Những bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Sự ra đời và hoạt động của lực lượng thanh niên xung phong trong những năm kháng chiến chống Pháp (1950 - 1954 (Trang 83)

4 T100 là một vùng rừng núi trùng điệp, cổ thụ bạt ngàn Đây là vùng giáp ranh giữa 2 huyện Mộc Châu và Yên Châu của tỉnh Sơn La Đây là một vùng rộng lớn, có thể lập nhiều loại kho khác nhau để cung cấp cho

3.2. Những bài học kinh nghiệm

Quá trình hoạt động và những thành công trong việc xây dựng Lực lượng TNXP trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho Đảng, Chính Phủ và Đoàn thanh niên. Những bài học đó, không chỉ được vận dụng hiệu quả, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trong thời kỳ đổi mới mà cho đến hôm nay, nó vẫn có giá trị gợi mở cho sự nghiệp giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ, cổ vũ, động viên thế hệ trẻ hăng hái góp sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Những bài học đó là:

- Luôn tin tưởng vào thanh niên, đánh giá đúng vai trò, vị trí của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng.

Trong hai cuộc chiến tranh thần thánh chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, các thế hệ thanh niên Việt Nam đã hiến dâng trọn vẹn tinh thần và tính mạng của mình, cùng toàn dân giành được biết bao những thắng lợi cách mạng mang ý nghĩa lịch sử quan trọng và tầm vóc thời đại. Có thể thấy rõ rằng, mọi thắng lợi và thành công trong công tác vận động thanh niên tham gia cách mạng có được đều bắt nguồn từ sự tin tưởng, sự quan tâm dìu dắt của Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta giành cho thế hệ trẻ. Điều này đã được lịch sử khẳng định, Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã đánh giá cao vai trò, vị trí của thanh niên, coi thanh niên là một lực lượng quan trọng, không thể thiếu trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Án nghị quyết về Cộng sản Thanh niên vận động của Trung ương Đảng tháng 10 năm 1930 có thể coi là văn kiện đầu tiên của Đảng ta đặt nền móng vững chắc về quan điểm, tư tưởng cho công tác vận động thanh niên. Sau khi phân tích tình trạng bị áp bức, bóc lột nặng nề của các tầng lớp thanh niên lao động ở Đông Dương cả về 3 mặt dân tộc, giai

cấp, lứa tuổi, Nghị quyết khẳng định: “Thanh niên lại là một hạng người ít bị những cái ảnh hưởng quốc gia, phong kiến, đế quốc chủ nghĩa trói buộc họ hơn người lớn, cho nên từ khi phong trào cách mạng nổi khắp trong xứ, chúng ta thấy quần chúng thanh niên tham gia rất hăng hái. Những cuộc công nhân bãi công và nông dân biểu tình trong năm nay tỏ rõ rằng thanh niên lao động đã thành một lực lượng cách mạng rất quan trọng không thể kể tới được.” Và từ nhận thức vai trò, vị trí to lớn của thanh niên như vậy, Nghị quyết đã đi đến kết luận: “Đảng cộng sản phải cần kíp công tác trong quần chúng thanh niên, phải lãnh đạo cho quần chúng thanh niên lao động thành phố, nhà quê, đấu tranh hàng ngày và phải kéo họ ra khỏi ảnh hưởng quốc gia, phong kiến, đế quốc. Muốn được như vậy thì chỉ có tổ chức ra một đoàn thể của thanh niên mới được.” Và để đạt được như vậy, Nghị quyết một lần nữa nhấn mạnh “phải làm cho hết thảy đảng viên hiểu rằng công việc Thanh niên Cộng sản Đoàn là một việc cần kíp quan trọng như là việc Đảng vậy” [1, tr. 35, 36, 37].

Quan điểm của Đảng ngay từ đầu là vậy, còn Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người lại giành cho thanh niên một tình cảm sâu sắc, một niềm tin vững trãi vào khả năng cách mạng của họ, Người đã nhiều lần nhấn mạnh: thanh niên tiêu biểu cho sự phát triển tương lai của đất nước. Người cho rằng, muốn “hồi sinh” dân tộc trước hết phải “hồi sinh” thanh niên. Người cũng giải thích thêm rằng: “Bác yêu mến thanh niên.

- Vì thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai - tức là các cháu nhi đồng.

