Lực lượng TNXP Trung ương trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ

Một phần của tài liệu Sự ra đời và hoạt động của lực lượng thanh niên xung phong trong những năm kháng chiến chống Pháp (1950 - 1954 (Trang 57)

2 HăngriMáctanh – một thanh niên Pháp tiêu biểu đã anh dũng đấu tranh phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam.

2.2. Lực lượng TNXP Trung ương trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ

1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ

Những thất bại liên tiếp về quân sự từ năm 1950 đến năm 1953 đã làm nhụt ý chí xâm lược của giới cầm quyền Pháp. Cuộc khủng hoảng của thực dân Pháp ở Đông Dương ngày càng trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết. Tướng NaVa đã nhận xét rằng: “Việt Minh là một quốc gia rõ rệt. Họ có chính quyền ảnh hưởng của họ lan vào cả vùng kiểm soát của quân đội viễn chinh. Tại đó họ tuyển được người, thu được thuế, thực hiện được các chính sách, mua được các thứ cần thiết cho chiến tranh. Từ năm 1945 đến nay, họ chỉ có một Chính phủ Hồ Chí Minh, chỉ có một Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, trong khi nước Pháp đã có 19 lần thay đổi Chính phủ và 7 lần thay đổi chỉ huy…”[33, tr. 112, 113]. Chính vì vậy, trong một động thái mang tính chiến lược, đầu năm 1953 Chính phủ Pháp cử tướng NaVa, Tổng tham mưu trưởng lục quân khối Bắc Đại Tây Dương làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương. NaVa đã vạch ra một kế hoạch chiến lược, hi vọng trong vòng 18 tháng giành được một thắng lợi quyết định về quân sự để làm cơ sở cho

một giải pháp chính trị có danh dự cho Pháp. Kế hoạch của Na Va đại thể gồm hai bước:

Bước thứ nhất: Giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc và tiến công bình định ở miền Nam, miền Trung Đông Dương, xoá bỏ vùng tự do Liên khu V.

Bước thứ hai: Thực hiện chiến lược tiến công ở miền Bắc, giành thắng lợi quân sự, buộc ta phải đàm phán theo những điều kiện có lợi cho chúng.

Để thực hiện kế hoạch đó, NaVa tập chung xây dựng một lực lược cơ động mạnh, nhằm quyết chiến với quân chủ lực của ta. Bước vào thu – đông 1953, NaVa đã tập chung ở đồng bằng Bắc Bộ một lực lượng cơ động khá mạnh, gồm 44 tiểu đoàn trong tổng số 84 tiểu đoàn quân cơ động của chúng trên toàn chiến trường Đông Dương.

Trước tình hình mới, cuối tháng 9 năm 1953, tại căn cứ địa Việt Bắc, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp bàn kế hoạch quân sự đông – xuân 1953 – 1954. Bộ Chính trị đã quyết định: “sử dụng một bộ phận chủ lực mở những cuộc tấn công vào những hướng địch sơ hở”. Bộ Chính trị đã nhấn mạnh phương châm: “tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt” và nhấn mạnh các nguyên tắc chỉ đạo là: “tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta, đánh ăn chắc, đánh chắc thắng, đánh tiêu diệt, chọn nơi địch sơ hở và nơi tương đối yếu mà đánh, giữ vững chủ động, kiên quyết buộc địch phải phân tán lực lượng.” [33, tr. 114].

Theo kế hoạch tác chiến đã định, giữa tháng 11 năm 1953, một bộ phận chủ lực của ta bắt đầu tiến quân lên Tây Bắc, một bộ phận khác lên đường sang mặt trận Trung Lào. Phát hiện ra hướng di chuyển của quân ta, địch cảm thấy nguy cơ bị uy hiếp và có thể tan vỡ ở nơi sơ hở và yếu nhất

một bộ phận khác đến Trung Lào. Tiếp đó, ngày 20 -11- 1953, NaVa tiếp tục đưa 6 tiểu đoàn quân dù đánh chiếm Điện Biên Phủ, vừa để yểm trợ cho Lai Châu, vừa để bảo vệ Thượng Lào. Đầu tháng 12 – 1953, NaVa lại tăng cường thêm 3 tiểu đoàn bộ binh và 3 tiểu đoàn pháo binh để xây dựng Điện Biên Phủ thành một cứ điểm mạnh. Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ coi Điện Biên Phủ là ngã ba chiến lược quan trọng, là vị trí then chốt để làm bàn đạp chiếm lại Tây Bắc và che chở cho Thượng Lào.

