Các thiết kế mẫu: dạng bài học

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ nói ở tiểu học vùng dân tộc thiểu số Trên chương trình tiếng Việt tiểu học 2000 Luận văn ThS Ngôn ngữ các dân tộc Việt Nam[114836][114836] (Trang 80)

Trong phần này, chúng tôi xin trình bày các thiết kế dạng bài học cùa hai giai đoạn là giai đoạn chuẩn bị vào lớp 1 và giai đoạn lớp các lớp đầu cấp (xin xem thêm Phụ lục 5). Riêng giai đoạn lớp 4, 5, sách giáo khoa và sách giáo viên hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm nên chúng tôi không đưa ra các thiết kế bài học.

4.1. Dạng bài học giai đoạn chuẩn bị vào lớp 1

Bài học ở giai đoạn này với yêu cầu về kiến thức, hiểu biết và sử dụng các từ ngữ, mẫu câu; yêu cầu về những vấn để thuộc kỹ nãng, thói quen học tập được thiết kế gồm 4 hoạt động chủ yếu: hoạt động cung cấp từ ngữ, hoạt động luyện nói câu, hoạt động thực hành theo tình huống (gồm thực hành theo tình huống, tổ chức trò chơi, dạy hát...) và hoạt động củng cố, dặn dò. Với từng hoạt động, đểu có nêu nội dung và các bước tiến hành.

Chào bạn! bạn tên là gì? (2 tiết) I. Mục đích, yêu cầu

- Hiểu và sử dụng được các từ ngữ : tên, bạn, tôi.

- Biết hỏi và trả lời để bước đầu làm quen với bạn bè qua sứ dụng các mẫu câu: - Bạn tên là gì ?- Tôi (Em) tên là...

- Nghe hiểu và thực hiện theo các câu mệnh lệnh phục vụ cho việc học tập do giáo viên (GV) đưa ra: Các em vào lớp! Các em ngồi vào chỗ! Các em ra chơi! Các em nói theo cô.

II. Chuẩn bị

- On lại bài hát mâu giáo có nội dung nói về chào hỏi, làm quen (ví dụ:

Có con chim vành khuyên).

III. Các hoạt động dạy học

*

1. On định lớp, kiêm tra bài cũ - GV ổn định lớp (có thể cho hát).

- GV kiểm tra các mẫu câu đã học ở bài trước bằng cách GV vào lớp. cho học sinh (HS) chào.

- GV giới thiệu (bằng tiếng d â n tộc - TDT) Bạn bè chưa biết nhau, muốn làm quen và biết tên bạn, em sẽ hỏi và trả lời như thế nào ? Bài học hôm nay giúp các em biết nói những điều đó bằng tiếng Việt.

2. Hoạt động 1: Cung cấp từ ngữ

- GV tự chỉ vào mình, nói: Cô tên là ... (Hồng). Các em nói theo cô: tên . HS nói theo cô: tên (Có thể dịch từ tên sang TDT).

Cho HS nói cá nhân và đồng thanh

- GV nói (TDT): các em gọi nhau là bạn. Các em nói theo cô: bạn / . HS nói theo cô: bạn.

Cho HS nói cá nhân và đồng thanh

- GV nói (TDT): các em xưng với các bạn là tôi. Các em nói theo cô:

tôi / . HS nói theo cô: tôi.

Cho HS nói cá nhân và đồng thanh

3. Hoạt động 2: Luyện nói càu

- GV nói với một HS A: Khi cô muốn biết em tên là gì, cô giáo hỏi (TDT)- Em tên ì à gì? Em trả lời: Em tên tà A. Em nói theo cô: Em tên là A. / HS nói theo.

Lần lượt như vậy, GV hỏi- HS trả lời: Em tên là gì?Em tên là...

- GV nói: Khi các em muốn biết tên bạn mình tên là gì, các em hỏi (TDT): Bạn tên là gì? Các em nói theo cô: Bạn rén là gì?

