Lực lượng TNXP Trung ương phục vụ các chiến dịch lớn từ 1950 đến

Một phần của tài liệu Sự ra đời và hoạt động của lực lượng thanh niên xung phong trong những năm kháng chiến chống Pháp (1950 - 1954 (Trang 28 - 52)

1 Báo Xung phong (sau đổi tên là báo Thanh niên xung phong) ra đời để đáp ứng nhu cầu thông tin, văn hóa, văn nghệ của các Đội TNXP Ban đầu báo được in bằng khuôn đá trên giấy bản, sau đó báo được in

2.1. Lực lượng TNXP Trung ương phục vụ các chiến dịch lớn từ 1950 đến

1950 đến 1953

* Chiến dịch Biên giới, năm 1950

Đầu tháng 9 năm 1950, Đội TNXP công tác Trung ương nhận được lệnh của Tổng cục Cung cấp điều đi phục vụ chiến dịch Biên giới. Đây là chiến dịch quy mô lớn, có ảnh hưởng quyết định đến chuyển biến cục diện chiến trường của quân và dân ta nên công tác phục vụ chiến dịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Lực lượng địch ở liên khu biên giới Đông Bắc có 11 tiểu đoàn, 9 đại đội lẻ, đại bộ phận là lính Âu – Phi tinh nhuệ, với 27 khẩu pháo các loại, 8 chiếc máy bay, 4 đại đội cơ giới. Do lực lượng địch như vậy, Bộ chỉ huy chiến dịch do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy trưởng quyết định tập trung một lực lượng mạnh để áp đảo ngay từ trận đầu. Lực lượng của ta tham gia chiến dịch gồm: Đại đoàn 308, Trung đoàn 209, Trung đoàn 174, 4 đại đội sơn pháo, cùng phối hợp có lực lượng vũ trang của Liên khu Việt Bắc và 2 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn. Phương án dự kiến ban đầu là đánh địch ở Cao Bằng để kéo quân địch lên tiêu diệt, song sau khi cân nhắc kỹ, Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định thay đổi phương án, đánh xuống Đông Khê, là nơi lực lượng địch yếu hơn ở Cao Bằng, để đảm bảo chắc thắng và cô lập được Cao Bằng. Phương châm chiến dịch này “đánh điểm, diệt viện”.

Đêm 16 tháng 9 năm 1950, quân ta nổ súng đánh vào cứ điểm Đông Khê, mở màn chiến dịch Biên giới. Sau hai ngày đêm chiến đấu hết sức quyết liệt, quân ta đã tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông Khê, diệt trên

300 quân địch, cổ vũ khí thế chiến đấu và tạo thế thuận lợi cho toàn bộ chiến dịch.

Chính từ trận đánh đầu tiên này, TNXP đã phát huy tác dụng, xuất hiện nhiều tấm gương chiến đấu và phục vụ chiến đấu dũng cảm tuyệt vời. Các đội viên TNXP luôn bám sát bộ đội, vượt qua lửa đạn, với tinh thần sẵn sàng hy sinh, chịu đói, chịu rét, vượt qua suối sâu, đèo xa, cáng thương binh đi suốt ngày đêm để về tuyến sau an toàn và kịp thời.

Mất Đông Khê, thị xã Cao Bằng bị cô lập. Tình hình đó buộc Bộ chỉ huy Pháp phải quyết định rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4, với kế hoạch tổ chức đưa một Binh đoàn do Lơ Pagiơ chỉ huy, xuất phát từ Thất Khê tiến lên chiếm lại Đông Khê để đón Binh đoàn ở Cao Bằng do Sactông chỉ huy. Đồng thời, địch mở cuộc hành quân lớn lên Thái Nguyên nhằm thu hút lực lượng của ta.. Theo kế hoạch đã định, ngày 30 tháng 9 địch cho Binh đoàn Lơ Pagiơ tiến lên Đông Khê. Quân của Sactông ở Cao Bằng cũng bắt đầu rút về. Nắm vững phương châm “đánh điểm, diệt viện”, quân đội ta tập trung lực lượng tiêu diệt từng cánh quân địch, diệt quân của Lơ Pagiơ và diệt luôn cả quân của Sactông. Qua 8 ngày đêm chiến đấu ác liệt tại khu núi Cốc Xá và khu đồi 477 ở phía tây Đông Khê, bằng chiến thuật vận động, quân đội ta đã đánh tan, bắt gọn toàn bộ quân địch, trong đó có cả Sactông và Lơ Pagiơ. Thất bại liên tiếp buộc quân địch trên đường số 4 phải rút chạy khỏi Thất Khê, Na Sầm, Đồng Đăng, Lạng Sơn, Lộc Bình, Đình Lập, An Châu về Tiên Yên thuộc khu Duyên hải.

