Với những đóng góp không nhỏ cho quan hệ hợp tác Việt Nam- Hàn quốc, có thể khẳng định, cơ quan hợp tác quốc tế (KOICA) thực sự là một tổ chức hợp tác quốc tế hoạt động tương đối hiệu quả, với tầm nhìn chiến lược và quy mô quốc tế. Trong tương lai, với những nỗ lực hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội
95 một cách bền vững cho các quốc gia đang phát triển và đạt được Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, chúng tôi tin tưởng rằng, quy mô hoạt động của KOICA sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đem lại những đóng góp thiết thực cho các quốc gia tiếp nhận viện trợ nói riêng cũng như sự phát triển của khu vực nói chung.
Và, để tối đa hóa hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế như KOICA, chúng tôi có một vài kiến nghị như sau :
* Về phía Việt Nam :
- Cần xây dựng các quy chế tiếp nhận viện trợ, hỗ trợ việc thực hiện các dự án, hoạt động hỗ trợ cũng như việc sử dụng hiệu quả các công trình viện trợ này. - Xây dựng kế hoạch và ngân sách cho việc sử dụng, phát huy nguồn nhân lực đã được đào tạo, để từ đó nhân rộng hiệu quả đào tạo cho các địa phương, khu vực tỉnh thành phố trên cả nước.
- Giám sát, quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn hỗ trợ, các tài sản được hỗ trợ, tránh tình trạng sử dụng tùy tiện, bừa bãi, không hiệu quả gây lãng phí. * Về phía Hàn quốc :
- Đa dạng hóa các lĩnh vực hỗ trợ, viện trợ theo nhu cầu và chính sách phát triển của chính phủ Việt Nam.
- Tăng cường chuyển giao công nghệ và chia sẻ kinh nghiệm ở cấp độ cao hơn, đặc biệt trong lĩnh vực CNTT, hạ tầng cơ sở, môi trường
- Nâng cao quy mô về vốn cho các dự án để đảm bảo hiệu quả hỗ trợ sâu và rộng, tăng cường thời gian đào tạo nguồn nhân lực, các chương trình giao lưu, trao đổi nhân lực chuyên môn để cả hai bên có đủ thời gian trong việc tiếp nhận những kiến thức, kinh nghiệm được chia sẻ.
- Xây dựng kế hoạch hỗ trợ dài hạn với các mục tiêu cụ thể, theo từng giai đoạn, phù hợp với lộ trình phát triển của Việt Nam.
Việc sử dụng nguồn viện trợ, hỗ trợ một cách hiệu quả, khoa học cũng như việc tăng cường, thúc đẩy hoạt động viện trợ trên cơ sở phù hợp với nhu
96 cầu phát triển của quốc gia đối tác sẽ đem lại những đóng góp thiết thực cho mối quan hệ hợp tác của Việt Nam và Hàn quốc, để từ đó duy trì và phát triển mối quan hệ này lên tầm cao hơn như sự mong mỏi của người dân và chính phủ hai nước.
97 PHẦN KẾT LUẬN
Thế giới đang bước vào một giai đoạn cực kỳ sôi động, đầy cơ hội, song cũng đầy sự thách thức. Các quá trình liên kết và hợp tác đa phương, song phương của các nước, các tổ chức trong khu vực cũng đang mở ra, với sự đa dạng về hình thức và tốc độ rất cao. Đây là một trong những cơ hội phát triển đang đặt ra trước mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế. Việt Nam, cũng như Hàn Quốc đang bước vào một nhịp chuyển động mới, với những động lực mới cực kỳ mạnh mẽ, vì vậy quan hệ hợp tác song phương là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong phát triển kinh tế, trong thời đại mà kinh tế là yếu tố có ý nghĩa quyết định tới mọi mối quan hệ quốc tế. Kể từ sau khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt - Hàn đã có những buớc phát triển một cách toàn diện về mọi mặt như: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, ... trở thành một trong những mối quan hệ năng động và nhanh chóng nhất trong khu vực và thế giới. Trong quá trình hợp tác, Việt Nam và Hàn Quốc cũng tìm thấy ở nhau những sự bổ sung hết sức đáng quý, Việt Nam có thế mạnh mà Hàn Quốc rất quan tâm như dồi dào về nhân lực, tiềm năng thị trường…trong khi Việt Nam cũng tìm thấy ở Hàn Quốc năng lực về nguồn vốn, công nghệ tiên tiến…Sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc là một kinh nghiệm cần thiết đối với Việt Nam. Trong khi đó, kinh nghiệm thống nhất đất nước của Việt Nam cũng hết sức quý báu cho Hàn Quốc trong tiến trình hoà giải, hoà hợp dân tộc, tiến tới thống nhất đất nước.