- GV nói: khi được hỏi: Bạn tên là gì? Em nói: Tôi tên là ... (các em nói tên mình).

Bây gìơ Em A hỏi: Bạn tên là gì? em B trả lời: Tôi tên là A

GV hướng dẫn HS A hỏi/ HS B trả lời.

Em A hỏi: Bạn tên là gì? / Em B trả lời: Tôi tên là B.

GV hướng dân từng cặp, từng nhóm hỏi và trả lời. Đảm bảo các em trong lớp đều được nói, được biết tên nhau.

- GV giúp HS ôn các câu mệnh lệnh để củng cố kĩ nãng nghe hiểu (GV nói / HS làm theo): Các em ra chơi! Các em nói theo cô.

4. Hoạt động 3: Tltực hành theo tình huống

- GV giới thiệu tình huống (bằng tiếng dân tộc): Hai bạn chưa biết tên nhau, bạn A hỏi tên bạn B, bạn B trả lời tên mình ; sau đó bạn B hỏi, bạn A trà lời; như sau:

A hỏi:- Chào bạn, bạn tên là gì ? / B trả lời: - Tôi tên là B

B hỏi:- Chào bạn, bạn tên là gì ? / A trả lời: - Tôi tên là A

Cho các nhóm thực hành luyện tập. GV theo dõi, uốn nắn.

- GV cho 2 nhóm xung phong thực hành hỏi - đáp trước lớp theo từng yêu cầu đã luyện tập nói trên; HS khác nhận xét (GV chú ý uốn nắn, giúp HS phát âm rõ, trả lời đúng).

* Tổ chức trò chơi:

- GV hướng dẫn trò chơi “Hỏi - đáp nhanh”.

+ Nêu cách chơi: 1 HS đứng lên hỏi một trong những câu hỏi làm quen đã học (Bạn tên là gì ?! Bạn tên là X (đúng)...ró phải không ?! Bạn tên là Y

(sai) có phải không ?), sau đó chỉ định 1 bạn trong lớp đứng lên trả lời; nếu bạn được chỉ định trả lời nhanh và đúng thì sẽ được hỏi tiếp (như bạn trước) và

GV nói mẫu - HS nói theo mẫu.

chỉ định bạn khác trong lớp, nếu không trả lời được thì phải đứng tại chỗ đế bạn khác trả lời (nếu đúng, lại được chỉ định tiếp).

+ Lớp trưởng (hoặc 1 HS biết tiếng Việt) hỏi trước và chỉ định bạn khác trả lòi. GV theo dõi HS chơi và giúp đỡ nếu cần thiết. Kết thúc trò chơi GV khen ngợi những em nói tiếng Việt tốt, dặn HS chưa nói đúng luyện tập thêm cùng các bạn.

* Tập hát bài: Cô và mẹ (Nhạc và lời: Phạm Tuyên)

5. Hoạt động 4\ Củng cố, dặn dò

- GV chào và hỏi một sô em. Cho một số em chào và hỏi tên nhau.

- Dặn HS tập hỏi - đáp cùng bạn bè bằng tiếng Việt theo các mẫu câu đã học.trên lớp.

4.2. Dạng bài học các lớp đầu cấp

Thiết kế ở giai đoạn này dựa trên cơ sở bài học của các môn học khác để tận dụng những khả năng cho học sinh nói tiếng Việt. Việc làm này, một mặt giúp cho các em sử dụng ngôn ngữ đê học tốt, mặt khác giúp các em phát triển năng lực ngôn ngữ nói chung. Ví dụ như đối với giờ học Toán, giúp học sinh hiểu và sử dụng hệ thống từ ngữ (diễn đạt các ký hiệu, ví dụ: > - "lớn hơn", = -

"bằng"...; phép tính, v í dụ: + - "cộng"; X - "nhân"...), những cấu trúc câu mang

đặc trưng toán đê’ trình bày ngắn gọn, rõ, chính xác, lôgic các kiến thức toán, trên cơ sở này các em có thể nâng cao năng lực tư duy bằng tiếng Việt.

