Về môi trường dạy và học nói /

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ nói ở tiểu học vùng dân tộc thiểu số Trên chương trình tiếng Việt tiểu học 2000 Luận văn ThS Ngôn ngữ các dân tộc Việt Nam[114836][114836] (Trang 75)

3. Các thiết kế về môi trường dạy và học nói; về kiểm tra, đánh

3.1.Về môi trường dạy và học nói /

Môi trường học nói của học sinh dân tộc là môi trường được xác định trên cơ sở những kiến thức khoa học được học từ lớp 1 đến lớp 5 và bộ sách giáo khoa thống nhất đã được chuẩn hoá. Vì vậy, môi trường này, một mật hướng dẫn học sinh nói một cách tự nhiên, tận dụng được vốn kinh nghiệm khẩu ngữ đã có trước khi đến trường. Mặt khác, ngôn ngữ nói của học sinh phát triển có định hướng theo một chương trình nhất định, nên các em nói trong môi trường phần nào có tính chất áp đặt; tự do phát triển nói nãng ớ đáy là tự do có điều kiện chứ không phải hoàn toàn như khi nói nhà, ờ ngoài xã hội. Và trong môi trường này, trên cơ sở hình thành và phát triển ngôn ngữ viết, ngôn ngữ nói của các em ngày càng được hoàn thiện: từ ngôn ngữ nói tự nhiên dần tiến tới ngôn ngữ nói vãn hoá, chuẩn mực.

Để thiết kế môi trường dạy và học nói nên biết rằng, học sinh nắm được kiến thức bài học thông qua cách trình bày của giáo viên là chủ yếu (nghe và hiểu). Điểu này phụ thuộc nhiều vào phương pháp giảng dạy cùa giáo viên, đặc biêt là phươnơ pháp trưc quan vì hoc sinh tiêu học, nhát la học sinh cac Ictp dưới nhận thức dễ dàng hơn qua con đường trực quan. Ví dụ: khi học số 3,

phải giúp học sinh phát âm được số 3 ("ba") và cũng cần có đồ dùng trực quan để các em nhận biết được số 3 (bằng que tính, bông hoa...). Các khái niệm tồn tại qua môn Tự nhiên và xã hội được học trực tiêp ở môi trường là tốt nhât (trong điều kiện có thể được). Tiếng Việt ờ đây như là cây cầu để bấc tới các kiên thức đó. Mặt khác đây cũng là những tri thức chung của loài người, phần nào các em đã biêt được thông qua vốn sống và khả năng tư duy bàng tiếng mẹ đẻ. Ví dụ như khi học về cây thì học sinh đã biết khái niệm cây trong tiếng mọ đẻ, vấn đề chỉ còn là đặt một "nhãn hiệu" mới cho cái đã biết [82; 6]. Do đó, khi được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên, với các hoạt động xã hội thì các kiến thực được thông hiểu một cách dễ dàng hơn và học tiếng Việt cũng dễ dàng hơn. Ví dụ: khi học về tự nhiên có cung cấp khái niệm nước sạch - nước bẩn và qua hai khái niệm này cũng cấp thêm một nét nghĩa nữa của từ sạcli

lừ bẩn trong tiếng Việt.

Bên cạnh đó, dù đặc điểm sinh tồn của các dân tộc có khác nhau nhưng cũng có những quy định có tính phổ quát thể hiện trong các hành vi ứng xứ bằng ngôn ngữ dạng nói, ví dụ như khi người nhỏ tuổi nói với người lớn tuổi hơn cần có thái độ lễ phép là quy định chung cho nhiều dân tộc. Chảng hạr>, khi người ít tuổi chào người nhiều tuổi hơn, mặc dù cách thế hiện bằng ngôn ngữ (âm thanh) của các dân tộc có sự khác nhau, nhưng có lẽ ngữ điệu, thái độ của người chào đều có điểm giống nhau là thể hiện sự lễ phép, kính trọng đối với người được chào. Chính vì thế việc học nói tiếng Việt sẽ tự nhiên hơn khi học sinh được học trong môi trường gần gũi với thực tế. Môi trường như vậy sẽ

tạo nhiều điều kiện cho trẻ giao tiếp bằng tiếng Việt và như thế sẽ chiếm lĩnh tiếng Việt dễ dàng hơn.

Như đã trình bày ở chương 2, mục 4, dạy nói tiếng Việt phải kết hợp với các yêu cầu về phương pháp giảng dạy ticng Việt hiện nay la tích hợp \a phai huy tính tích cực của học sinh, nên môi trường ở đây là môi trường dạy học tích hợp. Chúng ta cũng không có dư dả thời gian, cần vừa dạy kiên thức, vừa

dạy cách diễn đạt, dạy nghe hiểu (một giờ học có thể phải dạy nhiều môn khác nhau va nhưng bai học thuộc cac môn hoc khác có ngữ liêu đáp ứng với yêu câu dạy tieng được COI la những tình huống đê rèn luyện các kỹ nãng sừ dụng tiếng Việt). Vì vậy, tích hợp và môi trường trực quan (người thật, việc thật) giúp cho kiên thức đi từ trực cảm tiến tới được thể hiện ra bằng ngôn ngữ và làm cho ngôn ngữ phát triển. Và chỉ khi nào kiến thức của học sinh thật vững mới nên phát triển mở rộng.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể đưa học sinh ra học ở hiện trường và vì phải đảm bảo yêu cầu tích hợp nên cần có đầy đủ sách giáo khoa kèm tranh minh hoạ, đồ dùng dạy học đúng quy chuẩn (không loại trừ đồ dùng dạy học tự làm), phù hợp với đặc điểm địa phương.

Có thể có các dạng thiết kế môi trường như sau:

Trình bày ở trong lớp với các đồ dùng dạy học đầy đủ: giảng bài, hướng dẫn học sinh hoạt động bằng ngôn ngữ nói rõ ràng, chuẩn xác gắn với sách giáo khoa và các đồ dùng dạy học phù hợp.

Hướng dẫn ngoài thực địa liên quan đến kiến thức cần học.

Hướng dẫn trong lớp xen kẽ với phỏng vấn và trò chơi: tuỳ từng bài và hoạt động, có thể sử dụng hình thức đàm thoại một cách linh hoạt, tự nhiên. Các trò chơi, đặc biệt là trò chơi đóng vai làm cho việc học nói của học sinh dễ dàng, sinh động.

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ nói ở tiểu học vùng dân tộc thiểu số Trên chương trình tiếng Việt tiểu học 2000 Luận văn ThS Ngôn ngữ các dân tộc Việt Nam[114836][114836] (Trang 75)