Bộ trò chơi xếp hình TANGRAM

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO HIỆUQUẢ SỬ DỤNG THIẾT BỊ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC (Trang 29)

Bộ hình tangram gồm 7 hình khi xếp lại với nhau thành một hình vuông. Giáo viên tổ chức cho học sinh trong các cặp, nhóm… xếp 7 hình này thành các hình khác nhau theo các mẫu có sẵn hay khuyến khích học sinh tự nghĩ ra để xếp. Đây là trò chơi vui với các hình hình học giúp học sinh phát triển khái niệm về các hình tam giác và tứ giác đồng thời trí tưởng tượng trong việc tạo hình.

Các bạn học sinh lớp 4B hăm hở, sáng tạo trong trò chơi ghép hình.

4-Tên thiết bị dạy học tự làm: Ngôi nhà của em Nhóm tác giảTổ chuyên môn 1 + 2 + 3

*LÍ DO

Với ý tưởng: tạo hứng thú học tập cho học sinh và giảm bớt những căng thẳng trong các giờ học, để giúp giáo viên có thêm đồ dùng khi tổ chức các trò chơi học tập cũng như các trò chơi trong những ngày sinh hoạt ngoại khóa, tập thể giáo viên nhóm 3 trường Tiểu học Tiên Tiến chúng tôi đã thống nhất làm đồ dùng dạy học mang tên “ Ngôi nhà của em " với phương trâm rẻ tiền, dễ làm, dễ vận chuyển, sử dụng tiện lợi. * NGUYÊN LIỆU

- Các con vật, thẻ từ, tranh ảnh, phép tính phục vụ bài dạy. - Một số các phụ kiện nhỏ kèm theo: nam châm, ...

*TÁC DỤNG

“ Ngôi nhà của em” được sử dụng rộng rãi trong các trò chơi cuối mỗi tiết học, hay có thể dùng trong các tiết ôn tập về Âm – Vần (lớp 1), Ôn tập bảng cộng, trừ nhân , chia trong môn Toán các lớp 1,2,3.

Sử dụng trong các chơi “ Thỏ tìm chuồng” trong phân môn Học vần lớp 1, môn Toán lớp 1,2,3 môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3... các trò chơi khác cuối mỗi giờ học. *CÁCH DÙNG

Khi dạy từng bài, giáo viên cần nghiên cứu kĩ trò chơi được sử dụng vào hoạt động nào của bài học, chuẩn bị tốt nội dung cần chuyển tải tới học sinh.

Ví dụ 1: Dạy các dạng bài học vần lớp 1

Cô trò lớp 1B đang đưa thỏ về đúng nhà của mình.

Ví dụ 2: Dạy các dạng bài có kết quả cụ thể

sử dụng ở bài Luyện tập về bảng nhân 6, chia 6 môn toán lớp 3 GV Gắn ngôi nhà thứ nhất là những kết quả bảng nhân 6 . Ngôi

nhà thứ 2 là kết quả bảng chia 6

HS tìm kết quả các phép tính được gắn trên mình các chủ thỏ trên mỗi mỗi chú thỏ và đưa chú về đúng ngôi nhàcủa mình.

Ví dụ 3: Dạy các dạng bài dựa vào sưu tầm thực tế của học sinh

Sử dụng ở bài Thân cây môn TN&XH lớp 3 . Chúng tôi cho học sinh sưu tầm ở nhà nhiều loại thân cây sau đó gắn 2 ngôi nhà lên bảng

- GV đặt ngôi nhà thứ nhất nói : Cô có ngôi nhà mang “Thân leo” - GV đặt ngôi nhà thứ 2 : Cô thêm ngôi nhà mang “Thân gỗ”… HS lên gắn vào ngôi nhà phù hợp GV vào bài mới và rút ra bài học

* Sử dụng trong các tiết Toán bảng cộng, trừ, nhân chia .Và môn Luyện từ và câu

dạng bài tìm từ chỉ đồ vật, cây cối...thuộc chủ đề theo mẫu( mỗi ngôi nhà chứa tên một chủ đề)...

* CÁCH BẢO QUẢN

Chúng tôi làm đồ dùng này với phương châm Làm một lần , dùng mãi mãi. Vậy để đồ dùng bền cần để đồ dùng ở đúng nơi quy định của phòng TBĐD. Sau mỗi lần dùng chú ý không để học sinh nghịch tránh bị rách .

Với những TBGD đòi hỏi tính kỹ thuật và tính chuyên môn cao của những nhà thiết kế nhà trường có thể lấy ý tưởng của giáo viên và chi kinh phí để thuê các nhà thiết kế làm. Những giáo viên có ý tưởng sáng tạo được khen thưởng xứng đáng. Ví dụ:

6-Tên thiết bị dạy học tự làm: Mô hình: Cây thông minh!