Môn Tiêng Việt lớp 1: Bài 42. ưu ươu (2 tiét) I. Mục đích, yêu cầu

- Đọc và viết được các vần, tiếng-từ: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao; đọc được từ và bàiứng dụng.

- Rèn kỹ năng nghe và nói theo chủ đê; Hô, bao, gâu, hươu, nai, VOI. n . Đồ dùng dạy học

- Bộ ghép chữ tiếng Việt.

Tmh minh hoạ (hoặc vật mâu) các từ khoá, bài ứng dung, phần luyên

nối.

- Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy và học

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc vần, tiếng, từ khoá a) Hướng dẫn đọc vần ưu ghép tiếng lựu, đọc trơn từ trái lựu.

- GV yêu cầu HS lấy quân chữ ghi âm ư và quân chữ ghi âm u ghép vào thanh cài (ơ trước, u sau), hỏi:

+ Vần này có âm nào đứng trước, âm nào đứng sau? (âm ư đứng trước, âm u đứng sau).

+ Đánh vần này thế nào? (ư-u-ưu). + Vần này đọc thế nào? (ưu).

- GV ghi bảng ưu rồi cho học sinh đánh vần và đọc trơn.

- Giáo viên yêu cầu học sinh ghép âm 1 trước vần ưu và thêm dấu nặng dưới ư, hỏi tương tự như trên để học sinh đánh vần và đọc tiếng lựu.

- Giáo viên ghi bảng (dưới vần ưu): lựu; cho học sinh đánh vần và đọc. trơn tiếng: lờ-iru-lưu-nậng-lựu/lựu.

- Giáo viên ghi bảng dưới tiếng lựu: trái lựu; cho học sinh đọc trơn từ (hai tiếng).

- Giáo viên cho học sinh xem tranh trái lựu và giới thiệu qua về l o ạ i quá

này.

- Hướng dần học sinh đọc lại bảng ghi (3 bậc): ưu- lờ-ưu-lưu-nặng-lựu- trái lựu.

b) Hướng dẫn học sinh đọc vần ươu, ghép tiếng hươu, đọc trơn từ hươu

sao.

(Cách tiến hành tương tự như phần a; lưu ý: đây là vần khó, GV cần chỉnh sửa phát âm cho học sinh).

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh viết vần, từ khoá - Hướng dẫn viết vần ưu, ươu vào bảng con.

- Hướng dẫn học sinh viết lựu, hươu vào bảng con. - Hướng dẫn viết trái lựu, hươu sao vào bảng con.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết trong Vở Tập viết 1. Hoạt động 4: Luyện đọc từ ngữ và bài ứng dụng

- Hướng dẫn học sinh đọc từ ngữ ứng dụng: giáo viên ghi bảng các từ ứng dụng; học sinh nhận biết các tiếng có vần ưu, vần ươu và đọc các tiếng đó; học sinh đọc trơn các từ ứng dụng.

- Hướng dẫn học sinh đọc bài ứng dụng: cho học sinh xem tranh trong sách giáo khoa; giáo viên ghi bảng bài ứng dụng và cho học sinh nêu các tiếng có vần mới học; hướng dẫn học sinh đọc bài ứng dụng, lưu ý các em ngắt nghi đúng ở dấu phảy, dáu chấm.

Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh nói theo chù đề

- GV cho học sinh xem tranh trong sách giáo khoa, chí vào từng con vật trong tranh và cho học sinh nói lần lượt các từ: con voi, con gấu, con hổ, con báo, con hươu (có sừng), con nai.

- Giáo viên cho học sinh đọc tiêu đề của mục luyện nói.

- Giáo viên chỉ vào từng con vật trong tranh và hỏi: Đây là con gì? và hướng dẫn học sinh trả lời: Đấy là con...; giáo viên hỏi, nhiều học sinh trả lời và có thê cho học sinh hỏi - trả led theo từng cặp.