Luôn sát cánh cùng bộ đội, hàng trăm đội viên TNXP được phân công nhiệm vụ thu dọn chiến trường. Đây là nhiệm vụ vừa gian khổ vừa nguy hiểm. Như trận Nậm Nang, Cốc Xá, quân ta tiêu diệt 2 Binh đoàn giặc nhưng còn tới 2.000 tàn quân lẩn trốn trong rừng. Khắp sườn đồi, khe suối,

xác giặc nằm ngổn ngang, mùi hôi thối, mùi thuốc súng nồng nặc. Các đội viên TNXP đã xông xáo khắp các mặt trận, thu gom súng đạn, quân trang, quân dụng của địch, rồi chôn cất xác giặc và đưa về hàng trung đội hàng binh với đầy đủ vũ khí và tài liệu quân sự.

Trong một diễn biến khác, sau khi ta giành thắng lợi ở mặt trận Đông Khê, Tổng cục Cung cấp yêu cầu TNXP phải chuyển ngay 8 tấn đạn chiến lợi phẩm từ Đông Khê về kho an toàn trên quãng đường dài 5km. Đội TNXP đã huy động 150 đội viên cùng lực lượng dân công chuyển liên tục trong 10 giờ mới xong số đạn nói trên. Việc chuyển chiến lợi phẩm ở Lạng Sơn ra ngoài bằng ô tô được Đội TNXP cải tiến theo lối dây chuyền nên rút ngắn được thời gian và tiết kiệm sức người. Trước đó, cứ 12 đội viên chuyển hàng từ kho ra xe phải mất 15 phút. Sau nhờ cải tiến đã rút xuống 10 người rồi xuống 6 người chỉ chuyển trong 5 phút hàng đã đầy xe. Tinh thần hăng hái và yêu đời của các đội viên TNXP đã động viên, lôi cuốn đội ngũ dân công phục vụ chiến dịch. Nhiều đội viên TNXP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với ý chí và kỷ luật cao, được biểu dương, khen thưởng và kết nạp Đảng tại chỗ.

Sau 29 ngày đêm chiến đấu ác liệt, cộng với tinh thần phục vụ không ngại hy sinh của anh em dân công, TNXP, chiến dịch Biên giới đã kết thúc thắng lợi. Quân ta đã tiêu diệt và bắt sống hơn 8.000 tên địch, trong đó có 8 tiểu đoàn bị diệt gọn, giải phóng 5 thị xã, 12 thị trấn, nhiều vùng đất đai quan trọng của Tổ quốc trên một miền biên giới dài 750km. Căn cứ địa Việt Bắc vì đó cũng được mở rộng.

Thắng lợi của chiến dịch Biên giới đã giáng một đòn choáng váng vào ý đồ xâm lược của địch, thúc giục nhân dân Pháp đấu tranh phản đối chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, đẩy địch ngày càng lún sâu vào thế bị động vào chiến lược. Thắng lợi này đã tạo ra một chuyển biến cơ bản cho

cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, đưa kháng chiến bước vào giai đoạn mới, giai đoạn quân đội ta nắm quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ, chủ động tiến công và phản công ngày càng lớn. Thắng lợi của chiến dịch Biên giới đã mở đầu trang sử vẻ vang của Lực lượng TNXP. Với những thành tích đạt được, Đội TNXP công tác Trung ương đã khẳng định vai trò xung kích của mình trong phục vụ chiến dịch. Tại buổi lễ mừng chiến thắng Biên giới tổ chức tại thị xã Cao Bằng, trước hàng vạn bộ đội, dân công và nhân dân địa phương, đồng chí Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã tuyên dương Đội TNXP công tác Trung ương vì:

“Tổ chức chặt chẽ. Giữ vững được kỷ luật chiến trường. Gây được nhiều thành tích” [57, tr. 13].

Sau chiến dịch Biên giới, Đội TNXP chia làm 2 bộ phận: Một bộ phận được Tổng cục Cung cấp điều động về Lạng Sơn để xây dựng kho tàng, sửa chữa cầu đường và làm công tác vận chuyển; một bộ phận khác tiếp tục được bổ sung phát triển thành lực lượng lớn phục vụ các chiến dịch tiếp theo của quân và dân ta.

Cuối năm 1950, một dải biên giới rộng lớn của ta được hoàn toàn giải phóng. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa giờ đây núi liền núi, sông liền sông, nhân dân ta có điều kiện tiếp nhận sự chi viện của các nước xã hội chủ nghĩa anh em như Liên Xô và các nước Đông Âu, mà gần gũi trực tiếp là Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc.

* Chiến dịch Trung du (Trần Hưng Đạo), từ 25/12/1950 đến 17/1/1951.

