2.1. D o đặc điểm là sinh động, tự nhiên, cấu trúc đon giản nên khi dạy
học một ngôn ngữ thường bắt đầu từ ngôn ngữ nói.
T heo tác giả Đ ịnh Trọng Lạc và N guyễn Thái Hoà, xã hội ngày càng
phát triển thì dạng nói càng được sử dụng nhiều bên cạnh dạng viết trong tất cả
các phạm vi hoạt động của con người như: sinh hoạt hàng ngày, thông tin -
tuyên truyền, chính trị - xã hội, giảng dạy - học tập... [34; 4 1 -4 2 ], N gôn ngữ
nói được sử dụng trong các vùng giao tiếp khác nhau - vùng giao tiếp thường
nhật và vùng giao tiếp không thường nhật: giáo dục, khoa học, thể ch ế xã hội
(pháp luật)..., trong đó vùng giao tiếp thường nhật (giao tiếp đời thường trong
sinh hoạt hàng ngày) đóng m ột vai trò quan trọng vì phạm vi giao tiếp này
giúp con người chung sống và tồn tại trong cộng đồng.
Dạy - học nói chung và dạy - học ngôn ngữ nói riêng, đi từ dễ đến khó,
từ đơn giản đến phức tạp, mà trong ngôn ngữ thì nói là dễ, là cụ thể vì trẻ em
đến trường đã sẵn có một vốn ngôn ngữ (nói) nhất định. Nhà trường cần xây
dựng tiếp cái cầu hiện thực nhằm bắc được từ ngôn ngữ làng xóm thân yêu tới
môi trường giao tiếp ngôn ngữ rộng lớn của đất nước. Như vậy, cần xác định
cụ thể, rõ ràng m ục đích trước mắt của việc dạy nói là hình thành và củng cố
kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói đã có và làm quen với m ôi trường giao tiếp mới
để học sinh có thể quay về tiếp tục tham gia vào m ôi trường giao tiếp trước khi
đến trường là gia đình, làng xóm và bước sang m ôi trường giao tiếp mới, rộng
lớn hơn là nhà trường, xã hội. V iệc chuẩn bị "hành trang ngôn ngữ" cho trẻ
bước đầu chính là chuẩn bị ngôn ngữ nói.
Mặt khác, dạy nói có tác dụng to lớn trong việc học tiếng của trẻ. v ề
mặt tâm lí, dạy nói trước là cách đi tự nhiên, hợp với những tình cảm hồn
nhiên của các em đối với ngôn ngữ đã quen dùng trước khi đến trường; đặc
biệt nó làm giảm áp lực tâm lí cho học sinh dân tộc khi học bằng ngôn ngữ thứ
hai. V ề mặt ngôn ngữ học, cấu trúc ngôn ngữ nói đơn giản hơn ngôn ngữ viết
nên việc ghi nhớ các kết cấu câu được trình bày theo tình huống mang tiềm
năng ngôn ngữ phong phú, giúp học sinh chuyển sang ngôn ngữ viết được dễ
dàng.
2.2. Dạy ngôn ngữ nói và viết thông qua bốn kỹ năng (nghe, nói, đọc,
viết) là xu hướng chung của chương trình dạy tiếng mẹ đẻ hiện nay. Trong hai
dạnơ nói và viết (đặc biệt đối với học sinh dân tộc) thì nhấn vào dạng nói vì
Thứ nhất, ngôn ngữ nói giúp cho việc học tiếng nhanh chóng tiếp cận
với những kiến thức để sử dụng ngôn ngữ - mục đích của quá trình học tiếng.