- Vì thanh niên là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hóa, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội…” [46, tr. 488]

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tình hình cách mạng khẩn trương, cấp bách đòi hỏi phong trào thanh niên và tổ chức Đoàn phải tập hợp đoàn kết đông đảo đoàn viên thanh niên, mà tổ chức TNXP là tiêu biểu nhất để phát huy vai trò nòng cốt, gương mẫu của thanh niên, tích cực tham gia và hoàn thành mọi nhiệm vụ của Đảng.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, khả năng to lớn của thanh niên một lần nữa được Đảng và Bác Hồ đặc biệt quan tâm, tin tưởng. Lực lượng TNXP chống Mỹ cứu nước (tập trung) được thành lập để đáp ứng tình hình khẩn trương của cách mạng, nguyện vọng tha thiết, chính đáng của thanh niên. Đoàn thanh niên tiếp tục được giao nhiệm vụ giáo dục, động viên thanh niên tham gia Lực lượng TNXP. Điều này thể hiện sự tin cậy tuyệt đối của Đảng và nhân dân đối với thế hệ trẻ. Trong 10 năm (từ 1965 đến 1975) đã có gần 15 vạn thanh niên tham gia thanh niên xung phong. Lực lượng này ngày đêm tải đạn, tải thương, sửa chữa cầu đường, san lấp hố bom, rà phá bom mìn…với tinh thần “Sống bám cầu bám đường, chết kiên cường dũng cảm”, hay “Đứt đường như đứt từng khúc ruột”, “Địch phá, ta sửa ta đi. Địch lại phá, ta lại sửa ta đi”.

Có thể nói, những lớp thế hệ thanh niên kế tiếp nhau từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau đã thật sự kết thành một khối vững chắc, dốc toàn lực vào cuộc kháng chiến oai hùng của dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc do Đảng vạch ra. Ở mỗi thời kỳ đấu tranh, thanh niên Việt Nam mà nòng cốt là Đoàn thanh niên đều tổ chức được những phong trào cách mạng thiết thực mang tính rầm rộ và quyết liệt dưới

nhiều hình thức nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền độc lập, tự do cho dân tộc. Thanh niên Việt Nam thật xứng đáng là đội quân xung kích cách mạng, đáp ứng lòng tin cậy của Đảng, Bác Hồ và nhân dân.

- Xây dựng những mô hình sinh động, phong phú, những phong trào cách mạng thiết thực để đoàn kết, tập hợp thanh niên, phát huy tính xung kích, tình nguyện, sáng tạo của tuổi trẻ, tạo điều kiện để tuổi trẻ rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.

Thực tiễn lịch sử cách mạng cho thấy, khi thanh niên được tập hợp, đoàn kết trong các tổ chức tiêu biểu của thanh niên như TNXP, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, Hội Liên hiệp thanh niên…và với các phong trào cách mạng rầm rộ, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của thanh niên thì thanh niên được phát huy hết sức mạnh, cống hiến trọn vẹn cho sự nghiệp cách mạng. Có thể điểm qua một số phong trào thi đua yêu nước rộng lớn, thu hút đông đảo thanh niên tham gia qua các quá trình cách mạng như: “Xung phong tòng quân giết giặc lập công”, “Xung phong đấu tranh chính trị và chống bắt lính”, “Xung phong đi thanh niên xung phong” trong cuộc kháng chiến chống Pháp; các phong trào “Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu”, “Lao động kiến thiết Tổ quốc”, “Xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất”, “Ba sẵn sàng” ở Miền Bắc, “Năm xung phong” ở miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; Hòa bình lập lại, nước Việt Nam độc lập, thống nhất, thanh niên Việt Nam cùng bắt tay xây dựng đất nước với các phong trào như “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nước”, “Thanh niên tình nguyện”, “Thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”…

Như vậy, có thể thấy, phong trào nối tiếp phong trào, thành công tiếp nối thành công, các thế hệ thanh niên Việt Nam đã làm nên những kỳ tích

hào hùng trong cả chiến đấu và xây dựng đất nước. Thành công đó không chỉ xuất phát từ việc đánh giá cao vai trò, vị trí của thanh niên nói chung, TNXP nói riêng mà còn thể hiện trong qúa trình cách mạng, Đảng ta, Đoàn ta đã từng bước đưa ra những mô hình phù hợp, những chính sách, chủ trương đáp ứng được nguyện vọng, hoài bão cống hiến, rèn luyện của thanh niên nhằm động viên thanh niên tham gia các đội TNXP, các phong trào lớn do Đảng, Đoàn phát động, đóng góp nhiều công sức, trí tuệ cho đất nước.

- Không ngừng củng cố, xây dựng tổ chức Đoàn thanh niên vững mạnh, đóng vai trò nòng cốt trong các phong trào thanh niên, là môi trường tập hợp, đoàn kết thanh niên hiệu quả nhất.