Trong bối cảnh hợp tác đó, những hoạt động của các tổ chức hợp tác quốc tế như KOICA, JICA…. càng thể hiện rõ tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong quá trình phát triển mỗi quốc gia, nó cho thấy các quốc gia đã, đang phát triển ngày nay không những tập trung phát triển cho mình, mà còn tìm tiếng nói chung, tìm sự hòa nhập và đoàn kết với các quốc gia khác thông qua các hoạt động hợp tác, hỗ trợ, tạo nên những khu vực có sự phát triển đồng đều, nâng cao vị thế của khu vực mình trên trường quốc tế.
98 Với gần 18 năm hoạt động tại Việt Nam, KOICA đã có những đóng góp quý báu cho sự phát triển của Việt Nam nói chung và cho mối quan hệ hợp tác Hàn quốc- Việt Nam nói riêng. Mặc dù quy mô các dự án còn nhỏ, nhưng nó có những đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Các hoạt động hỗ trợ chủ yếu tập trung vào những khu vực khó khăn nhất của Việt Nam, trực tiếp hỗ trợ cho người nghèo thông qua việc xây dựng bệnh viện, trường tiểu học, trường đào tạo nghề… ; hay các hoạt động phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ tiên tiến, chia sẻ kinh nghiệm phát triển… thực sự có ý nghĩa đối với một quốc gia đang phát triển, cần xây dựng nền tảng cơ bản cho quá trình phát triển đó, những hoạt động này đã trang bị cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam những kinh nghiệm đã được tích lũy của một quốc gia từng đổ vỡ trong chiến tranh, những kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến được phát minh và ứng dụng và quan trọng hơn cả là nguồn nhân lực có chuyên môn, năng lực- nguồn lực đóng vai trò đầu tàu trong phát triển quốc gia.
Tiềm năng hợp tác của Việt Nam và Hàn quốc là tương đối lớn, trên nhiều lĩnh vực, vì thế, hoạt động của Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) chắc chắn sẽ theo đó mà phát triển hơn về quy mô, chất lượng, đóng góp thiết thực hơn nữa cho mối quan hệ này. Cùng với bề dày lịch sử mối quan hệ hai nước, sự gắn bó, hiểu biết lẫn nhau về văn hóa, xã hội, lịch sử, những tiềm năng của mỗi quốc gia, những điều kiện thuận lợi do chủ quan và khách quan đem lại, sẽ thúc đẩy sự hợp tác, hỗ trợ giữa hai quốc gia.Hi vọng rằng, mục tiêu phát triển mối quan hệ “Đối tác hợp tác chiến lược” sẽ là động lực quan trọng để Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn quốc (KOICA) thực hiện các hoạt động hỗ trợ của mình ngày một quy mô, chuyên sâu và hiệu quả hơn, góp phần tăng cường quan hệ hai nước hướng tới thế kỉ XXI và vì một Châu Á mới phồn vinh của ngày mai, góp phần vì hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới .
99 TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu tiếng Việt
1. Báo nhân dân số ngày 4/3/2008. 2. Báo nhân dân ngày 23/3/2008 . 3. Báo nhân dân ngày 17/7/2008 .
4. Bộ ngoại giao- Tuyên bố chung Việt Nam- Hàn quốc về hợp tác toàn diện,
ngày 08/02/2001.
5. Cho Jae Hyun (1995) : Quan hệ Hàn - Việt trong lịch sử, tạp chí Xưa và
nay, số 11, tháng 1.
6. Hà Hồng Hải, Quan hệ việt Nam - Hàn Quốc : một thập niên phát triển đầy ý nghĩa", tạp chí nghiên cứu quốc tế - số 50.
7. Hoa Hữu Lân: Hàn Quốc, câu chuyện kinh tế về một con rồng, Nxb chính
trị quốc gia, Hà Nội 2002
8. Hoàng Văn Hiền - Ngô văn phúc: Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt - Hàn (1992- 2001), tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á , số 1(37) tháng
2/2002.
9. Jung Jun Suk: Thành quả hợp tác kinh tế Hàn- Việt trong 10 năm qua,
Tham luân tại hội thảo nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập Việt Nam - Hàn Quốc tại Học viện Quan hệ Quốc tế, Hà Nội; tháng 12/2002.
10.Kim Ki tae: Những thành quả hợp tác về văn hóa, giáo dục Hàn - Việt sau khi thiết lập quan hệ, Tham luận tại hội thảo nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết
lập Việt Nam – Hàn Quốc tại Học viện Quan hệ Quốc tế, Hà Nội tháng 12/2002.
11.Koo Sung Yeal: Mục đích giao lưu kinh tế và triển vọng giao dịch Hàn Quốc - Việt Nam, Tham luân tại hội thảo nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập
Việt Nam - Hàn Quốc tại Học viện Quan hệ Quốc tế, Hà Nội; tháng 12/2002. 12.Lê Dũng : Hợp tác khoa học và công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc - kết quả và triển vọng, tham luận tại hội thảo nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập
100 Việt Nam - Hàn Quốc, tại Học viện Quan hệ Quốc tế , Hà Nội ; tháng 12/2002.
13. Lưu Văn Lợi (1998): 50 năm ngoại giao Việt Nam, Tập I, II, NXB Công
An nhân dân, Hà Nội.
