4 T100 là một vùng rừng núi trùng điệp, cổ thụ bạt ngàn Đây là vùng giáp ranh giữa 2 huyện Mộc Châu và Yên Châu của tỉnh Sơn La Đây là một vùng rộng lớn, có thể lập nhiều loại kho khác nhau để cung cấp cho
3.3. Một số đề xuất để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của TNXP trong giai đoạn hiện nay
trong giai đoạn hiện nay
Để nói lên tính cần thiết phải tiếp tục tổ chức Lực lượng TNXP trong giai đoạn hiện nay, trước hết chúng ta cần điểm lại quá trình phát triển và những thành tựu của Lực lượng TNXP kể từ sau cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1954 đến nay.
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Miền Bắc nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội trong khi miền Nam vẫn phải tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ để tiến tới thống nhất nước nhà. Và để xây dựng cơ sở vật chất cho hậu phương lớn xã hội chủ nghĩa miền Bắc, hàng vạn TNXP lại tiếp tục phát huy truyền thống của TNXP chống Pháp hăng hái lên đường, đóng góp mồ hôi, công sức và cả xương máu để xây đắp lên hàng trăm công trường, nhà máy, tuyến đường…của miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Chính những phong trào khởi phát từ thanh niên và Lực lượng TNXP thời kỳ này đã ghi lại nhiều dấu ấn trên những công trình chủ nghĩa xã hội đầu tiên ở nước ta.
Rồi thế hệ TNXP của phong trào “Ba sẵn sàng”, “Năm xung phong” ra đời với quyết tâm “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Trong hơn 10 năm hoạt động, gần 20 vạn TNXP chống Mỹ cứu nước ở cả ba miền đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo trong lao động sản xuất và chiến đấu góp phần xứng đáng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những địa danh lịch sử như ngã ba Đồng Lộc, phà Xuân Sơn, Long Đại, Núi Nhồi, Cổng Trời, Truông Bồn, Linh Cảm, Khe Giao, Đường 1C, Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Bông Trang – Nhà Đỏ…mãi mãi ghi đậm chiến công của thế hệ TNXP chống Mỹ và đã trở thành các địa danh lịch sử không thể nào quên.
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, thế hệ TNXP tiếp theo lại tiếp tục lên đường làm nhiệm vụ bằng bài ca xây dựng đất nước “Đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Hàng chục vạn TNXP Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đã có mặt ở tuyến đầu gian khó, xây đắp lên những dòng kênh tươi xanh, cải tạo những cuộc đời lầm lỡ, dọn sạch bom mình, dây kẽm gai để xây dựng những khu kinh tế mới xanh tươi. Trong quãng thời gian này, Lực lượng TNXP Thành phố Hồ Chí Minh đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động. Điều đó đã khẳng định TNXP không chỉ anh hùng trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, mà còn anh hùng cả trong lao động xây dựng đất nước.
Tổng kết lại những mốc son lịch sử như trên, Lực lượng TNXP Việt Nam đã có quá trình hình thành phát triển gần 60 năm. Với những đóng góp và thành tựu đạt được trong lịch sử tồn tại của mình, Lực lượng TNXP cần tiếp tục được duy trì và phát triển. Đây cũng là những đòi hỏi khách quan của lịch sử, nhất là trong thời kỳ đất nước ta đang hội nhập sâu rộng vào thế giới, đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa.
Trước tiên, trên phương diện Nhà nước, quá trình thực hiện các chương trình, dự án lớn của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo vẫn rất cần những đội hình thanh niên xung kích để thực hiện. Đây cũng là một khía cạnh phát huy nội lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời thông qua tổ chức TNXP để giáo dục rèn luyện và phát huy những phẩm chất tốt đẹp của thanh niên, giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc trong thanh niên như việc làm, chống tệ nạn xã hội.
Thứ hai, về phía Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, việc duy trì và đẩy mạnh hoạt động của mô hình TNXP cũng là để góp phần đổi mới công tác tập hợp,
đoàn kết thanh niên, giáo dục rèn luyện cán bộ, đoàn viên, xây dựng tổ chức Đoàn, Hội vững mạnh. Bản thân thanh niên cũng cần có thêm môi trường để rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.
Nhiệm vụ phát triển kinh tế đất nước gắn với nhiệm vụ an ninh quốc phòng trong thời kỳ mới đòi hỏi phải có những TNXP tình nguyện xây dựng kinh tế với xây dựng thế trận bảo vệ Tổ quốc ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Thanh niên xung phong phải trở thành lực lượng dự bị quốc phòng quan trọng.
Như vậy, Trong giai đoạn hiện nay, Lực lượng TNXP có những điều kiện khách quan để tồn tại và phát triển. Nhưng để đẩy mạnh hoạt động của TNXP thì cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, phải tạo được một sự chuyển biến thực sự về nhận thức trong các cấp, các ngành về vai trò, chức năng, nhiệm vụ và sự cần thiết khách quan của TNXP trong thời kỳ mới.