Từ ngày mới thành lập cho đến nay, tổ chức Đoàn có vai trò và trách nhiệm to lớn là “cánh tay đắc lực của Đảng trong việc tổ chức, giáo dục thế hệ thanh niên và nhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản” [47, tr. 248]. Vai trò to lớn ấy có thể coi là sứ mệnh lịch sử vẻ vang luôn đặt ra yêu cầu cấp thiết phải xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn ngang tầm với nhiệm vụ trong các thời kỳ cách mạng. Bác Hồ luôn nhắc nhở “Phải củng cố tổ chức Đoàn, phải đoàn kết nội bộ thật chặt chẽ”. Người nêu rõ: “Trong mọi việc, thanh niên phải làm đầu tàu, xung phong gương mẫu” và Người dạy: “Muốn thế, Đoàn thanh niên phải củng cố và phát triển hơn nữa” [47, tr. 217].

Quá trình xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn cũng đồng thời là quá trình tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng đối với tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên. Đây là bài học kinh nghiệm có ý nghĩa sâu sắc trong mọi thời kỳ cách mạng Việt Nam, đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận cho cách mạng. Cũng trên cơ sở đó, Đảng, Đoàn mới phát hiện được ra

những hạt nhân tích cực, những đội hình tiêu biểu nhằm bổ sung cán bộ cho tổ chức và phong trào thanh niên.

- Coi trọng công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên, khơi dậy truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc trong thế hệ trẻ.

Đây là bài học không mới và đã được Đảng, Bác Hồ và Đoàn thanh niên coi trọng trong suốt quá trình giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, việc tăng cường công tác thanh niên, đặc biệt là giáo dục về lý tưởng cách mạng nhằm "hình thành một lớp thanh niên nam, nữ ưu tú, vững vàng về chính trị, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa", "có lý tưởng cao đẹp", "sống có văn hóa và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính", biết "nuôi dưỡng hoài bão lớn", "tự cường dân tộc" theo tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Bác Hồ là đòi hỏi và nhiệm vụ đặt ra rất cần thiết và cấp bách.

Các cấp bộ Đảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân phải làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thấm đượm trong tư tưởng, lý tưởng của thanh niên, góp phần củng cố niềm tin của thanh niên vào đường lối độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Mỗi cán bộ, đoàn viên cần tự giác, chủ động tìm hiểu, học tập đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, là người tuyên truyền, vận động và gương mẫu thực hiện những điều đó.

Tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc, làm cho lòng yêu nước, yêu xã hội chủ nghĩa thực sự trở thành phẩm chất tiêu biểu của người thanh niên Việt Nam trong thời kỳ mới. Đồng thời với việc tăng cường giáo dục truyền thống vẻ vang của dân tộc, của Đảng, của Đoàn và của địa phương, truyền thống văn hoá, văn hiến, truyền thống đoàn kết cộng đồng, Đoàn cần tập trung giáo dục thanh thiếu niên ý chí tự

lực, tự cường, tự tôn dân tộc, khát vọng chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, giáo dục tinh thần xung kích, tình nguyện vì cộng đồng và sự phồn vinh của đất nước.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh giáo dục lối sống cho thanh niên, góp phần hình thành thế hệ thanh niên sống có văn hoá, yêu lao động, giàu lòng nhân ái, tham gia xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đoàn tập trung giáo dục thanh niên lòng yêu lao động, tôn trọng người lao động, biết hưởng thụ chính đáng, chống lối sống thực dụng, hưởng thụ một chiều; kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, có thái độ, hành vi ứng xử văn hoá; xây dựng nếp sống văn hoá trong gia đình, giữ vững thuần phong mỹ tục; đấu tranh chống lối sống ích kỷ, coi thường luân thường đạo lý; nâng cao nhận thức và hành động của thanh niên đấu tranh phòng chống các tiêu cực và tệ nạn xã hội.

Để góp phần xây dựng một thế hệ trẻ nhân ái, trung thực, hết lòng vì cộng đồng, vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa thì công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên phải được đặc biệt đề cao. Nội dung của đạo đức cách mạng của người thanh niên trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Bác Hồ dạy là: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; phương châm hành động của mỗi thanh niên là “mình vì mọi người, mọi người vì mình” và quán triệt tinh thần “Đâu Đảng cần thanh niên có. Việc gì khó thanh niên làm”. Mỗi cấp bộ Đoàn và các ngành, các cấp cần cụ thể hoá nội dung và phương châm xuyên suốt đó trong công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên nhất là trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.

Một phần của tài liệu Sự ra đời và hoạt động của lực lượng thanh niên xung phong trong những năm kháng chiến chống Pháp (1950 - 1954 (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)