Một số nhận xét

Một phần của tài liệu Sự ra đời và hoạt động của lực lượng thanh niên xung phong trong những năm kháng chiến chống Pháp (1950 - 1954 (Trang 74 - 83)

4 T100 là một vùng rừng núi trùng điệp, cổ thụ bạt ngàn Đây là vùng giáp ranh giữa 2 huyện Mộc Châu và Yên Châu của tỉnh Sơn La Đây là một vùng rộng lớn, có thể lập nhiều loại kho khác nhau để cung cấp cho

3.1. Một số nhận xét

Nhìn lại cả một quá trình ra đời và hoạt động của Lực lượng TNXP Trung ương kể từ khi được thành lập năm 1950 đến khi kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, ta có thể rút ra nhiều vấn đề lớn về thành công cũng như những mặt còn hạn chế của TNXP:

- Thứ nhất: Lực lượng TNXP Trung ương đã góp phần to lớn vào thắng lợi của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Trải qua 9 năm kháng chiến trường kỳ gian khổ, nhân dân ta phải đương đầu với một lực lượng rất lớn về người và của, với một trình độ hiện đại về khoa học - kỹ thuật của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Vào năm đầu chiến tranh, lực lượng xâm lược mới gồm 32.000 tên (trong đó có 21.000 Âu - Phi), chín năm sau (1954), con số đó lên tới 445.000 (trong đó có 125.000 Âu - Phi). Vào thời điểm huy động lực lượng cao nhất (tháng 3 năm 1954), quân Pháp đã sử dụng 191 tiểu đoàn, 550 máy bay, 26 tiểu đoàn pháo binh, 10 trung đoàn xe tăng và xe bọc thép, 390 tầu chiến và ca nô. Suốt cuộc chiến, thực dân Pháp tiêu tốn ngót 3.000 tỷ phrăng (khoảng 7 tỷ đô la Mỹ), trung bình mỗi ngày tiêu phí gần một tỷ phrăng. Trong nửa cuối cuộc chiến tranh, Mỹ không những trực tiếp bàn mưu, tính kế, hoạch định chiến lược cùng Pháp mà còn chi viện cho Pháp một lượng ngân sách lớn. Trong 5 năm (1950 – 1954), Mỹ viện trợ cho Pháp gần 1.200 tỷ phrăng (2,523 tỷ đô la), cung cấp cho Pháp 350 máy bay, 390 tầu chiến, 1.400 xe tăng, xe bọc thép, 16.000 ô tô vận tải, 170.000 súng hạng nhẹ [20, tr. 503, 504].

Tuy nhiên, mọi cố gắng của Pháp và Mỹ vẫn không cứu họ khỏi thất bại. Với đường lối chiến tranh nhân dân được đề ra từ rất sớm và hoàn chỉnh

cánh bên nhau giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong những thành tích chung đó của nhân dân ta, Lực lượng TNXP nói chung và TNXP Trung ương nói riêng đã có những đóng góp to lớn. Ra đời khi cuộc chiến tranh bắt đầu bước vào giai đoạn ác liệt (năm 1950) với chỉ có trên 200 đội viên, Lực lượng TNXP đã trưởng thành nhanh chóng và phát triển mạnh qua các chiến dịch lớn. Chỉ tính riêng trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, Lực lượng TNXP tham gia phục vụ cho chiến dịch là 18.200 đội viên (trong đó Lực lượng TNXP Trung ương là 15.000 đội viên). Ngoài 8.000 cán bộ, đội viên trực tiếp bổ sung cho quân đội trở thành những cán bộ chiến sĩ anh dũng kiên cường, Lực lượng TNXP còn cung cấp cho ngành vận tải, ngành quân y, ngành giao thông công chính, ngành ngoại giao, Hội đồng cung cấp mặt trận…tổng cộng 6.000 đồng chí cán bộ, đội viên.

Trong hơn bốn năm ra đời và hoạt động, Lực lượng TNXP đã đảm nhiệm hơn chục loại nhiệm vụ khác nhau, tập trung chủ yếu là đảm bảo giao thông, tải đạn, tải thương và thu dọn chiến trường. Trong bất kể hoàn cảnh nào, Lực lượng TNXP vẫn cùng bộ đội, dân công hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chính sự có mặt của họ, nhờ có họ mà trong suốt chiều dài cuộc kháng chiến chống Pháp hàng ngàn km đường được mở mới và sửa chữa, hàng trăm chiếc cầu được xây dựng và bảo vệ, hàng vạn tấn vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm…được vận chuyển kịp thời cho các trận chiến, nhất là thời gian diễn ra chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trong quá trình phục vụ chiến đấu từ năm 1950 đến tháng 5 năm 1954 có tới hàng trăm TNXP đã hy sinh anh dũng, hàng trăm đội viên mang thương tật suốt đời.