Sở dĩ cần phải làm được như vậy bởi trong thực tiễn xây dựng, trưởng thành của Lực lượng TNXP đã khẳng định rằng, thành tích to lớn mà TNXP đạt được đều bắt nguồn từ hai yếu tố quan trọng: Một là, sự phấn đấu nỗ lực hết mình của chính bản thân các đội viên TNXP. Hai là, sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, cộng với sự hợp tác giúp đỡ của các ban ngành đoàn thể từ Trung ương tới cơ sở. Ngày nay, nhiệm vụ cách mạng đã chuyển sang thời kỳ mới, để cho Lực lượng TNXP hoạt động ngày càng hiệu quả thì việc tiếp tục phát huy hai nhân tố trên vẫn có ý nghĩa quyết định. Chỉ có trên cơ sở quán triệt sâu sắc, đầy đủ chức năng nhiệm vụ của TNXP mới có quan điểm nhìn nhận đánh giá thống nhất về hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của TNXP. Mặt khác mới có chủ trương, chính sách đúng đắn đối với TNXP. Muốn như vậy phải làm tốt công
tác tuyên truyền làm rõ vai trò, vị trí, sự cần thiết của TNXP ở từng địa phương, cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể nhân dân. Tạo dư luận xã hội đúng đắn, ủng hộ và tạo điều kiện cho TNXP tiếp tục hoạt động.
Thứ hai, cần đổi mới công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đội viên TNXP và có những chính sách nhằm thu hút trí thức trẻ tham gia TNXP.
Qua nghiên cứu cho thấy, nhu cầu của cán bộ, đội viên TNXP hiện nay là vấn đề nâng cao trình độ, phát triển năng lực sáng tạo, tri thức của TNXP. Chính vì vậy, cần đổi mới mạnh mẽ việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, đội viên TNXP, để không chỉ thu hút được các TNXP tình nguyện ưu tú, nhiệt tình, hăng hái mà còn có trí tuệ, tay nghề, để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thời kỳ mới. Cần xây dựng những mô hình tổ hợp để gắn đào tạo với sử dụng, sử dụng gắn với đào tạo, để tạo thuận lợi cho sự phát triển nghề nghiệp của TNXP. Cơ cấu đội ngũ cũng cần được tổ chức hợp lý để đảm bảo sự cân bằng về giới, về nghề nghiệp và đặc biệt là cân đối lao động dân cư trên các địa bàn trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước.
Thứ ba, để Lực lượng TNXP đóng góp công sức và trí tuệ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được tốt hơn, rất cần sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách của Đảng, Chính phủ, các ban ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương.
Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã qua đi hàng chục năm nay, song hậu quả của nó còn nặng nề với dân tộc ta nói chung, với các thế hệ thanh niên xung phong nói riêng. Vì vậy, việc giải quyết tốt chính sách đối với các cựu TNXP sau chiến tranh là một vấn đề quan trọng.
Có thể nói, cho đến nay Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết chế độ, chính sách đối với Lực lượng TNXP tham gia kháng chiến. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn nảy sinh một số vấn đề mà chúng ta chưa giải quyết được. Như một số trường hợp TNXP sau khi hoàn thành nhiệm vụ được chuyển ngành, được bố trí công việc tại nhiều cơ quan, xí nghiệp nhưng do sức khỏe không đảm bảo, lại bị hạn chế về trình độ văn hóa và chuyên môn cho nên dần dần bị loại khỏi môi trường làm việc. Một số khác, trong quá trình chiến đấu và phục vụ chiến đấu đã mang thương tật, nhiễm độc…nên gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống.
Những thực tế trên đặt ra cho Đảng, Nhà nước và các ban, ngành đoàn thể từ Trung ương đến địa phương cần phải có những chính sách phù hợp để bù đắp và hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt thòi của TNXP trong đời sống xã hội. Đó là những chính sách nhằm ổn định nơi ăn ở (như cấp nhà, cấp đất), tạo công ăn việc làm cho chính TNXP và con cái họ, ưu tiên cho vay vốn sản xuất, cấp sổ khám chữa bệnh và tập trung mọi nguồn lực nuôi dưỡng những thanh niên xung phong già yếu, cô đơn, bệnh tật…
Trong điều kiện đất nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, Lực lượng TNXP càng có vai trò hết sức quan trọng. Chính vì vậy, song song với việc đảm bảo chế độ, chính sách với các thế hệ TNXP đi trước, Đảng, Nhà nước, các ngành, các cấp phải tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách đế phát huy sức mạnh to lớn của thế hệ TNXP ngày nay. Đầu tiên, phải mạnh dạn và tin tưởng giao những công trình, dự án trọng điểm cho TNXP, coi đó là giải pháp cơ bản, là cơ sở điều kiện tồn tại và phát triển của TNXP. Tiếp đến, phải tạo cơ chế thuận lợi để thu hút được nhiều nguồn vốn, nguồn tài trợ để nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị kinh tế - xã hội của TNXP; đồng thời với việc đó, cần tạo điều kiện ưu đãi về chính sách thuế, chính sách về lao động cho
lao động đặc thù (là thanh niên tình nguyện, phần lớn chưa được qua đào tạo nghề, làm công việc nặng nhọc, địa bàn khó khăn, gian khổ, thu nhập thấp, ít có điều kiện học tập nâng cao trình độ). Việc tạo điều kiện tăng cường, bổ sung và sửa đổi các chính sách phù hợp theo hướng đầu tư cho nhân tố con người, cho tổ chức kinh tế - xã hội đặc thù, cho địa bàn đặc thù mà TNXP hoạt động cũng đặc biệt cần chú trọng để tạo sự chuyển biến thực sự trong việc thu hút, khuyến khích lao động trẻ đến với TNXP và gắn bó lâu dài với TNXP, tạo điều kiện để TNXP được phát huy truyền thống hào hùng và vai trò xung kích cách mạng của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
KẾT LUẬN
Thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mãi mãi “được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, hay một Đống Đa ở thế kỷ XX, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”
[24, tr. 50]. Đây là “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước hùng mạnh. Đó là thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới” [46, tr. 12]. Trong suốt 9 năm kháng chiến trường kỳ, gian khổ ấy, toàn thể dân tộc Việt Nam trong đó có Lực lượng TNXP với ý chí “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” đã vượt qua bao gian nan, thử thách, hy sinh, đã làm nên những chiến công hiển hách, những kỳ tích hào hùng làm kẻ thù phải khiếp sợ.
