Mục tiêu và định hướng chính sách chủ yếu của KOICA

Một phần của tài liệu Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc Koica và những đóng góp cho quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc thông qua các hoạt động tại Việt Nam (Trang 35)

Trong quá khứ, những nỗ lực hợp tác phát triển chủ yếu của KOICA tập trung thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người (BHNs) về phát triển quốc gia và tăng cường thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực (HRD). Tuy nhiên, trọng

36 tâm hiện nay đã được mở rộng để thúc đẩy quá trình phát triển bền vững, tăng cường quan hệ đối tác và nâng cao quyền sở hữu của người thụ hưởng. Ngoài ra, những mối quan tâm toàn cầu như môi trường, xoá đói giảm nghèo và xu hướng về giới đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cộng đồng quốc tế.

Do xu hướng thay đổi liên tục trong các nỗ lực hỗ trợ và thúc đẩy phát triển, KOICA đang phấn đấu để thích ứng với những thay đổi này bằng cách sử dụng nguồn lực tài chính hạn chế một cách hiệu quả trong các lĩnh vực mà Hàn Quốc có lợi thế so sánh. Trong đó, Hàn Quốc có kinh nghiệm phát triển từ một trong những nước nghèo nhất trên thế giới trở thành một trong những nền kinh tế tiên tiến. Minh chứng gần đây nhất là việc Hàn Quốc gia nhập Ủy ban hỗ trợ phát triển của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD/ DAC) vào ngày 25/11/2009. Các kiến thức và kinh nghiệm của Hàn Quốc thu được từ quá trình chuyển đổi này là tài sản vô giá cho phép KOICA hỗ trợ hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững của các nước đối tác và đem lại cho họ hy vọng về một thế giới tốt đẹp hơn.

Có thể tóm lược những mục tiêu chính của KOICA như sau:

+ Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững cho các quốc gia đang phát triển.

+ Tích cực tham gia xóa đói giảm nghèo bằng việc đạt được “Những mục tiêu phát triển của thiên niên kỷ”.

+ Khuyến khích hỗ trợ nhân đạo và an ninh nhân loại.

Với những mục tiêu nêu trên, KOICA đã xây dựng các định hướng chính sách hoạt động cụ thể, nhằm thực hiện hiệu quả chức năng hợp tác, hỗ trợ của mình.

+ Tăng cường vốn viện trợ ODA và tỷ lệ viện trợ không hoàn lại: Với sự tăng trưởng kinh tế liên tục và ngày càng cao, chính phủ Hàn quốc cũng thực

37 hiện chính sách mở rộng nguồn vốn ODA tương xứng với quy mô của nền kinh tế đồng thời nâng cao tỷ lệ viện trợ không hoàn lại, thực hiện việc xem xét hiệu quả của hoạt động viện trợ trong tương quan tình hình quốc tế.

+ Thực hiện hỗ trợ dựa trên hệ thống quản lý phù hợp với nhu cầu của nước đối tác: Trong quá trình thực hiện công tác hỗ trợ, KOICA luôn nỗ lực thực hiện các hoạt động hỗ trợ, hợp tác trong các lĩnh vực có liên quan đến Kế hoạch phát triển quốc gia (NDP) và Chiến lược xóa đói giảm nghèo (PRSP) của các nước đối tác bởi đó là cách tốt nhất để nâng cao hiệu quả và tính thiết thực của những hoạt động hỗ trợ này.

+ Kết hợp kinh nghiệm phát triển của Hàn quốc và những lợi thế so sánh vào những chương trình/kế hoạch hợp tác phát triển: KOICA tập trung thực hiện các dự án ODA kết hợp với việc chia sẻ kinh nghiệm phát triển từ một nước có nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh thành một quốc gia phát triển tiên tiến trên thế giới. Đồng thời cân đối giữa nhu cầu của các nước tiếp nhận hỗ trợ với những lĩnh vực hỗ trợ là thế mạnh phát triển của Hàn quốc. + Khuyến khích các tổ chức xã hội dân sự và khu vực tư nhân tham gia vào các dự án/chương trình của KOICA: Với chính sách mở rộng hỗ trợ và hợp tác, KOICA không ngừng tăng cường sự tham gia của công chúng trong các dự án của KOICA.

+ Duy trì nguyên tắc “Chọn lọc và tập trung” (Các nước đối tác và các khu vực): Với nguyên tắc này, KOICA tập trung phân bổ nguồn kinh phí hỗ trợ cho những quốc gia đối tác cần nhiều viện trợ xét trên những đánh giá khảo sát thực tế nhằm tránh tình trạng phân chia nhỏ lẻ và hỗ trợ không hiệu quả cho nhiều quốc gia.