Vai trò lịch sử, sự hy sinh quả cảm, những cống hiến xuất sắc của TNXP trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã được Đảng, Nhà nước, Bác

Hồ ghi nhận và biểu dương. Riêng trong qúa trình chuẩn bị và phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, Lực lượng TNXP đã được Nhà nước tặng thưởng 1 Huân chương Kháng chiến hạng nhất cho toàn Đoàn TNXP, 60 Huân chương các loại cho tập thể và cá nhân xuất sắc và hàng nghìn cán bộ, đội viên TNXP được tặng bằng khen, giấy khen của các ngành, các cấp.

- Thứ hai: Tổ chức TNXP là mô hình phù hợp với tuổi trẻ, là một trong những trường học rộng lớn của thanh niên.

Ra đời trong khói lửa của cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp theo sáng kiến của Bác Hồ, Lực lượng TNXP đã thể hiện vai trò và tính chất là một tổ chức của những người trẻ tuổi, đã đáp ứng đúng tâm tư, nguyện vọng và đặc điểm của thanh niên là luôn hăng hái đi đầu, luôn sẵn sằng vượt qua gian khổ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân. Sở dĩ Bác Hồ sáng kiến tổ chức ra đội hình thanh niên đặc thù như Lực lượng TNXP là vì Bác là người rất yêu mến thanh niên, rất hiểu thanh niên và kỳ vọng rất nhiều vào các thế hệ thanh niên. Bác chỉ thị cho thành lập Lực lượng TNXP không chỉ để phục vụ cho nhiệm vụ kháng chiến trước mắt mà Bác kỳ vọng tổ chức TNXP trở thành một trường học thực tiễn của thanh niên, là chiến trường lập công của tuổi trẻ, là nơi thanh niên được rèn luyện, cống hiến và trưởng thành. Điều đó càng thể hiện rõ trong một bài viết trên báo Nhân Dân, khi nói về Đội TNXP Bác Hồ đã khẳng định: “…kháng chiến càng tiến tới, công việc ngày càng nhiều, chúng ta cần củng cố và phát triển Đội TNXP để đảm bảo thêm công việc kháng chiến và đào tạo cán bộ sau này. Nhiệm vụ của Đội TNXP là xung phong mọi việc, bất kỳ việc khó, việc dễ và phục vụ cho đến kháng chiến thành công. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang của thanh niên. Thành phần Đội gồm những thanh niên bần cố nông, những thanh niên trí thức quen lao động. Đội cốt giáo dục cho thanh niên tinh thần

quyết tâm xung phong trong mọi việc. Rèn luyện thành những thanh niên gương mẫu, những chiến sĩ thi đua, để trở thành những cán bộ tốt sau này cho Đảng và Chính phủ.” [45, tr. 162, 163]

Ngay trong thực tiễn hoạt động của mình, các đội TNXP đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục, rèn luyện đội viên qua công tác thực tế. Ngay khi vừa gia nhập Lực lượng TNXP, mỗi cán bộ, đội viên TNXP được học tập chương trình huấn luyện chính trị cơ bản do Trung ương Đoàn Thanh niên Cứu quốc hướng dẫn. Nhờ đó, trình độ chính trị của thanh niên xung phong được nâng cao. Bên cạnh đó, công tác phát triển Đảng, phát triển Đoàn cũng đặc biệt được coi trọng trong mỗi đội TNXP. Căn cứ vào số liệu thống kê cho thấy, từ số lượng 7 chiến sĩ thi đua toàn Đội TNXP công tác Trung ương, 27 chiến sĩ thi đua các Liên phân đội trực thuộc trong năm 1951, đến mùa thi đua năm 1952, toàn Đội đã có 32 chiến sĩ thi đua của Đội và 79 chiến sĩ thi đua các Liên phân đội. Tổng cộng các Liên phân đội bình bầu được 425 chiến sĩ thi đua và cá nhân gương mẫu, 800 thanh niên được kết nạp vào Đoàn, 118 đoàn viên ưu tú được kết nạp vào Đảng. Tỷ lệ đoàn viên trong các Liên phân đội cũng được nâng lên từ 30% vào năm 1951 lên 76% ở mùa thi đua năm 1952. Tiêu biểu như Liên phân đội Hoàng Văn Thụ có 150 đội viên thì đã có 120 đoàn viên.