Ra đời năm 1950 từ sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh và yêu cầu cấp bách của cuộc kháng chiến chống Pháp, Lực lượng TNXP đã khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong các lực lượng cách mạng. Việc huy động kịp thời lực lượng lớn TNXP tham gia kháng chiến là một quyết sách rất hiệu quả nhằm chống lại sức mạnh vũ khí tối tân và tàn bạo cũng như mưu mô thâm độc của kẻ thù. Sự ra đời và tác dụng to lớn của TNXP chính là một sáng tạo của cách mạng Việt Nam.
Trong hơn 4 năm (1950 – 1954) chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên khắp các chiến dịch, từ chiến dịch Biên Giới (1950), đến các chiến dịch lớn khác như Trung Du (25/12/1950 – 17/1/1951), Hoàng Hoa Thám (29/3 – 5/4/1951), Hòa Bình ( 10/12/1951 – 25/2/1952), Tây Bắc (14/10 –
10/12/1952), Thượng Lào đến chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954), Lực lượng TNXP Trung ương luôn phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, năng động, sáng tạo, vượt khó để hòan thành xuất sắc nhiệm vụ trong mọi hoàn cảnh. Cũng thông qua thực tiễn đấu tranh đầy cam go, ác liệt, tổ chức TNXP đã cho thấy mình là một mô hình phù hợp với tuổi trẻ, là một trong những trường học rộng lớn của thanh niên. Tuy chưa có một số liệu thật chính thức đầy đủ về số lượng TNXP Trung ương trong hơn 4 năm ra đời và hoạt động nhưng có lúc huy động lớn nhất lên đến gần 2 vạn cán bộ, đội viên, có mặt tại tất cả các trọng điểm ác liệt thì rõ ràng, những cống hiến, hy sinh xương máu của TNXP đã góp phần to lớn tạo nên sức mạnh của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp, cả về số lượng, chất lượng, cả về vật chất và tinh thần.
Vai trò và cống hiến của TNXP trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, đã được Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá: “Trong chiến dịch nếu không có TNXP thì bộ đội cũng sẽ gặp khó khăn. TNXP đã thật sự đem tinh thần xung phong của thanh niên, xung phong trên chiến trường Điện Biên Phủ, cùng quân đội, dân công, đồng bào Tây Bắc góp phần cống hiến xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc” [22, tr. 98].
Tổ chức TNXP là một mô hình đặc thù, một hình thức hoàn toàn mới để tập hợp thanh niên tham gia kháng chiến. Chính vì vậy, bên cạnh những thành tích rất đáng tự hào đạt được, quá trình xây dựng, trưởng thành của TNXP trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp cũng có một số hạn chế nhất định. Tuy nhiên, những hạn chế, yếu kém trong các khâu điều hành, tổ chức, cơ chế hoạt động của TNXP không ngừng được hoàn thiện dần qua mỗi chiến dịch lớn. Từ những thành công đạt được cũng như những
hạn chế gặp phải, việc tổ chức và sử dụng Lực lượng TNXP vào phục vụ chiến đấu và trực tiếp chiến đấu trong kháng chiến chống Pháp đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm lịch sử quý báu. Những bài học kinh nghiệm quý báu ấy đã được Đảng ta, nhân dân ta và đặc biệt là Trung ương Đoàn thanh niên phát huy thành công trong việc tổ chức ra các Đội TNXP ở các thời kỳ sau. Tiêu biểu như các Đội TNXP chống Mỹ với số lượng hàng chục vạn cán bộ, đội viên mang theo quyết tâm “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo trong lao động sản xuất và chiến đấu góp phần xứng đáng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.
Từ những kinh nghiệm lịch sử và truyền thống vẻ vang của các Đội TNXP trong quá khứ, Lực lượng TNXP thời đại ngày nay luôn là lực lượng xung kích do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức chỉ đạo, đang hàng ngày, hàng giờ vừa làm nhiệm vụ phát triển kinh tế, gắn với đảm bảo