Về kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ nói ở tiểu học vùng dân tộc thiểu số Trên chương trình tiếng Việt tiểu học 2000 Luận văn ThS Ngôn ngữ các dân tộc Việt Nam[114836][114836] (Trang 77)

3. Các thiết kế về môi trường dạy và học nói; về kiểm tra, đánh

3.2. Về kiểm tra, đánh giá

Khi triển khai chương trình tiểu học 2000, mỗi nãm học lại có quy định về việc đánh giá. Năm học 2003 - 2004, theo Quyết định số 44/2003/QĐ- BGDĐT ngày 26/9/2003 quy định về đánh giá, xếp loại học sinh lớp 1, 2 gồm đánh giá bằng điểm số (môn Tiếng Việt, môn Toán) và đánh giá bằng nhận xét (các môn còn lại: Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Nghe thuạt, The dục). Đanh giá đối với nói tiếng Việt rất quan trọng vì nó vừa là môn học vừa là phương tiện dạy - học. Đánh giá kỹ năng nói tiếng Việt của học sinh dán tộc cần tiến

hành suốt bậc tiểu học. Đối với việc đánh giá kỹ nãng nói của học sinh dân tộc có những khả năng xảy ra như sau: học sinh nắm được kiến thức nhưng không noi được tieng Viẹt; học sinh nói được tiêng Việt nhưng không nám được kiến thức; học sinh nắm được ít kiến thức và cũng nói được ít tiếng Việt' học s i n h

không nắm được kiến thức và cũng không nói được tiếng Việt. Do đó khi đánh giá cần lưu ý là phương tiện nói và kiến thức không đi liền với nhau. Học sinh dân tộc phải sử dụng phương tiện nói là ngôn ngữ thứ hai nên khả năng nói được thê hiện ra bên ngoài không tương xứng với kiến thức mà các em nắm được; có thể học sinh nắm được kiến thức nhưng để nói các em phải phát âm được, sử dụng các nghi thức lời nói... mà các em chưa quen dùng nên nhiều khi khả năng nói chưa phản ánh đúng thực tế kiến thức mà các em đã có.

Vì vậy, khi kiểm tra cần thiết kế những hình thức phù hợp để học sinh có thể gắn những hiểu biết về kiến thức với ngữ cảnh thực tế và chuyển tải những hiểu biết đó vào hành vi ngôn ngữ của mình. Do các em học nói tiếng Việt (ngôn ngữ thứ hai) nên thường dễ m ặ c c ả m , thiếu tự tin khi nói vì thiếu vốn từ, vì sợ sai... Đánh giá cần lấy nguyên tắc động viên là chính. Dù học s i n h

nói đúng, nói dài, nói ngắn hay nói sai đi nữa vẫn cần khuyến khích các em nói vì chỉ có khi các em nói giáo viên mới có được những thông tin đánh giá mặt mạnh cũng như những lĩnh vực học sinh gặp khó khăn đê’ điều chính kế hoạch dạy học cho phù hợp.

Đánh giá kỹ năng nói cần căn cứ vào khả năng nói của học sinh - kỹ nãng dùng từ, đật câu, nói tự nhiên, lưu loát, chù động, háp dẫn... chứ không thể căn cứ vào bài viết sẩn đem ra đọc. Có thể lựa chọn các tình huống (hoặc bài tập) để thiết kế kiểm tra theo những nguyên tắc sau: chọn tình huống giao tiếp gắn với hoạt động trong nhà trường và gần gũi với trẻ. Các tình huống này có thể gây hứng thú cho các em, trong đó làm rõ mục đích giao tiếp, cung cấp đầy đủ các yếu tố giao tiếp như người nghe, hoàn cảnh giao tiếp, phong cách sử dụng... Sử dụng hệ thống tình huống có mục đích khác nhau và qua đó thiết

kế những yêu cầu khác nhau về ngôn ngữ cho người nói: mô tả một sự vật kể lại một câu chuyện, thông báo ngắn về một sự việc...

Vơi họi thoại, nen lựa chọn nhiêu các tình huống để hoc sinh có thẻ tương tác với nhau vì khi trẻ nói với giáo viên thì sẽ tạo nên mổ hình không cân xứng khi tương tác ở chỗ, phần nhiều giáo viên nói vì trách nhiệm "lãnh đạo" cuộc hội thoại nên có thể làm giảm khả năng làm quen với chủ đề của học sinh và nhìn chung, các em chỉ đóng vai trò thụ động khi giao tiếp. Trong trường hợp này, giáo viên nên chỉ là người thiết kế tình huống và "ghi" lại thông tin chứ không tham gia trực tiếp hoặc kiểm soát tình huống đó. Với độc thoại, cần chọn các bài tập đòi hỏi học sinh phải sản sinh một ngôn bản tối thiểu gồm hai phát ngôn trở lên vì với chỉ một phát ngôn đơn lẻ (nhất là những phát ngôn chỉ gồm vài ba từ) không cho phép giáo viên nắm được thông tin về khả năng ngôn ngữ của học sinh.

Tóm lại, các thiết kế về môi trường và kiểm tra, đánh giá là hai vân đề khác nhau đối với học sinh dân tộc. Các thiết kế đó, một mật, cần làm sao tăng cường động viên các em học được kiến thức, kỹ năng cơ bản của từng lớp vì đặc điểm của học sinh dân tộc dễ mặc cảm và học thông qua ngôn ngữ thứ hai. Mặt khác, vì tiếng Việt không những cần học cho hiện tại mà còn cần học cho cả mai sau nên cần được theo dõi đánh giá trong suốt cả cấp học. Vả lại, nói cũng là cả một quá trình (không phải một năm mà là nãm nãm) nên cũng cần có nhũng nhận xét về trình độ và khả nãng nói tiếng Việt của học sinh một cách thường xuyên. Do vậy, đối với môn Tiếng Việt, ngoài đánh giá bằng cho điểm theo quy định chung , nên có thêm một trang đánh giá bãng nhận xét vê khả nãng tiếng Việt (chù yếu là khả nãng nói) trong sổ theo dõi học sinh. Việc làm này theo chúng tôi hết sức cân thiết vì, theo quy định, khi đánh giá môn tiếng Việt bằng điểm số thì chủ yếu chỉ đánh giá kỹ năng đọc (đọc thành tiếng và đọc hiểu) kỹ nãng viết (viết chính tả và viết văn bản), việc đánh giá kỹ năng nghe nói chù yêu thông qua phân môn kc chuycn va lam van noi. Cach

ghi các nhận xét, đánh giá có thể theo cách ghi như khi nhận xét đánh giá các môn Tự nhiên và xã hội, Đạo đức... (xin xem Phụ lục 6).

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ nói ở tiểu học vùng dân tộc thiểu số Trên chương trình tiếng Việt tiểu học 2000 Luận văn ThS Ngôn ngữ các dân tộc Việt Nam[114836][114836] (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)