Hiệu trưởng phải là người có nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, vị trí, vai trò của TBGD trong mọi quá trình sư phạm của nhà trường, đồng thời làm cho các thành viên của hội đồng sư phạm và học sinh thấy rõ mối quan hệ giữa TBGD với phương pháp và chất lượng dạy học. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý toàn diện TBGD, là
người có trách nhiệm bảo quản, sử dụng và phát huy hiệu quả của TBGD trong mọi vấn đề đặt ra bằng mọi biện pháp.
Trước hết, hiệu trưởng phải thực thi thẩm quyền của mình, nghiêm chỉnh thực hiện quy định của Nhà nước và của các cấp quản lý, thực hiện dân chủ hoá trường học, phát huy tinh thần làm chủ, sáng tạo, chủ động của đội ngũ giáo viên và học sinh, đề xuất, phân công hợp lý, động viên vật chất và tinh thần cán bộ giáo viên để họ hoàn thành công việc.
Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân và chính quyền địa phương, huy động mọi nguồn lực để từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống TBGD đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Trang bị TBGD phải tiến hành đồng bộ với việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các điều kiện để sử dụng PTKTDH hiện đại.Cần bồi dưỡng nâng cao nhận thức, tập huấn kỹ năng nghiệp vụ sử dụng, khai thác TBGD, tăng cường biện pháp hành chính trong việc sử dụng và bảo quản TBGD,…Tổ chức tốt các phong trào hội giảng hội học, phong trào tự làm và sưu tầm TBGD .
Thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm kê theo định kỳ và đột xuất, đặc biệt khi có những thay đổi về tổ chức, biến động do chủ quan hay khách quan. Thông qua kiểm tra đánh giá chính xác và khen thưởng chính đáng những tập thể và cá nhân có thành tích cao, kịp thời nhắc nhở, giúp đỡ giáo viên chưa có ý thức sử dụng TBGD, điều chỉnh kịp thời những thiếu sót, bất hợp lý trong công tác quản lý, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch lần sau.