Bằng phương pháp đưa thanh niên vào hành động cách mạng có tổ chức, có kỷ luật, thông qua thực tiễn phục vụ chiến đấu và lao động sáng tạo để giáo dục, đào tạo họ thành những công dân gương mẫu, những chiến sĩ thi đua và như mong muốn của Bác Hồ “để thành những cán bộ tốt sau này của Đảng và Chính phủ”, tổ chức TNXP chính là một trong những trường học rộng lớn của thanh niên. Và như Bác Hồ đã khẳng định: “Những trường ấy vừa huấn luyện, vừa thử thách cán bộ. Nếu ai không chịu nổi thử thách,

trước sự kiểm tra nghiêm khắc mà công bằng của quần chúng thì người ấy chỉ tự trách mình. Nếu thắng lợi trong cuộc thử thách, thì chắc chắn thành người cán bộ tốt, cần cho kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công” [45, tr. 270].

- Thứ ba: Lực lượng TNXP đã phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, năng động, sáng tạo, vượt khó để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong mọi hoàn cảnh.

Trong công tác phục vụ chiến đấu và trực tiếp chiến đấu, Lực lượng TNXP luôn phát huy tinh thần học hỏi, chịu đựng gian khổ, vượt khó vượt khổ để hoàn thành nhiệm vụ. Như thời kỳ tháng 3, tháng 4 năm 1951, thời gian ta tiến hành chiến dịch Hoàng Hoa Thám trời mưa tầm tã suốt ngày đêm, việc khiêng thương binh về tuyến sau an toàn rất khó khăn, nguy hiểm. Có nhiều đoạn như đèo Thung, đèo Cốc (Quảng Yên) đường trơn như đổ mỡ, vực sâu thăm thẳm, các đội viên TNXP Liên phân đội 307 phải quỳ xuống bùn, dàn hàng dọc, nắm chắc tay nhau làm đường dây sống để dân công vịn tay làm điểm tựa, đưa cáng thương binh xuống đèo an toàn. Tinh thần hy sinh quên mình để bảo vệ thương binh của TNXP làm cho dân công và anh em thương binh rất cảm phục.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ phục vụ chiến đấu tại các trọng điểm, thanh niên xung phong phải huấn luyện nhiều ngày từ động tác cá nhân cho đến kỹ thuật tổ chức các đội, phân đội, liên phân đội, các phương án tiếp cận nhanh mặt đường sau những trận đánh phá của giặc. Ngoài ra, TNXP còn phải học tập và thực hành tỉ mỉ tính năng, tác dụng của nhiều loại bom, súng, pháo cùng với cách bố trí tháo gỡ sao cho đảm bảo an toàn, ít thương vong.

Trong chiến đấu, có nhiều tình huống bất ngờ xảy ra, Lực lượng TNXP đã giải quyết khéo léo, thông minh, đảm bảo an toàn, bí mật, chất

lượng và tiến độ. Tháng 6 năm 1951, Liên phân đội Hồ Tùng Mậu thuộc Đội TNXP công tác Trung ương phụ trách cây cầu 62 (Thái Nguyên) dài 60m, trong vòng một tháng 2 lần cây cầu bị nước lũ cuốn trôi nhưng chỉ 34 tiếng đồng hồ sau, cầu lại được làm xong, bảo đảm giao thông an toàn. Có lần máy bay giặc thả bom phá tan cả cầu chính và cầu phụ, đêm đến, anh chị em TNXP đã có sáng kiến xếp đá dưới suối thành đường đá ngầm để xe chạy qua. Đây là những đoạn ngầm đầu tiên mà sau này đã được ứng dụng trên đường mòn trường sơn hùng vĩ.

Trong mỗi trận đánh của quân ta, không tránh khỏi có nhiều thương binh cần được cứu chữa, chăm sóc kịp thời. Được giao nhiệm vụ này, TNXP luôn bám sát các đơn vị bộ đội, không quản hy sinh gian khổ chăm sóc thương binh, khiêng thương binh vượt qua lửa đạn, lui về hậu tuyến. Tiêu biểu như đồng chí Nguyễn Thị Thành, trong một đêm 7 lần dũng cảm vào đồn địch cõng thương binh ra ngoài an toàn, các đội viên TNXP Liên phân đội 6 nhiều đêm liền chịu đói, chịu rét để nhường cơm, nhường chăn và cáng thương binh băng rừng vượt suối về trạm quân y.

Tinh thần phục vụ quên mình của các đội viên TNXP đã làm cho anh em chiến sĩ, thương binh và dân công hết sức cảm phục. Trong một bức điện gửi TNXP đang phục vụ chiến dịch Hoà Bình tháng 12 năm 1951, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: “Đội TNXP công tác đã tỏ ra tích cực, gương mẫu trong mọi nhiệm vụ, làm việc có kỷ luật, biết yêu thương binh sĩ, nhất là săn sóc anh em thương binh chu đáo, đã vượt mức trong khi chuyển vận lương thực và vũ khí”.

- Thứ tư: Quá trình phát triển của Lực lượng TNXP Trung ương là quá trình hoàn thiện không ngừng vể tổ chức và cơ chế hoạt động.