Thứ hai, các chương trình học tiếng hiện nay đều nhấn mạnh vào mật kỹ
năng hơn vào mặt kiến thức và bắt đầu từ kỹ nãng nói chứ không phải là kỹ
năng viết, vì về mặt lí thuyết, nói phải đi trước viết. Trong các phương pháp
giảng dạy ngôn ngữ thứ hai hiện nay, trong đó có giảng dạy ngoại ngữ,
(phương pháp thực hành giao tiếp, phương pháp nghe - nhìn, phương pháp
nghe - n ói...) vấn đề dạy nói được quan tâm một cách đáng kể. Người ta cho
rằng, do m ục đích nắm thực hành ngôn ngữ nên cần nám tri thức thông qua
khẩu ngữ. Dựa trên cơ sở ngôn ngữ học "lời nói (ở đây được hiểu là ngôn ngữ
nói) đó chính là ngôn ngữ; chữ viết chỉ là tín hiệu thứ hai của ngôn ngữ";
những đại biểu của phương pháp nghe - nói đề ra nguyên tắc "trước tiên là
khẩu ngữ sau đó mới là bút ngữ" trong dạy - học ngoại ngữ. Họ cho rằng văn
viết không thể hiện được cách đọc, ngữ điệu, nhịp điệu...; vì vậy, ngôn ngữ
biểu hiện đầy đủ hơn trong văn nói [78; 11). Từ đó có thể rút ra kết luận vể
mặt phương pháp là, m ỗi hiện tượng ngôn ngữ, trước tiên phải được xem xét
trong giao tiếp m iệng (nghe - nói) và chỉ sau đó mới được xem xét trong giao
tiếp viết (đọc - viết). Con đường nắm ngôn ngữ có hiệu quả là thông qua nghe
và nói rồi mới tiến tới đọc, viết.
Thứ ba, nếu nhấn vào ngôn ngữ nói sẽ tạo được sự tự tin cho học sinh.
Bởi vì như ta đã biết, trước khi đi học, trẻ em ít nhiều đã có vốn từ vựng, mẫu
câu... nhất định và được dùng để giao tiếp với người thân. V ốn ngôn ngữ này
mang đặc điểm tự nhiên và cảm tính. Đành rằng ngôn ngữ nói của các em chưa
phải đã đạt đến mức hoàn thiện, trưởng thành. Từ phát ám đến vốn từ, vốn cú
pháp, từ việc giao tiếp trong gia đình mở rộng ra giao tiếp ở cộng đồng lớn
hơn nhiều kỹ nãng, nãng lực các em cần phải học, phải được rèn luyện. Nhưng
dạy nói sẽ tiếp tục phát triển được đặc điểm tự nhiên và cảm tính đã có ở vốn
ngôn ngữ của trẻ, phát huy được năng lực cá nhân của trẻ, giúp các em chù
động hơn, tự tin hơn trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ.
Thứ tư, khi nhấn mạnh vào kỹ nãng nói sẽ giúp học sinh dễ dàng rèn kỹ
nãng phát âm, khả năng dùng từ, đặt câu vì từ trong ngôn ngữ nói dài hơn (sử
dụng chêm , xen, lặp...), dễ hơn và yêu cầu thấp hơn; câu thì thường là những
câu ngắn, kết cấu đơn giản trong khi từ ở dạng viết đòi hỏi sự chính xác, có lựa
chọn và sử dụng phép tu từ học; kết cấu câu phức tạp hơn, có lôgic chặt chẽ và
hoàn chỉnh. Mặt khác, phát âm trong nói cũng đòi hỏi "mềm" hơn so với phát
âm trong chính tả v ì chính tả cần những tri thức vãn hoá nhất định và bị chi
phôi bởi các quy tắc mà nếu không nắm được người viết sẽ mất đi sự tự tin
(chính điều này cản trở việc phát triển ngôn ngữ viết). D o đó, khi nhấn mạnh
vào ngôn ngữ nói thì quá trình học ngôn ngữ trở nên tự nhiên hơn; đối tượng
học (ngôn ngữ nói) trở nên thân thuộc với trẻ em.
