạt: 128,960,000 USD [27].

Trong phạm vi của Luận văn này, chúng tôi xin đề cập đến 4 dự án tiêu biểu trong các lĩnh vực là thế mạnh của Hàn quốc đã được thực hiện tại Việt Nam như: CNTT, Công nghiệp và năng lượng, Giáo dục đào tạo và Y tế, sức khỏe. Đây là những dự án có quy mô lớn, mang ý nghĩa thiết thực, đóng góp cho nền tảng của sự phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia.

* Dự án thành lập Trường cao đẳng CNTT hữu nghị Việt Hàn Bối cảnh thực hiện dự án

Trong bối cảnh nền khoa học và CNTT trên thế giới đang phát triển liên tục và mạnh mẽ, Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ xu thế này.Từ năm 2001, Chính phủ Việt Nam đã chuẩn bị kế hoạch 5 năm (từ 2001-2005) cho quá trình đào tạo nhân lực trong lĩnh vực CNTT, dự tính đến năm 2005, sẽ đào tạo được 50,000 cán bộ có chuyên môn về CNTT với năng lực trình độ đa dạng. Tuy nhiên, do một số vấn đề nội tại, kế hoạch này đã không được thực hiện thành công.

Tính đến cuối năm 2005, quy mô thị trường CNTT ở Việt nam tăng 37%, thị trường CNTT thế giới tăng 5%, những con số trên thể hiện một xu thế tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực này. Theo báo Đầu tư (tháng 4/2009), tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực CNTT của Việt nam có thể đạt trên 11%, thị trường CNTT có tốc độ tăng trưởng mạnh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, do đó, CNTT được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn, có đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Thêm vào đó, năm 2007, Việt Nam

75 được đánh giá là nước có khả năng cung cấp dịch vụ outsourcing đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam á. So với Trung quốc, Việt nam có nguồn nhân công giá rẻ và chi phí để đầu tư xây dựng nhà xưởng tương đối hợp lý, bên cạnh đó, Việt nam là một quốc gia có dân số trẻ tuổi, đây là mấu chốt đáp ứng được tính linh hoạt cho thị trường lao động. Với những điều kiện thuận lợi đó, chính phủ Việt Nam đã và đang nhanh chóng chuẩn bị các chính sách hỗ trợ để tăng cường phát triển ngành công nghệ cao.

Để đáp ứng nhu cậu phát triển ngành CNTT như một ngành mũi nhọn của quốc gia, Bộ Thông tin và truyền thông đã thiết lập Kế hoạch quốc gia về phát triển trong lĩnh vực CNTT từ năm 2010-2020. Một trong những nội dung chính của kế hoạch này đề cập đến: Tầm quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ, chuyên môn và năng lực cao. Kế hoạch phát triển này cũng sẽ đóng góp một cách tích cực cho việc tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực Công nghiệp, CNTT.

Bên cạnh đó, chỉ riêng ở thành phố Đà Nẵng, có khoảng hơn 300 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT, tuy nhiên tại thành phố chỉ có duy nhất hai đơn vị đào tạo chuyên ngành IT giống với Trường cao đẳng công nghệ Việt Hàn, vì vậy, có thể khẳng định nhu cầu về nguồn nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực CNTT là rất lớn.

Nội dung dự án

Trường cao đẳng CNTT hữu nghị Việt Hàn là một dự án được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc, Phòng thương mại và công nghiệp Hàn quốc kết hợp với Bộ Bưu chính viễn thông Việt nam với số vốn hỗ trợ là 10 triệu USD, thực hiện từ năm 2005-2007, tại Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng. Mục đích của dự án nhằm đầu tư xây dựng mới cơ sở vật chất và trang thiết bị đồng bộ phục vụ cho công tác đào tạo của Trường Cao đẳng CNTT hữu nghị Việt - Hàn.