Sau một thời gian ngắn bổ sung thêm lực lượng và ổn định tổ chức, ngày 22 tháng 12 năm 1950, Đội TNXP công tác nhận lệnh của Ban chỉ huy mặt trận đi phục vụ chiến dịch Trung du.

Trung du và đồng bằng Bắc Bộ lúc này bao gồm 15 tỉnh, thành, có diện tích 21.000km vuông và 8.000.000 dân (không kể Hòa Bình, Phú Thọ), hình thành một khu tam giác với nhiều tụ điểm dân cư (thành phố, thị xã, thị trấn và làng xã), tập trung đông nhất ở đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Trong khu tam giác trung du - đồng bằng thì trung du là tuyến chính diện của địch đối mặt với căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc, là dải tiếp giáp giữa vùng tạm chiếm với vùng tự do Việt Bắc. Trung du bao gồm phần đất của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Yên, Phúc Yên, nam Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Yên, Hòn Gai, trải dài từ tây sang đông khoảng gần 300km.

Trung du có giá trị chiến lược về nhiều mặt. Sau khi ta giải phóng biên giới, mở rộng vùng tự do ra khắp phía bắc Bắc Bộ, thì trung du trở thành tuyến phòng thủ chủ yếu của địch, cùng với tuyến sông Đáy ở phía tây – nam tạo thành một vành đai ôm lấy đồng bằng, bảo vệ đồng bằng chống lại mọi sự xâm nhập của ta. Đồng thời, trung du là bàn đạp thuận tiện để địch tập trung lực lượng và binh khí kỹ thuật tiến công, uy hiếp Việt Bắc. Nếu tấn công trung du, ta sẽ thu hẹp được phạm vi chiếm đóng của địch, phá kế hoạch củng cố và bình định đồng bằng của chúng, đánh vào âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”, đồng thời đẩy mạnh được phong trào chiến tranh du kích ở một vùng sau lưng địch có vị trí quan trọng. Mặt khác, do khu vực chiến sự nằm ở rìa đồng bằng và

cách Hà Nội không xa, đòn tiến công của ta sẽ gây cho địch những chấn động nhất định tới cục diện chung.

Sau khi cân nhắc kỹ tình hình ta và địch, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã phê chuẩn phương án tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh, quyết định mở chiến dịch Trần Hưng Đạo, tiến công địch ở trung du và một số hướng khác nhằm mục đích: Tiêu diệt sinh lực địch; mở rộng khu lương thực, phát triển du kích chiến tranh; tranh thủ thời gian, phá kế hoạch củng cố của địch, tạo điều kiện mới để tiêu diệt sinh lực địch nhiều hơn nữa.

Ngày 30 tháng 11 năm 1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra quyết định thành lập Đảng ủy Mặt trận Trần Hưng Đạo. Theo quyết định, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng được chỉ định làm Bí thư, đồng thời trực tiếp làm Chỉ huy trưởng mặt trận. Các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần của Bộ chỉ huy chiến dịch Biên giới chuyển thành cơ quan của Bộ chỉ huy chiến dịch Trần Hưng Đạo, nhanh chóng đảm nhận nhiệm vụ mới. Bộ chỉ huy xác định, trong thời kỳ đầu, hướng chính của chiến dịch là vùng trung du từ Việt Trì đến Bắc Giang (vì chiến dịch mở ở hướng này nên còn được gọi là chiến dịch Trung Du), trong đó, hướng tiến công chủ yếu nhằm vào khu vực Vĩnh Yên – Phúc Yên [20, tr. 23]. Lực lượng của ta tham gia chiến dịch gồm có Đại đoàn 308 (có 3 trung đoàn), Đại đoàn 312 (có 2 trung đoàn), 2 trung đoàn độc lập của bộ (174 và 98), 4 tiểu đoàn bộ đội địa phương, 4 đại đội pháo binh 75mm. Số dân công thường trực của chiến dịch là 27.658 người, dân công huy động từng đợt là 272.259 người; ta còn chuẩn bị được 4 tấn lương thực và 416 tấn đạn dược vũ khí [33, tr. 104].

Chiến dịch diễn ra từ ngày 25 tháng 12 năm 1950 đến 17 tháng 1 năm 1951 với mức độ vô cùng ác liệt. Trải qua 23 ngày đêm chiến đấu, quân và

dân ta đã tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu 5.000 tên địch, diệt 30 vị trí và 40 tháp canh, thu nhiều súng, phái hủy nhiều xe và các phương tiện kĩ thuật khác. Song mục tiêu mở rộng khu lương thực và phát động chiến tranh du kích vấn ở mức thấp, thế trận của ta bị thương vong nhiều.