Nhóm tác giả: Tổ chuyên môn 4 + 5

* MỤC ĐÍCH

Xuất phát từ ý tưởng tổ chức các hoạt động mang tính: “Học mà chơi, chơi mà

học”, chúng tôi đã sáng tạo ra mô hình: “Cây thông minh” giúp các em hăng say tìm tòi

*NGUYÊN LIỆU

- 1 hộp chứa ĐDDH làm bằng phoóc. - 1 cây bằng xốp

- Hệ thống điện tử thể hiện bản đồ tư duy.

- Các con vật, thẻ từ, tranh ảnh, phép tính phục vụ bài dạy. - Một số các phụ kiện nhỏ kèm theo: dây thép, dây dù, ... * TÁC DỤNG

Mô hình có thể sử dụng ở nhiều môn học, có thể sử dụng ở các bước lên lớp của các môn học như: Địa lý, Khoa học, Tiếng Việt, Toán, ...

* Môn Địa lý

- Dạy bài 7: “Ôn tập” (Địa lý Việt Nam) - Lớp 5

- Dạy bài 22 “Ôn tập” (Châu Á, Châu Âu) - Lớp 5…

* Môn Khoa học:

- Dạy bài “Cây con mọc lên từ hạt” - Lớp 5 - Dạy bài “Con người cần gì để sống” - lớp 5…

* Môn Tiếng Việt:

- Tất cả các bài kể chuyện theo tranh từ lớp 1 đến lớp 5. - Các tiết Tập làm văn quan sát tranh và trả lời câu hỏi…. *Môn toán:

- Dạy các bài về bảng cộng, trừ trong phạm vi 10.

- Các bài ôn tập hình học lớp 4, lớp 5 (dành cho BDHS khá giỏi) - Các bài ôn tập về chu vi, diện tích các hình lớp 4, lớp 5.

Môn Địa lý lớp 5: Bài 7: Ôn tập.

*Chuẩn bị:

- Các thẻ từ ghi chủ đề chính: Việt Nam – Đất nước chúng ta.

- Từ khóa ghi tên các nhánh cần ôn tập: Địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.

*Vận hành mô hình:

- Giáo viên gắn thẻ chủ đề vào trung tâm của mô hình. Học sinh lần lượt hoàn thiện sơ đồ tư duy của bài học bằng hình thức phù hợp với lớp học của mình.

Thầy trò lớp 5B đang hoàn thành bài học.

Ví dụ 2 : Dạy các dạng bài về bảng cộng trừ trong phạm vi 10

Giáo viên chuẩn bị các loại quả, con vật, thẻ từ, ... theo nội dung từng bài học và thực hiện theo tiến trình bài học.

Ví dụ 3 : Dạy các dạng bài có sử dụng tranh, ảnh

Môn Khoa học lớp 5: Bài 53: Cây con mọc lên từ hạt

* Chuẩn bị: - Các bức tranh thuộc bài học ẩn sau những tán cây. * Vận hành: - Giáo viên dùng hình thức kéo, cất tranh phù hợp với tiến trình bài học để học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức.

* Phân môn Kể chuyện

Giáo viên chuẩn bị những bức tranh theo thứ tự câu chuyện và thực hiện theo tiến trình bài học.

Lệ Chi lớp 5B đang trình bày thứ tự cây con mọc lên từ hạt.

* ƯU THẾ KHI SỬ DỤNG:

- Hình thức dạy học phong phú, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học. Áp dụng cho nhiều môn học. Học sinh hứng thú.

7-Tên thiết bị dạy học tự làm Mô hình: Vòng quay kì diệu!

Xuất phát từ ý tưởng tổ chức các hoạt động mang tính: “Học mà chơi, chơi mà

học”, chúng tôi đã sáng tạo ra mô hình: “Vòng quay kì diệu” giúp các em hăng say tìm

tòi kiến thức một cách chủ động thông qua việc vận dụng hợp lý đồ dùng dạy học trên lớp.

Với mô hình: “Vòng quay kì diệu” này, bên cạnh tổ chức tốt các hoạt động học tập trên lớp, mô hình còn là một phương tiện hữu ích trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các buổi sinh hoạt tập thể. Nó giúp các em gắn kết với nhau hơn trong các sân chơi đầy bổ ích và lí thú.

* Cấu tạo

- Phần trên gồm ba vòng tròn.

+ Vòng tròn trung tâm cố định (dùng để gắn chủ đề).