76 Dự án chia làm 3 phần chính: Xây dựng tòa nhà chính 3 tầng, trung tâm điện toán và đầu tư các thiết bị điện ( 5.2 triệu USD) nhằm phục vụ việc giảng dạy, học tập ( khu nhà hành chính, khu lý thuyết và thực hành, khu thư viện), đáp ứng nhu cầu ăn ở và thư giãn của sinh viên ( khu ký túc xá và khu trung tâm sinh viên); Xây dựng hệ thống thông tin, vật tư, tài liệu giáo trình đào tạo (3.4 triệu USD) cho nhu cầu thông tin, vật tư và giáo trình cho quá trình đào tạo; Hỗ trợ các khóa nghiên cứu sinh cho các cán bộ quản lý và gửi chuyên gia sang hỗ trợ (1.2 triệu USD): với mục đích hỗ trợ công tác quản lý và vận hành nhà trường

Ý nghĩa của dự án:

Dự án Trường cao đẳng CNTT Hữu Nghị Việt Hàn tại thành phố Đà nẵng được hỗ trợ bởi chính phủ Hàn quốc với kinh phí 10 triệu USD và sự đóng góp của chính phủ Việt nam với số vốn tương tự là một dự án có ý nghĩa thiết thực, vừa đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực có chuyên môn phục vụ cho thị trường lao động tại khu vực thành phố cũng như trên toàn quốc, đồng thời góp phần thực hiện chính sách về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực CNTT của chính phủ Việt Nam nhằm đảm bảo phát triển CNTT thành một ngành công nghiệp mũi nhọn hàng đầu.

* Dự án nghiên cứu tính khả thi của việc xây dựng và cơ khí hóa tuyến đường sắt đôi Hà Nội – Vinh

Bối cảnh thực hiện dự án

Đường sắt là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển công nghiệp với tư cách là phương tiện vận chuyển người và hàng hóa ổn định trong hệ thống hạ tầng giao thông. Tại Việt Nam, nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng trong giai đoạn đầu của công cuộc Công nghiệp hóa đất nước và cần được đầu tư một cách tích cực. Do đó, Chính phủ đã lập “Kế hoạch đường sắt quốc gia Việt

77 nam hướng đến năm 2020” để phát triển ngành đường sắt, từ sau năm 2005, phương án xây dựng tuyến đường sắt mới đang được triển khai.

Theo Kế hoạch cơ bản về đường sắt quốc gia Việt nam, trên đoạn đường sắt Bắc Nam, tuyến đường từ Nha Trang- Hồ Chí Minh từ năm 2007 được dự đoán dung lượng sẽ bão hòa. Do đó, Tổng cục đường sắt Việt Nam đã đề xuất chính phủ Hàn quốc, một mặt hỗ trợ cho việc xây dựng mới tuyến đường Bắc Nam theo tiêu chuẩn, mặt khác thực hiện khảo sát tính khả thi liên quan đến việc kiểm tra và chuẩn bị thực hiện dự án này, nhằm đưa ra giải pháp cho nhu cầu đường sắt ngày càng tăng cao. Cơ quan hợp tác quốc tế KOICA đã tiếp nhận đề nghị này và đã thực hiện hỗ trợ cho dự án khảo sát về tính khả thi đối với tuyến đường Nha Trang- Hồ chí minh, giai đoạn 1 từ năm 2005. Giai đoạn thứ 2 tiếp tục hỗ trợ cho dự án khảo sát tính khả thi của tuyến đường được ưu tiên nhất trong tuyến đường sắt Bắc Nam: Đoạn đường Hà Nội- Vinh.

Nội dung dự án

Dự án nghiên cứu tính khả thi của việc xây dựng và cơ khí hóa tuyến đường sắt đôi Hà Nội – Vinh thực hiện trong khoảng thời gian 2006-2008 với tổng kinh phí là: 1.2 triệu USD tại 3 tỉnh thành phố Hà nội- Vinh- Hà Tĩnh với mục đích: Tăng cường năng lực phát triển khu vực nông thông của cán bộ liên quan đến công tác cải thiện môi trường sống của khu vực thực hiện dự án và nâng cao thu nhập cho người dân do KOICA kết hợp với Tổng cục đường sắt thực hiện.

