Bồi dưỡng sử dụngTBGD thường xuyên trong quá trình dạy học:

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO HIỆUQUẢ SỬ DỤNG THIẾT BỊ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC (Trang 42)

10- Các đồ dùng ứng dụng công nghệ thông tin cũng được nhà trường tập huấn cho giáo viên và được ứng dụng rộng rãi như:

4.2. Bồi dưỡng sử dụngTBGD thường xuyên trong quá trình dạy học:

Để nâng cao hiệu quả sử dụng TBGD, khi giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của TBGD trong quá trình dạy học, đã có kỹ năng nghiệp vụ sử dụng TBGD thì việc làm tiếp theo hết sức cần thiết đó là làm sao để nâng cao tần suất sử dụng các TBGD, TBGD phải được sử dụng thường xuyên và có hiệu quả, như vậy việc đầu tư trang bị mới không lãng phí vô ích.

* Biện pháp hành chính:

Nhà trường cần yêu cầu giáo viên nghiêm chỉnh chấp hành các quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy chế quản lý tài sản, tài chính của Nhà nước.

Ngay từ đầu năm học, nhà trường xây dựng được những quy định về TBGD và sử dụng TBGD nhằm thiết lập được nề nếp, thói quen sử dụng TBGD của giáo viên trong trường. Những quy định này cần được thông qua hội đồng sư phạm nhà trường sau đó làm thành văn bản, trở thành quy định bắt buộc, nếu vi phạm sẽ bi xử lý theo quy định.

Việc sử dụng TBGD được xét thành tiêu chí đánh giá thi đua giáo viên.

Việc sử dụng TBGD phải được quản lý một cách chặt chẽ, hàng tuần tất cả các giáo viên đều phải có phiếu đăng ký sử dụng TBGD trong tuần (nộp cho cán bộ phụ trách thiết bị vào cuối tuần trước). Cán bộ phụ trách thiết bị dán phiếu này ngay tại phòng thiết bị để tiện theo dõi. Mẫu phiếu như sau:

Họ và tên giáo viên: ………. Đồ dùng cần sử dụng tuần: ……….

Thứ/ngày Tên đồ dùng Ghi chú Thứ hai

... ………... ……… …Thứ sáu

... ………... ……… Nhà trường chú ý nâng cao vai trò của tổ chuyên môn trong việc sử dụng TBGD. Tổ

trưởng tổ chuyên môn chính là cánh tay nối dài của hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn có vai trò theo dõi, nhắc nhở các thành viên trong tổ mình sử dụng TBGD thường xuyên, việc làm này rất có hiệu quả bởi chính trong tổ sẽ biết rõ ngày nào, dạy bài gì, cần sử dụng TBGD nào họ sẽ nhắc nhở nhau và giúp đỡ nhau để cùng sử dụng TBGD có hiệu quả.

* Biện pháp thi đua: Biện pháp này sẽ phát huy nhiều tác dụng nếu được sử dụng

đúng lúc, đúng mục đích và công bằng, khách quan.

Tổ chức tốt phong trào thi đua sử dụng TBGD có hiệu quả trong mỗi tiết dạy hàng ngày. Trong các kỳ hội giảng, thao giảng cũng cần đặt tiêu chí “tiết dạy có sử dụng TBGD hiệu quả” lên hàng đầu. Hiệu trưởng đánh giá giờ giảng của giáo viên, bên cạnh những căn cứ về mục đích, yêu cầu, nội dung kiến thức,…còn phải đánh giá khâu chuẩn bị bài giảng (trong đó có sự chuẩn bị về TBGD )và khâu sử dụng TBGD trong dạy học. Qua đó có thể nhận rõ giáo viên nào có ý thức, có kỹ năng sử dụng TBGD, giáo viên nào còn yếu về kỹ năng nghiệp vụ và có kế hoạch bồi dưỡng thêm ra sao.

Sau mỗi đợt thi đua cần có chế độ khen thưởng động viên kịp thời, thoả đáng kể cả về vật chất lẫn tinh thần. Đồng thời cũng cần có biện pháp nhắc nhở hợp lý đối với những giáo viên không có ý thức, ngại sử dụng TBGD. Làm như thế mới tạo được sự công bằng, khách quan, khuyến khích được sự tham gia nhiệt tình, tích cực của mọi giáo viên.