- Hỗ trợ tập trung chủ yếu vào 7 lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh của Hàn quốc và nỗ lực đạt được những mục tiêu đề ra cho từng lĩnh vực.

1. Giáo dục 2. Sức khỏe

38 3. Quản trị công

4. Phát triển nông thôn 5. Công nghệ thông tin

6. Công nghiệp và năng lượng 7. Môi trường và bình đẳng giới.

+ Tăng cường viện trợ ràng buộc: KOICA thực hiện viện trợ ràng buộc theo từng giai đoạn, cân nhắc, xem xét các xu hướng quốc tế về viện trợ ràng buộc để áp dụng cho từng quốc gia nhận viện trợ.

+ Tăng cường năng lực thực hiện ODA: Với việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về ODA, KOICA đang nỗ lực tăng cường công tác đánh giá và giám sát việc thực hiện các dự án OAD nhằm năng cao hiệu quả viện trợ.

Với những mục tiêu rất tổng quát và rõ ràng như vậy, KOICA đã xác định định hướng hoạt động và phát triển của mình nhằm tối ưu hóa các hoạt động hợp tác, hỗ trợ, trên cơ sở kinh nghiệm và năng lực trong các lĩnh vực là thế mạnh của Hàn quốc như: Giáo dục, CNTT, Y tế ….Những định hướng chính sách hoạt động này là kim chỉ nam cho các hoạt động hỗ trợ, phản ánh được sự phát triển của nền kinh tế nói chung, cũng như quy mô hoạt động của KOICA nói riêng, đồng thời chỉ ra những nguyên tắc hoạt động nhằm phù hợp với các quốc gia tiếp nhận hỗ trợ, nâng cao nhận thức của người dân về OAD, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng chung vào những hoạt động nhân đạo này.

39 2.3. Cơ cấu tổ chức Bộ phận chính sách chung Bộ phận phát triển xã hội Bộ phận Châu Mỹ Latin Bộ phận Tây Phi Bộ phận Đông Phi

Bộ phận Trung Á và Khối thịnh vượng các quốc gia độc lập Bộ phận Tây Nam Á I Bộ phận Đông nam Á II Bộ phận Đông nam Á I Bộ phận tài chính kế toán Bộ phận hỗ trợ quản lý Bộ phận tìm kiếm hợp đồng Bộ phận phát triển kinh tế

Phòng Biến đổi khí hậu

Trung tâm hợp tác phát triển quốc tế Phòng hỗ trợ nhân đạo

Phòng đối tác tư nhân- công cộng Phòng tổ chức cán bộ

Phòng kế hoạch và ngân sách

Bộ phận “Chương trình phát triển năng lực” Bộ phận kế hoạch phát triển năng lực

Bộ phận điều hành chương trình của “ World Friend Korea” Bộ phận tuyển dụng và đào tạo của

“ World Friend Korea” Bộ phận kế hoạch của “ World Friend

Korea” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ phận Trung Đông và Afganishtan

Phòng quan hệ công chúng Phòng Chính sách kế hoạch Phòng phát triển năng lực Trụ sở hành chính “World Friend Korea” Phòng Trung đông và Châu Mỹ Latin Phòng Châu Phi Phòng Châu Á II Phòng Châu Á I Phòng hỗ trợ quản lý Chủ tịch

Kiểm toán viên

Cố vấn cao cấp Cố vấn Ban lãnh đạo Ban cố vấn Phòng đánh giá Phòng kiểm toán Trợ lý chủ tịch Phó chủ tịch Phó chủ tịch Phó chủ tịch Phó chủ tịch

40 2.4 Lĩnh vực, hình thức và khu vực hoạt động

2.4.1 Lĩnh vực hoạt động

Với kinh nghiệm sử dụng viện trợ nước ngoài hiệu quả, tạo tiền đề vững chãi cho sự phục hồi, phát triển kinh tế nhanh chóng và bền vững, chính phủ Hàn quốc đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu này cùng với nguồn hỗ trợ vốn cho các quốc gia đang phát triền, nhằm đạt được mục tiêu tạo dựng sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững thông qua các hoạt động hỗ trợ của KOICA. Nắm bắt rõ những nhu cầu trọng yếu để tạo ra một nền tảng phát triển cơ bản cho một quốc gia, KOICA đã tập trung các hoạt động hỗ trợ trong những lĩnh vực như: Giáo dục, Y tế, quản trị công, phát triển nông thôn, CNTT, Công nghiệp và năng lượng, Môi trường, Khắc phục thiên tai và tái xây dựng, Biến đổi khí hậu và Các mục tiêu thiên niên kỷ.