+ Vòng tròn ở giữa được thiết kế theo hình chóp cụt có 8 múi và quay tròn quanh một vòng bi (dùng để gắn các gói câu hỏi; các ô số trong phép toán, tên các con vật, các loại cây, các âm, vần, các từ tiếng Anh,...). Phần dưới mỗi điểm giao nhau của các múi có gắn cố định một chiếc đinh (có tác dụng để kim giữ lại).

+ Vòng tròn ngoài cùng cố định dùng để trang trí, trên đó được gắn một chiếc kim (dùng để chỉ ô câu hỏi, phần thưởng, hay mất lượt).

+ Tất cả các vòng tròn được gắn theo một trục đứng để các vòng tròn được cách đều nhau, khi chuyển động không có sự cọ sát. Toàn bộ phía trên của mô hình được gắn trên một giá đỡ nghiêng khoảng 20 độ.

- Phần dưới: Là giá đỡ có ba chân, độ cao điều chỉnh theo ốc vít vừa với tầm nhìn của

học sinh, tháo lắp dễ dàng, thuận tiện cho việc di chuyển.

Nguyên liệu: - tôn mỏng, 1 vòng bi (tận dụng của vòng bi xe máy hỏng), sắt. - Một số ốc vít. - Một số nam châm. Được thiết kế như hình vẽ.

*Tác dụng

Mô hình có thể sử dụng ở nhiều môn học, có thể sử dụng cả nội dung của tiết học đối với các bài có nội dung ôn tập, hoặc cũng có khi chỉ sử dụng cho

một hoạt động của bài học mà thôi. Mô hình có thể sử dụng:

*Môn toán:

- Dạy các bài thuộc bảng cộng, trừ ở lớp 1, lớp 2. - Dạy các bài thuộc bảng nhân, chia ở lớp 2, lớp 3.

- Các bài về phân số lớp 4. Các bài về số thập phân lớp 5. - Các bài ôn tập hình học lớp 4, lớp 5.

- Các bài ôn tập về chu vi, diện tích các hình lớp 4, lớp 5.

*Môn Tiếng Việt:

-Dạy các bài âm, vần ở lớp 1.Dạy các bài cấu tạo tiếng ở lớp 1, 2, 3. -Dạy các bài tập tìm từ trái nghĩa, cùng nghĩa, đồng âm ở các lớp 3,4,5

-Dạy các bài ôn tập về câu ở lớp 3, 4, 5.

Dạy một số bài ở lớp 1, 2, 3.

Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3

-Nhận biết các vật xung quanh

-Cuộc sống xung quanh -Nhận biết cây cối và con vật.

-Ôn tập con người và sức khỏe

-Ôn tâp xã hội. ...

- Ăn uống sạch sẽ.

-Ôn tập con người và sức khỏe.

- Đồ dùng trong nhà. - Cuộc sống xung quanh. Ôn tập xã hội.

- Cây sống ở đâu? - Loài vật sống ở đâu? - Nhận biết con vật và cây cối...

-Ôn tập con người và sức khỏe.

-Một số hoạt động ở trường.

-Vệ sinh môi trường. -Ôn tập xã hội. -Thực vật. -Động vật ... -Dạy một số bài ở lớp 4, 5. Lớp Môn Lớp 4 Lớp 5 Khoa học -Con người cần gì để sống?

-Ôn tập con người và sức khỏe

-Thực vật cần gì để sống? -Động vật cần gì để sống? - Ôn tập động vật và thực vật...

-Ôn tập con người và sức khỏe. - An toàn và lãng phí khi sử dụng điện.

-Ôn tập vật chất và năng lượng. -Ôn tập thực vật và động vật -Ôn tập môi trường và tài nguyên thiên nhiên...

Địa lí

- Ôn tập.

- Đồng bằng Bắc Bộ. - Đồng bằng Nam Bộ. - Biển đảo và quần đảo...

- Việt nam đất nước chúng ta. - Ôn tập.

- Các dân tộc, sự phân bố dân cư.

- Các đại dương trên thế giới...

*Môn tiếng Anh:

- Tổ chức một số hoạt động ôn tập các từ, câu thuộc các chủ đề. - Tổ chức trò chơi theo nội dung bài học.

*Hoạt động ngoại khóa

- Sinh hoạt tập thể: Chủ điểm Bác Hồ; Kính yêu thầy cô giáo; Biết ơn mẹ và cô;

Cùng tiến bước lên Đoàn,...

- Tổ chức các trò chơi: Chiến nón kì diệu, Hái hoa dân chủ...

- Tổ chức các buổi truyền thông: An toàn giao thông; Môi trường sống quanh em;

Biển đảo- quê hương em, ...

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO HIỆUQUẢ SỬ DỤNG THIẾT BỊ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w