Chúng ta biết rằng, nếu TBGD không được sử dụng vào hoạt động dạy học thì hiệu quả sư phạm của nó chỉ là con số không. Khi đó mọi sự trang bị, đầu tư cho công tác TBGD đều vô nghĩa. Do đó cần tăng cường sử dụng một cách thường xuyên, liên tục và hiệu quả cao.

Hiệu quả sử dụng và khai thác TBGD phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trương đối với việc đổi mới phương pháp dạy và học, đối với công tác tổ chức quản lý nghiệp vụ TBGD, khả năng và trình độ chuyên môn quản lý của cán bộ phụ trách TBGD, sự nhiệt tình và trách nhiệm của các giáo viên trong nhà trường, cách bảo quản, bố trí sắp xếp các TBGD,…Như vậy, Một trong những điều kiện để sử dụng, khai thác có hiệu quả TBGD là TBGD phải được bảo quản tốt.

Mặt khác, tất cả các TBGD (từ đơn giản đến phức tạp) đều có thể bị hỏng hóc hay mất mát qua quá trình sử dụng và qua thời gian. Cần tăng cường việc bảo quản TBGD để kéo dài tuổi thọ và giá trị sử dụng của nó. Bảo quản TBGD đạt được hai mục đích: bảo vệ được TBGD, loại trừ hoặc hạn chế về cơ bản những hư hỏng không đáng có và đảm bảo hiệu quả, thuận lợi cho việc sử dụng. Muốn bảo quản TBGD tốt người cán bộ quản lý cần chỉ đạo cán bộ phụ trách thiết bị làm tốt công việc của họ, cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (kho tàng, phòng thiết bị, Phòng học bộ môn,…) và hệ thống sổ sách theo dõi, quản lý.

Biện pháp 6.Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá việc xây dựng, sử dụng và bảo quản TBGD

Kiểm tra gồm điều tra, xem xét, đánh giá quá trình quản lý và sử dụng TBGD có hiệu quả, có phù hợp với mục tiêu, kế hoạch chuẩn mực, quy chế đã đề ra hay không; chỉ ra những lếch lạc, từ đó có thể xác định lại phương hướng, mục tiêu, điều chỉnh, uốn nắn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng TBGD.

Kiểm tra để tạo lập mối liên hệ thông tin ngược trong quản lý TBGD. Việc sử dụng TBGD trong quá trình dạy học phức tạp, đa dạng, phong phú song không được phép sai lầm. Do đó, tôi thường xuyên kiểm tra để phát hiện, phòng ngừa, đánh giá chính xác nhằm động viên, nhắc nhở, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với mục tiêu đề ra.

Người cán bộ quản lý có thể kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ, không nhất thiết phải dự giờ, thăm lớp mới có thể nắm bắt được tình trạng sử dụng TBGD của giáo viên.

Thông qua các buổi kiểm tra chuyên môn hay kiểm tra toàn diện giáo viên, hiệu trưởng có thể nắm bắt được kỹ năng sử dụng, khai thác TBGD của giáo viên, cũng có thể nắm bắt được tình trạng của một số TBGD nhà trường hiện có.

Cũng cần kiểm tra công việc của cán bộ phụ trách thiết bị thông qua việc kiểm tra sự sắp xếp phòng thiết bị, thông qua hệ thống sổ sách hay qua trao đổi với giáo viên.

Kiểm tra góp phần tăng cường hiệu lực quản lý trường học, nó tác động tới ý thức, hành vi và hoạt động của giáo viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm, động viên thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ giáo viên trong công tác.CHủ tịc Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Nếu tổ chức tốt việc kiểm tra thì cũng như có ngọn đèn pha. Bao nhiêu tình hình,

bao nhiêu ưu điểm và khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ, chúng ta đều thấy rõ. Có thể chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra. Nếu tổ chức việc kiểm tra được chu đáo, thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười, gấp trăm lần”. Như vậy, Người đã chỉ rõ chúng ta không thể buông lỏng công tác kiểm tra,

càng không thể buông lỏng kiểm tra trong việc trang bị, sử dụng và bảo quản TBGD. Nếu không làm tốt công tác này thì bao nhiêu tiền của, công sức, trí tuệ đầu tư trang bị TBGD sẽ bị lãng phí vô ích. Vì vậy đối với nhà trường cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra đánh giá việc xây dựng, sử dụng và bảo quản TBGD góp phần tích cực nâng cao hiệu quả sử dụng TBGD.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO HIỆUQUẢ SỬ DỤNG THIẾT BỊ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w