 Giáo dục

Giáo dục là một quyền cơ bản của con người theo quy định trong "Tuyên ngôn về Quyền con người" được Đại hội đồng LHQ thông qua năm 1948. Giáo dục là – quá trình bồi dưỡng tiềm năng con người, là điều cần thiết để đạt được phát triển bền vững ở các nước đối tác. Giáo dục đóng một vai trò quan trọng, liên kết tất cả các vấn đề trong chương trình nghị sự về phát triển quốc tế như giảm nghèo, y tế, chia sẻ công nghệ, môi trường, bình đẳng giới, dân chủ và cải thiện quản trị. Hơn nữa, giáo dục đem lại cơ hội cho bản thân mỗi người, được tự nâng cao sự tích lũy của cải vật chất và tri thức cho bản thân.

Theo Báo cáo về giám sát toàn cầu của UNESCO năm 2011, có hơn 795.000.000 người lớn không biết chữ, chiếm khoảng 17% dân số trưởng thành của thế giới. Và phụ nữ chiếm hai phần ba trong tổng số đó. Châu Phi cận Sahara và Nam Á và Tây chiếm khoảng 73% số người không biết chữ trên toàn thế giới. Có khoảng 67 triệu trẻ em bị mù chữ (số liệu này tính đến năm 2008), hơn một phần ba số trẻ em này sống ở các nước có thu nhập thấp.

41 Là nữ giới, nghèo đói và sống ở những quốc gia bị ảnh hưởng bởi xung đột là ba trong số những yếu tố phổ biến nhất gây ra tình trạng thất học này.

Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ hàng đầu mà KOICA đề ra trong các hoạt động hỗ trợ của mình là các vấn đề về Giáo dục. Chính sách hoạt động của KOICA trong lĩnh vực giáo dục được thể hiện ở 3 điểm chính:

- Hỗ trợ trong việc tiếp cận với giáo dục đào tạo: Xây dựng trường tiểu học và trung học, trung tâm dạy nghề, một số khoa của trường đại học. - Hỗ trợ trong việc nâng cao chất lượng và tính phù hợp của chương trình

học: phát triển chương trình giảng dạy, sách giáo khoa và đào tạo giáo viên.

- Hỗ trợ trong việc cải thiện hệ thống quản lý bằng cách tư vấn chính sách giáo dục và giới thiệu hệ thống văn bằng quốc gia.

Trong năm 2011, ngân sách dự kiến của KOICA cho các hoạt động liên quan đến giáo dục chiếm 17,5% ( 60,22 triệu USD) tổng số ngân sách. Hai khu vực nhận viện trợ về giáo dục lớn nhất là Châu Á (43%) và Châu Phi (22%).

[28: http://www.koica.go.kr/english/aid/education/index.html: 04/06/2011]

 Sức khỏe- Y tế

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc về " Tuổi thọ dân số thế giới" xuất bản năm 2007, tuổi thọ trung bình toàn cầu đã tăng đến 66 tuổi, tăng thêm 20 năm trong vòng năm thập kỷ qua. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tăng tuổi thọ là: sự sẵn có của thuốc kháng sinh, tiến bộ trong y học và thiết bị y tế, sự cải tiến trong các yếu tố xã hội và môi trường như chế độ dinh dưỡng tốt hơn và hệ thống nước ngầm. Bất chấp tiến độ phát triển trên, ở một số nước tại châu Phi và châu Á, tuổi thọ trung bình còn thấp và bất bình đẳng về khu vực ngày càng gia tăng. Ở các quốc gia này, sự bất ổn kinh tế xã hội và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng hạn chế do sự phát triển kinh tế bị trì hoãn, các

42 bệnh truyền nhiễm lan rộng, tăng trưởng dân số nhanh chóng, và những vấn đề liên quan đến đô thị hóa.

Để tham gia nỗ lực toàn cầu nhằm đạt được các mục tiêu về sức khỏe y tế trong các Mục tiêu thiên niên kỷ: Giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh (mục tiêu 4), Nâng cao sức khỏe bà mẹ (Mục tiêu 5), Giảm HIV / AIDS, sốt rét, và các bệnh khác (Mục tiêu 6), KOICA đã giúp tăng cường cơ sở hạ tầng y tế của các nước đối tác bằng việc xây dựng các bệnh viện và nâng cao cơ sở y tế. KOICA cũng đã hỗ trợ các nước đối tác phát triển chính sách y tế của họ bằng cách đào tạo chuyên gia y tế tại Hàn Quốc và điều phối nhân viên y tế Hàn Quốc ra nước ngoài hoạt động trong các chương trình hỗ trợ y tế. Ngoài ra, một số chương trình hỗ trợ khác cũng bao gồm việc cung cấp nước uống an toàn và các điều kiện vệ sinh.