Khi dạy và học tiếng nhấn vào ngôn ngữ nói cần lưu ý rằng cú pháp văn
nói phân biệt hoàn toàn với cú pháp văn viết; cần có sự hiểu biết về hai dạng
cú pháp này để tránh sự giả tạo và khô cứng trong ngôn ngữ nói của trẻ; vốn từ
cơ bản cần cung cấp nhiều để đáp ứng nhu cầu giao tiếp thường xuyên; vốn từ
không cơ bản cần xác định số lượng và cách thức đưa vào cho hợp lí.
2.3. Trong dạy và học ngôn ngữ, nếu nói tốt sẽ chuẩn bị cho việc học
viết được dễ dàng hơn.
Hình thức viết sau khi nảy sinh ra như là hình thức ghi lại lời nói m iệng,
đã nhanh chóng trở thành một dạng ngôn ngữ đặc biệt không chỉ có những đặc
trưng hình thức mà cả những đặc trưng ngữ nghĩa. Giữa ngôn ngữ nói và ngôn
ngữ viết có sự khác nhau về phương tiện biểu hiện, về đặc điểm ngôn ngữ...
Tron" một số ngôn ngữ, có sự khác nhau khá xa giữa hai dạng nói và viết.
Trong m ột số ngôn ngữ khác, sự khác nhau đó lại không lớn lắm. Tiếng Việt
nằm tron ° trường hợp thứ hai này. Theo tác giả N guyễn Hữu Quỳnh thì một
cách xa nhau về các quy tắc ngữ âm, ngữ pháp"; "ngữ pháp hiện đại của ngồn
ngữ viết đã khái quát các quy luật chung từ ngôn ngữ nói" [55; 48], Cùng với
quá trình dân chủ hoá của đời sống, trong một xã hội ngày càng phát triển con
người ngày càng có trình độ hiểu biết, nhận thức cao, ngôn ngữ nói càng vươn
lên gần với ngôn ngữ viết, tuy không bao giờ đồng nhất với ngôn ngữ viết.
Đ iều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành kỹ nãng sử dụng ngôn
ngữ từ nói làm cầu nối sang viết, (nghe) nói tốt sẽ chuyển sang (đọc) viết
nhanh hơn.
Giao tiếp bằng lời (giao tiếp khẩu ngữ) đòi hỏi có sự trao lời, đáp lời và
sự tương tác giữa người nói và người nghe. Người ta phải nghe hiểu nội dung
giao tiếp, biết diễn đạt (bằng dạng nói) suy nghĩ, tình cảm của mình; giao tiếp
bằng chữ lại có những đòi hỏi đặc trưng khác. Nhưng hình thức giao tiếp bằng
lời và giao tiếp bằng chữ có mối liên hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau.
Chính vì vậy, Chương trình Tiếng V iệt tiểu học 200 0 lấy hình thức giao tiếp
bằng lời làm cơ sở để dạy giao tiếp bằng chữ và sau đó, giao tiếp bằng chữ lại
làm cơ sở để hoàn thiện giao tiếp bằng lời.
V iệc dạy ngôn ngữ nói cùng với giao tiếp bằng ngôn ngữ nói (với thầy
cô, bạn bè trong học tập, với người thành thạo ngôn ngữ...) cung cấp cho học
sinh kinh nghiệm trong những cấu trúc cú pháp m ới, các nghi thức lời nói mới
và phát triển cách thức mới trong việc thể hiện và liên kết các ý tưởng. Vì vậy,
nói giúp học sinh có thói quen tạo sự phức hợp về ý tưởng, khả nãng thuyết
phục người nghe. Tới lượt mình, thói quen và khả năng này lại tạo điều kiện
cho viết được được sâu sắc và có hiệu quả.
Như vậy, trong dạy và học ngôn ngữ, dạng nói với những ưu thế của
mình là cơ sở để xây dựng ngôn ngữ viết. D ạy và học ngôn ngữ nhấn vào dạy
nói đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy viết - như một trọng tâm trong
chươn° trình dạy tiếng ở nhà trường và là phương tiện tiếp thu văn hoá vãn
minh.