Dự án bao gồm:

- Khảo sát tính khả thi của dự án thông qua việc cử chuyên gia sang làm việc ( 628,000 USD): nhằm mục đích khảo sát các nghiên cứu hiện tại và tiến hành công tác điều tra việc triển khai dự án, dự đoán nhu cầu giao thông và đánh giá về ảnh hưởng trong lĩnh vực vận chuyển tổng hợp của các phương tiện giao thông chủ yếu, phân tích kế hoạch phân tuyến đường và chi phí cho việc

78 xây dựng mới đường sắt đôi điện khí hóa khổ 1,435mm, lập kế hoạch đầu tư và xây dựng để thực hiện việc thi công phân đường đôi theo từng giai đoạn và đánh giá tính kinh tế, phân tích yếu tố tài chính và phân tích ảnh hưởng mang tính xã hội, môi trường…

- Mời đào tạo trong nước (29,000 USD): Thực hiện chương trình đào tạo với đối tượng là 10 cán bộ cấp cao trong ngành đường sắt Việt Nam, nhằm bồi dưỡng năng lực cho cán bộ liên quan, nhằm thực hiện dự án một cách hiệu quả.

- Hỗ trợ vật tư và các khoản khác (54,400 USD): Hỗ trợ trang thiết bị văn phòng, phương tiện đi lại để lập văn phòng cho các chuyên gia sang làm việc; Tổ chức các cuộc họp tổng kết và đánh giá

Ý nghĩa của dự án:

Ngoài ý nghĩa giúp phân tích đánh giá tính kinh tế, tài chính, ảnh hưởng mang tính xã hội, môi trường của các dự án đường sắt, dự án này còn giúp nâng cao vai trò, tăng cường năng lực cho các cán bộ quản lý có chuyên môn trong lĩnh vực đường sắt của Việt Nam, phục vụ cho quá trình đầu tư mạnh mẽ hơn trong việc lập kế hoạch và xây dựng đường cao tốc, tàu điện ngầm, đường ray xe lửa hạng nhẹ…góp phần mở rộng hơn nữa mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực đường sắt của hai quốc gia.

Cũng qua dự án này, sự chuẩn bị các phương án cụ thể cho việc mở rộng trang thiết bị của mạng vận chuyển trên những trục đường quan trọng nhất của quốc gia, cũng sẽ góp phần không nhỏ cho quá trình đầu tư hiệu quả vào ngành đường sắt. Đặc biệt, chính phủ Hàn quốc thông qua hoạt động của KOICA, mong muốn góp phần vào sự phát triển của kế hoạch xây dựng mạng đường sắt diện rộng giữa các quốc gia đang được thực hiện trong khu vực bán đảo Đông dương, bao gồm cả Việt Nam. Mặt khác, chính phủ Hàn quốc mong việc duy trì quan hệ hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực đường sắt của Việt nam

79 sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tham gia vào các dự án đầu tư quy mô lớn trong lĩnh vực đường sắt của khu vực sau này.

* Dự án mở rộng và tăng cường năng lực Trường cao đẳng kỹ thuật và công nghệ Hàn- Việt (Tỉnh Nghệ An).

Bối cảnh thực hiện dự án

Việt Nam là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ với định hướng mở cửa và cải cách kinh tế. Chính phủ đang thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội với mục tiêu đạt thu nhập bình quân đầu người là 1000 USD và tăng trưởng bình quân hàng năm là 7%. Việt Nam hiện đang sở hữu nguồn nhân lực dồi dào, phong phú với hơn 8,4 triệu người, đây đồng thời là một quốc gia có tiềm lực phát triển mạnh mẽ với nguồn nhân lực trẻ, dưới 24 tuổi chiếm hơn 50%. Xuất phát điểm từ một nước nông nghiệp, chính phủ đang thực hiện chính sách phát triển công nghiệp năng động, song song với tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp.

Một phần của tài liệu CƠ QUAN HỢP TÁC QUỐC TẾ HÀN QUỐC KOICA VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CHO QUAN HỆ VIỆT NAM - HÀN QUỐC THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM (Trang 71 -71 )

×