Trong năm 2006, 26.662.000 đôla Mỹ tương đương13,8% của tổng ngân sách dự án đã được phân bổ cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và các dịch vụy tế. Trung Đông và châu Á (bao gồm cả Châu Đại Dương) là khu vực đối tác đầu tiên và thứ hai, chiếm 33,2% và 30,7% trong tổng ngân sách hỗ trợ y tế. Đứng đầu các quốc gia được thụ hưởng viện trợ là Iraq, tiếp theo là Jordan, Peru, Tanzaniavà Campuchia. Năm đối tác hàng đầu trong lĩnh vực này nhận được7,6% tổng ngân sách dự án của KOICA hay 52,9% của tổng ngân sách hỗ trợ y tế liên quan.

[28: http://www.koica.go.kr/english/aid/health/index.html:04/06/2011]

 Quản trị

Quản trị bao gồm các hệ thống, cơ cấu và quy trình có liên quan đến việc phân phối và quản lý các nguồn tài nguyên chính trị, kinh tế và xã hội. Quản trị có ảnh hưởng lớn đến toàn xã hội, và cộng đồng quốc tế đã nhận thức rõ tầm quan trọng của quản trị đối với sự phát triển bền vững. Do đó, khối lượng viện trợ trực tiếp tập trung vào việc cải thiện công tác quản trị và thúc đẩy

43 tính minh bạch, trách nhiệm, công bằng, dân chủ, và sự tham gia của công chúng vào các hoạt động của chính phủ ở các nước đối tác đang dần được tăng lên.

KOICA hỗ trợ các lĩnh vực quản trị của các nước đối tác, sử dụng kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc đã tích lũy được từ sau chiến tranh. Thông qua dự án hợp tác để cải thiện chính sách của chính phủ, cải thiện hệ thống quản lý khu vực công cộng, và cải cách hệ thống pháp luật của họ, KOICA hỗ trợ các nước đối tác trong nỗ lực nhằm xây dựng các điều kiện cho sự phát triển bền vững và công bằng. Để xây dựng năng lực hành chính tại các nước đối tác, KOICA tài trợ cho các dự án để giúp họ thông qua kinh tế thị trường và thực hiện chính sách phát triển công nghiệp. Đối với việc tăng cường xã hội, dân sự tại địa phương, KOICA khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện đầu tư và thương mại. KOICA cũng đã tung ra rất nhiều dự án đa dạng nhằm khuyến khích các chính phủ nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm, đồng thời thực hiện cải cách hệ thống pháp luật để hỗ trợ phát triển cân bằng và hợp lý.

Trong năm 2007, KOICA phân bổ 18,8% tổng ngân sách dự án của mình tương đương 50,9 triệu USD cho hợp tác trong lĩnh vực quản trị. Những khu vực tiếp nhận hỗ trợ chủ yếu là các quốc gia ở Trung Đông, châu Á và châu Phi.

[28:http://www.koica.go.kr/english/aid/governance/index.html:10/06/2011]

 Phát triển nông thôn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hầu hết các nước đang phát triển đều dựa trên các ngành công nghiệp chính như nông nghiệp, và đa số người nghèo sống ở khu vực nông thôn.Vì vậy, phát triển nông thôn là mấu chốt để xóa đói, giảm nghèo và để nâng cao chất lượng cuộc sống. Hàn Quốc đã từng là một trong những nước nghèo nhất thế giới trong những năm 1960, nhưng cũng chính quốc gia này đã đạt được

44 những thành công ngoạn mục trong lĩnh vực phát triển kinh tế suốt những năm 1970 và 1980.

Vào tháng 12 năm 1996, Hàn quốc gia nhập OECD (Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển). Về cơ bản, thành công trong việc giải quyết nghèo đói ở nông thôn đã đem lại những thay đổi lớn lao này. Cộng đồng quốc tế đã quan tâm sâu sắc hơn về những đóng góp Hàn Quốc trong công cuộc phát triển nông thôn ở các nước đang phát triển. Có thể khẳng định rằng, phát triển nông thôn có thể đạt được bằng việc tăng thu nhập hộ gia đình và đào tạo lực lượng lao động ở nông thôn.

Chương trình phát triển nông thôn của KOICA được phân loại như sau: ▲Xây dựng cơ sở hạ tầng để cải thiện chất lượng cuộc sống nông thôn, cụ thể là: xây dựng đường xá, cung cấp nước sạch, phát triển và xây dựng các

Một phần của tài liệu Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc Koica và những đóng góp cho quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc thông qua các hoạt động tại Việt Nam (Trang 35)