- Giáo viên có thể đặt thêm một số câu hỏi như: Các con vật này thường sống ở đâu? Em thích nhất con vật nào?...

Món Toán lóp 1: Tiêt 21. s ỏ 10 (1 tiết) I. Mục đích, yêu cầu

- Từ ngữ và mẫu câu cần cung cấp và củng cố: tất cà, bao nhiêu, nhóm, gồm, mười, hình vuông; Tất cả có bao nhiêu...; Chín ... thêm một... là mười...; Mười gồm... và...

II. Đồ dùng dạy học

- Đồ dùng dạy học theo yêu cầu của các nội dung môn học. - Đồ dùng học tập; bảng chữ số.

III. Các hoạt động dạy và học Hoạt động: Giới thiệu sô' 10.

Bước 1:

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh sử dụng tranh và giới thiệu trò chơi

Rồng rắn lên máy. (mô tả trò chơi, luật chơi)

- GV hỏi : Có mấy bạn làm rắn? Có mấy bạn làm thầy thuốc?

HS đếm và trả lời: Có chín bạn làm rắn. Có một bạn làm thầy thuốc.

- GV có thể dùng tiếng dân tộc đê’ HS hiểu được nghĩa các từ tất cả, bao nhiêu. Ví dụ:

Với từ tất cả có thể dùng tay khoát một vòng tròn quanh số ô vuông, hoặc số bạn HS trong tranh minh hoạ. GV tay làm động tác nói trên miệng nói

tất cả có bao nhiêu ị... bạn, hình vuông), HS nhắc lại lời của GV.

- GV hướng dẫn HS sử dụng bằng đồ dùng dạy học và nói theo mẫu câu: 9 thềm llà 10 ... (trong phạm vi 10) và tập trung giới thiệu số 10.

V í dụ:

+ GV dùng tay khoát một vòng tròn bao quát tranh vẽ 9 bạn nhỏ, hoặc 9 hình vật bất kỳ rồi lại khoát 1 vòng tròn bao quát tranh vẽ 1 bạn nhỏ, hoặc 1 hình bất kỳ; tay dùng động tác miệng nói: 9 bạn nhỏn hình vuông) thêm 1 bạn nhỏ/ (hình vuông) là 10 bạn nhỏlị hình vuông).

+ GV có thể giúp HS thay bạn nhò hoặc hình vuông bàng các vật dùng (danh số) khác như cái bàn, que tính để thấy các danh số này là các liên kết

lỏng có thể thay thế trong mẫu câu: 9 ... thêm /...tó 10..., ví dụ 9 cái bàn thêm 1 cái bàn là 10 cái bàn...

Cac bươc con lại tiên hành theo gợi ý trong sách giáo viên • Hoạt động: Thực hành.

Bài số 1 và sô 2: Tiến hành theo gợi ý trong sách giáo viên.

Bài sô 3: Viết số thích hợp vào ô trống.

- GV hướng dẫn HS xác định bên phải, bên trái.

Ví dụ: GV trỏ từng hình vẽ trong bài tập 3 (trang 37), tay trỏ, miệng nói:

Đây là nhóm bên phải, đây là nhóm bên trái và yêu cầu HS làm theo và nói

theo.

- GV hướng dẫn HS tập nói : Nhóm bên trái có mấy chấm tròn?Nhóm bên

phải có mấy chấm tròn?

- GV lại trỏ vào hình vẽ nói câu trả lời cho 2 câu hỏi trên và yêu cầu HS nói theo: Nhóm bên trái có...chấm tròn. Nhóm bên phái có...chấm tròn.

- Sau khi HS viết số 10 vào các ô trống, GV hướng dẫn HS xem lại kết quả đã thực hiện được, tập nói nhiều lần: 10 gồm 9 và 1, 10 gồm 8 và 2, 10 gồm 7 và 3...

Cụm từ cố định là: 10 gồm...còn phần tiếp theo GV khuyến khích HS phát triển.