14. Lưu Thanh Mại: Tìm hiểu hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ Hàn Quốc, tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 6(42) tháng1 2/2002.
15. Ngô Minh Thanh: Quan hệ việt Nam - Hàn Quốc: Điểm qua những con số và sự kiện quan trọng, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 6(54)
12/ 2004.
16. Ngô Thị Trinh: Quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc (1992- 2002): Thực trạng - triển vọng, Tham luận tại hội thảo nhân dịp kỷ
niệm 10 năm thiết lập Việt Nam - Hàn Quốc tại Học viện Quan hệ Quốc tế, Hà Nội ; tháng 12/2002.
17. Nguyễn Cảnh Huệ, Nguyễn Trinh Nghiệu: Nhìn lại 10 năm (1992 - 2002) quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc , tạp chí Đông Nam Á số 2/ 2003 tr.38 - tr.45
18. Nguyễn Đình Bin- chủ biên (2005): Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Nguyễn Hữu Cát: Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc: Thực trạng và triển vọng, Tạp chí cộng sản số 12/ tháng 6 năm 2005
20. Nguyễn Hữu Cát: Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI, tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 6(42), tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 1(37), tháng
12/2002.
21. Nguyễn Mạnh Cầm : Quan hệ hữu nghị và hợp tác hướng về tương lai - Trả lời phỏng vấn tuần báo Quốc tế, Đặc san về 5 năm quan hệ ngọai giao
Việt Nam - Hàn Quốc ( 1992-1997), tr 6.
22. Nguyễn Thị Quế: Bước phát triển quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc, tạp chí
101 23. Nguyễn Văn Hồng (2003): Giao lưu văn hóa Trung Quốc, Nhật Bản, Korea, Việt Nam trong tiến trình lịch sử, Thụng tin Khoa học xã hội, số 2.
24. Phát biểu cuả thủ tướng Lee Han Dong tại Đại học Quốc Gia Hà Nội ,
Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc A, số 2(38)/2002
25.Thông tấn xã Việt Nam: Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc, tài liệu
tham khảo số 12/2007.
26. Trần Kim Lan: Hợp tác song phương Việt Hàn về giáo dục, văn hóa từ sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao - hiện trạng và triển vọng, tham luân tại
hội thảo nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập Việt Nam - Hàn Quốc tại Học viện Quan hệ Quốc tế , Hà Nội ; tháng 12/2002.
27. Thông tấn xã Việt Nam: Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc, tài liệu
tham khảo số 12/2007. * Tài liệu tiếng Anh
28. KOICA’s annual report (2008,2009)
* Tài liệu tiếng Hàn
29. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện công tác của KOICA tại Việt Nam (5/2011)
* Các trang web
30. Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn quốc (KOICA), www.KOICA.go.kr
31. Uỷ ban hợp tác kinh tế quốc tế (02-08-2006), “Quan hệ thương mại Việt Nam –Hàn Quốc”, http://www.nciec.gov.vn
32. Đaị sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, www.hanquocngaynay.com 33. Bộ ngoại giao Việt Nam, http://www.mofa.gov.vn
34. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, www.vietnamday.net 35. Cơ quan xúc tiến thương mại Hàn quốc, http://english.kotra.or.kr
102 36. Văn phòng văn hóa và kinh tế của Việt Nam tại Đài Bắc : http://www.vietnamoffice-taipei.org/vnemb.vn/tinkhac/ns080327144350, (27-03- 08).
37. Trang điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 38. Báo Quân đội nhân dân
103 PHỤ LỤC
Bảng 1: Các Hiệp định được ký kết giữa Việt Nam – Hàn Quốc
Hiệp định ký kết Thời gian Hiệp định hợp tác kỹ thuật- Kinh tế Tháng 2- 1993 Hiệp định bảo hộ và khuyến khích đầu tư Tháng 5- 1993 Hiệp định Thương mại, Hiệp định Hàng không Tháng12- 1993 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Tháng 5- 1994
Hiệp định Văn hoá Tháng 8- 1994
Hiệp định hợp tác thuế quan Tháng 3- 1995 Hiệp định về hợp tác Khoa học và công nghệ
Hiệp định Vận tải đường biển Tháng 4- 1995 Bản ký kết thoả thuận hợp tác thông tin Tháng 9- 1995 Hiệp định giao lưu Thể dục- Thể thao Tháng 11- 1996 Hiệp định năng lượng nguyên tử Tháng11- 1996 Hiệp định miễn visa cho nhân viên ngoại giao và hộ
chiếu công vụ Tháng 12- 1998
Thoả thuận hợp tỏc kiểm tra hàng thuỷ sản Tháng 7- 2000 Thoả thuận hợp tác giữa các cơ quan kiểm dịch động vật Tháng 2- 2002 Bản ký kết thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực xây dựng Tháng 7- 2002 Hiệp định hợp tác, du lịch Tháng 8- 2002 Hiệp định về miễn thị thực đối với hộ chiếu ngoại giao