Trong công tác phục vụ chiến dịch, mặc dù mệnh lệnh điều động TNXP đến rất đột ngột, nhưng do tình hình công tác khẩn trương, toàn Đội TNXP đang phân tán nhiều nơi nhưng Ban chỉ huy Đội đã tích cực triệu tập đội viên để đêm 23 tháng 12 năm 1950, trước khi mở màn chiến dịch 2 ngày, toàn đơn vị đã hành quân đến địa điểm tập trung ở Úc Sơn.

Theo bản báo cáo của Đội TNXP công tác gửi Trung ương Đoàn thanh niên ngày 5 tháng 1 năm 1951 thì đến ngày 29 tháng 12 năm 1950, các đơn vị TNXP được bố trí nhận công tác như sau:

- Bộ phận đồng chí My (Phú Thọ) thuộc P.T. 28 có 209 người - Liên phân đội 1 thuộc E. 102 có 219 người. - Liên phân đội 2 và 5 đi P.T. 308 có 235 người. - Liên phân đội 3 P.T. b.s Co có 176 người. - Liên phân đội 4 thuộc E36 có 195 người. - Còn ốm nằm ở bệnh xá của Đội có 41 người. - Nhận công tác ở Bắc Lê do T.121 điều chưa về 20 người - Nhận công tác ở Mỏ Tràng do T.121 điều chưa về 60 người Tổng số là: 1.155 người [59, tr 10] Trong suốt quá trình chiến đấu, thanh niên xung phong là một số lượng nhỏ trong hàng vạn dân công, nhưng Lực lượng TNXP đã phát huy được vai trò là nòng cốt, là chủ lực, xung kích phục vụ chiến trường.

Các Liên phân đội được phân công bám theo các trạm phẫu thuật tiền phương của Cục Quân y và các đơn vị tác chiến để làm nhiệm vụ tải thương, tải đạn, sửa đường, thu dọn chiến trường trên các mặt trận: Vĩnh Yên, Phúc Yên (Vĩnh Phú), Bình Liêu, Bến Tam (Quảng Ninh).

Ở trận Núi Danh, Tam Nông (Vĩnh Phú), các đội viên thanh niên xung phong Liên phân đội I bám sát từng bước tiến của bộ đội, vượt qua làn mưa đạn pháo dữ dội của giặc, tiếp tế đạn dược kịp thời cho bộ đội chiến đấu và đưa thương binh về hậu tuyến an toàn. Vì những thành tích phục vụ trong chiến dịch Trung Du, Liên phân đội I đã được tặng thưởng Huân chương Chiến sĩ hạng Ba.

* Chiến dịch đường số 18 (Hoàng Hoa Thám), từ 29/3 đến 5/4/1951 và đảm bảo giao thông dọc tuyến đường số 3.

Vào đầu năm 1951, giữa lúc cuộc kháng chiến đang trên đà phát triển, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp ở Vinh Quang, Chiêm Hóa (Tuyên Quang), từ ngày 11 đến ngày 19 tháng 2 năm 1951. Căn cứ vào yêu cầu lãnh đạo và tổ chức kháng chiến của cả 3 dân tộc trên bán đảo Đông Đương, Đại hội đã quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở Việt Nam, Lào, Campuchia mỗi nước một đảng Mác – Lênin riêng biệt, có cương lĩnh thích hợp với đặc điểm phát triển của từng dân tộc.

Ở Việt Nam, Đại hội đã quyết định thành lập Đảng Lao động Việt Nam và cho ra hoạt động công khai, đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc kháng chiến của Việt Nam, đồng thời giúp đỡ và phối hợp với các đảng cách mạng ở Lào và Campuchia, đưa sự nghiệp kháng chiến của hai dân tộc anh em tiến lên giành thắng lợi to lớn hơn nữa.

Tại Đại hội này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày Báo cáo chính trị của mình, báo cáo đã vạch trần âm mưu can thiệp của Mĩ vào Đông Dương và nêu lên khẩu hiệu chính của quân và dân Việt Nam là “Tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mĩ, giành thống nhất độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới” [44, tr. 170, 171].

Báo cáo đã nêu hai nhiệm vụ chính của Đảng ta là: - Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.

- Tổ chức Đảng Lao động Việt Nam.

Đưa sự nghiệp kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn là nhiệm vụ cấp bách. Các nhiệm vụ khác đểu nhằm phục vụ nhiệm vụ cấp bách đó.

Tại Đại hội này, toàn bộ đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội của Đảng được Đại hội thảo luận và được đúc kết một cách khái quát trong bản Chính cương Đảng Lao động Việt Nam. Chính cương này đã xác định “Nhiệm vụ cơ bản hiện nay của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm

Một phần của tài liệu Sự ra đời và hoạt động của lực lượng thanh niên xung phong trong những năm kháng chiến chống Pháp (1950 - 1954 (Trang 28 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)