• Hoạt động: Củng cố:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ rồi nói theo tranh. Ví dụ:

Đây là cảnh các bạn đang chơi trò chơi "Rồng rắn lên mây". Có 1 bạn làm thầy thuốc, 9 bạn làm rắn. 9 bạn thêm 1 bạn là 10 bạn.

- HS quan sát các đồ vật, tranh minh họa, đếm và nói được: Tất cả có mười...

5. Thảo luận: Tiên tới hoàn thiện và hiện thực hoá Chương trình phát triển ngôn ngữ nói cho học sinh tiểu học vùng dán tộc thiểu sô

5.1. Trong chương trình Tiêng Việt tiểu học trước đây (thường gọi là chương trinh 165 tuân), vấn đê phát triển ngôn ngữ nói chưa được quan tâm

một cach đung mức. Mặc dù đã quan tâm tới cả bốn yêu cầu học tiếng là nghe nói, đọc, viêt qua việc xác lập các phân môn, nhưng việc dạy bài văn nói (và viết) chủ yếu do phân môn tập làm văn đảm nhiệm (đã trình bày chương 2, mục 5). Việc tổ chức dạy nói cho học sinh cũng chưa tốt; kỹ năng này được rèn qua các giờ tập làm văn miệng để chuẩn bị cho bài tập làm văn viết. Trên thực tế, học sinh chỉ đọc lại những gì các em đã chuẩn bị sẵn ở nhà. Chính vì coi nhẹ dạng ngôn ngữ nói, chương trình chưa quan tâm đến dạy các kỹ năng nghe và kỹ năng nói tiếng Việt; bỏ qua nhiều kỹ nãng cụ thể cần luyện tập (ví dụ như chưa chú ý luyện tập kỹ năng nghe nói trong hội thoại, trong giao tiếp ở gia đình, nhà trường, xã hội...).

Trong khi đó, ngôn ngữ dạng nói lại có vai trò quan trọng trong dạy - học ngôn ngữ và là phương tiện tiếp thu tri thức. Đối với học sinh bản ngữ, nếu không phát triển khả năng nói thì khả năng viết cũng bị hạn chế bởi trong việc hình thành ngôn bản nói và ngôn bản viết có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Ngôn nngữ nói là cơ sở để phát triển ngôn ngữ viết và khi ngôn ngữ viết phát triển thì sẽ là cơ sở để hoàn thiện ngôn ngữ nói. Chính vì vậy, chương trình Tiếng Việt tiểu học nãm 2000 đã đặt ra những yêu cầu cụ thể về phát triển và rèn kỹ năng nói ở từng lớp, bao gồm cả hai dạng nói: hội thoại và độc thoại (nói thành bài). Quan tâm hơn đến việc dạy nói, chương trình đưa vào hoạt động luyện nói (10 phút) vào bài học tiếng Việt ở lớp 1 nhằm phát triển ngôn ngữ nói cho học sinh.

Phát triển ngôn ngữ nói cho học sinh bản ngữ là việc làm cần thiết như vậy thì đối với học sinh dân tộc, việc làm này còn cần thiết đến mức như thế nào. Như đã trình bày ở trên, trong chương trình Tiếng Việt tiếu học 2000, rèn

luyện kỹ năng nói đã được coi trọng, nhưng mục tiêu cùa nó là hoàn thiện kỹ năng nói cho học sinh bởi các em đang học tiếng mẹ đẻ. Với học sinh dân tộc, phai bat đâu gan như tư đâu việc hình thành, phát triển kỹ nãng nói cho các em. Do đo, nói phai được tăng cường hơn và rải khắp trong suốt bài học (để có thê co nhiêu thời gian hơn cho hoat đông rèn kỹ năng nói)

5.2. Trong chương trình Tiêng Việt, kỹ năng nói không được học thành

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ nói ở tiểu học vùng dân tộc thiểu số Trên chương trình tiếng Việt tiểu học 2000 Luận văn ThS Ngôn ngữ các dân tộc Việt Nam[114836][114836] (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)