Trước tình hình khẩn trương, ngày 6 – 12 – 1953, Bộ Chính trị đã thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được chỉ định làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng uỷ chiến dịch. Như vậy, địch và ta đều đã chấp nhận giao chiến ở Điện Biên Phủ - một trận quyết chiến lịch sử.

Điện Biên Phủ là nơi địch tập trung nhiều lực lượng tinh nhuệ nhất. Địch quyết tâm xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của chúng ở Đông Dương. Đến đầu tháng 3 – 1954 quân địch ở đây đã tăng lên 17 tiểu đoàn, 10 đại đội, phần lớn là lính Âu Phi và hầu hết các đơn vị nhảy dù ở Đông Dương. Ngoài ra, còn có 3 tiểu đoàn khác, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 đơn vị vận tải 200 xe, 1 phi đội không quân thường trực 12 máy bay…

Với công sự kiên cố, hoả lực mạnh, quân đội và bố phòng dày đặc, Điện Biên Phủ như địch đã nhận định là một tập đoàn cứ điểm mạnh chưa từng có ở Đông Dương. Điện Biên Phủ trở thành điểm trung tâm của kế hoạch NaVa. Trong đêm mừng chúa giáng sinh năm 1953, Na Va đã tự tin khi nói với binh sĩ: “Việt Minh đã phải sửa đổi lại hoàn toàn kế hoạch và đã buộc phải phân tán lực lượng…Họ đưa quân lên đây, nhưng phải lo việc cung cấp quá lớn, trên một chặng đường dài, qua những vùng hiểm trở,

nghèo xác xơ và đường giao thông hầu như không có. Vận tải của Việt Minh đều toàn đi bộ, do “phu” gánh, nếu có bằng ô tô chăng nữa thì cũng phải đi trên những đoạn đường rất xấu, luôn luôn bị không quân Pháp cắt đứt…”[32, tr. 17, 18].

Quả thật đúng như Na Va đã phân tích, để mở chiến dịch Điện Biên Phủ, ta có nhiều khó khăn, “khó khăn lớn nhất là vẫn là cung cấp, mà chủ yếu là vấn đề đường xá” [8, tr. 540]. Nhưng Na Va đã quá chủ quan, Na Va không thể ngờ được chúng ta lại giải quyết được vấn đề cung cấp và tiếp tế. Ngay từ khi quyết định chọn Điện Biên Phủ làm nơi quyết chiến với thực dân Pháp, công tác chuẩn bị để thực hiện kế hoạch được triển khai rất khẩn trương. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã khẳng định quyết tâm “Toàn dân, toàn Đảng và Chính phủ nhất định đem toàn lực chi viện chiến dịch Điện Biên Phủ và nhất định làm mọi việc cần thiết để giành toàn thắng cho chiến dịch này” [27, tr. 88]. Và để khắc phục khó khăn lớn nhất của chiến dịch, Trung ương Đảng, Chính phủ đã quyết định tổ chức Hội đồng cung cấp cho mặt trận Điện Biên Phủ (mang mật danh T1004

). Hội đồng do đồng chí Phạm Văn Đồng – Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách. Ở tiền phương, Bộ Chính trị quyết định cử đồng chí Nguyễn Văn Trân làm Chủ tịch Hội đồng cung cấp mặt trận. Các ngành, các liên khu đều có cán bộ chủ chốt làm ủy viên. Đây là tổ chức của nhà nước nhằm huy động lực lượng, thống nhất chỉ huy hậu phương, hậu cần phục vụ chiến dịch. Chính vì vậy, từ Việt Bắc đến khu IV, từ vùng tự do đến vùng sau lưng địch, nhân dân đều nỗ lực góp công, góp của cho chiến dịch. Phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ đã

Một phần của tài liệu Sự ra đời và hoạt động của lực lượng thanh niên xung phong trong những năm kháng chiến chống Pháp (1950 - 1954 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)