Lực lượng TNXP ra đời đúng vào lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đang ở vào giai đoạn gay go ác liệt. Với một đội ngũ bao gồm những thanh niên trẻ, khoẻ mang đầy nhiệt huyết cống hiến đã được tổ chức và tập hợp để thực hiện nhiệm vụ phục vụ kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.

Khi mới ra đời, Lực lượng TNXP chỉ có trên 200 đội viên, được chia thành 3 Liên phân đội, dưới nữa là các đội. Về cơ chế hoạt động Đội TNXP đầu tiên do Trung ưong Đoàn tổ chức, tuyển chọn và giáo dục về chính trị, tư tưởng, Tổng cục cung cấp thì lo về mọi chế độ, chính sách và trực tiếp điều động, phân công công tác. Tuy nhiên, thời gian phục vụ của TNXP lúc này chỉ có thời hạn là 6 tháng. Khi đi phục vụ chiến dịch Biên giới năm 1950, Lực lượng TNXP đảm nhiệm 2 nhiệm vụ chính là tải thương và thu dọn chiến trường.

Qua qúa trình hoạt động, Lực lượng TNXP đã phát huy tác dụng đóng góp tích cực vào thắng lợi của mỗi chiến dịch nên Lực lượng TNXP không ngừng được kiện toàn và phát triển. Tháng 10 năm 1950, sau khi rút kinh nghiệm với những thành công và hạn chế của Đội TNXP công tác Trung ương đầu tiên, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn đã chỉ đạo thành lập thêm Đội TNXP công tác thứ 2 với quân số ban đầu là 1737 người. Đội này được củng cố trên nguyên tắc đơn giản tổ chức, trực tiếp và thống nhất lãnh đạo, đồng thời Đội sẽ không bị giải thể sau khi kết thúc chiến dịch mà thưòng xuyên tuyển bổ sung những đội viên mới để thay thế những đội viên đã hết thời hạn phục vụ. Vì những thay đổi như vậy, cho đến tháng 2 năm 1953, Đội TNXP công tác Trung ương đã phát triển lên 20 Liên phân đội với gần

3000 đội viên. Đến tháng 12 năm 1953, một lần nữa các đội TNXP lại có bước phát triển vượt bậc khi các đội được hợp nhất và mang tên mới là Đoàn TNXP Trung ương với quân số lên tới 10.000 đội viên chia thành các Đội thay cho các Liên phân đội trước đây. Khi phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, Lực lượng TNXP do Hội đồng Cung cấp mặt trận trực tiếp phân công điều động. Ngoài 3 nhiệm vụ chính là tải đạn tải thương, đảm bảo giao thông và thu dọn chiến trường thì Lực lượng TNXP còn phải đảm nhận hàng chục các nhiệm vụ khác do yêu cầu của chiến dịch.

Như vậy, rõ ràng là trong quá trình phát triển của mình, Lực lượng TNXP Trung ương được kiện toàn dần dần về bộ máy tổ chức và cơ chế hoạt động. Các đội TNXP ra đời sau luôn dựa trên cơ sở phát huy những mặt tích cực và sửa chữa, uốn nắn những điểm hạn chế của những đội ra đời trước. Nhờ vậy, Lực lượng TNXP ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp phần hoàn thành mọi nhiệm vụ ngày càng khó khăn phức tạp của cuộc kháng chiến.

Bên cạnh những mặt đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng, qúa trình tổ chức và hoạt động của Lực lượng TNXP trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cũng bộc lộ một số điểm hạn chế nhất định:

- Trước những kết quả tích cực khi TNXP phục vụ chiến dịch, nhiều cán bộ Đoàn chỉ say sưa với việc tổ chức các Đội xung phong mà sao nhãng nhiệm vụ động viên, giáo dục thanh niên đi dân công. Trong khi đó, căn bản của vấn đề huy động thanh niên phục vụ kháng chiến là Đoàn không chỉ tập chung tổ chức TNXP mà Đoàn còn phải động viên giáo dục thanh niên tích cực hăng hái hoạt động trong các đội dân công.

- Khi đi phục vụ các chiến dịch lớn của quân và dân ta, một số đội viên TNXP đóng vai trò là nòng cốt, là cốt cán trong các đội dân công đã có

những biểu hiện tự kiêu, tự cho mình là chỉ huy và xa rời quần chúng nên đã ít nhiều ảnh hưởng đến tình đoàn kết và thành tích chung của cả đội.

- Trong một số đội TNXP đã xuất hiện tình trạng các đội viên đào ngũ, thoái thác nhiệm vụ bỏ trốn về địa phương. Theo bản báo cáo của Đội TNXP

Một phần của tài liệu Sự ra đời và hoạt động của lực lượng thanh niên xung phong trong những năm kháng chiến chống Pháp (1950 - 1954 (Trang 74 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)