Một số chỉ tiêu sinh hoá máu

Một phần của tài liệu Tình hình chăn nuôi, dịch bệnh trên đàn thỏ Newzealand nuôi tại Trại giống thỏ Newzealand Việt - Nhật Ninh Bình. So sánh hiệu quả của 2 phác đồ trong điều trị bệnh viêm phổi ở thỏ (Trang 63)

2. Tình hình chăn nuôi thỏ trong nước

4.4.3.4. Một số chỉ tiêu sinh hoá máu

-Độ giữ kiềm trong máu: Độ dự trữ kiềm trong máu (lượng kiềm dự trữ) là lượng muối NaHCO3 tính bằng mg có trong 100ml máu (mg).

Trong quá trình trao đổi chất cơ thể sinh ra các loại axit là chủ yếu, các muối kiềm trong máu có thể trung hoà các loại axit đi vào máu, nhờ đó giữ cho độ pH trong máu không đổi. Lượng kiềm dự trữ là chỉ tiêu đánh giá khả năng làm việc bền bỉ của gia súc, kiềm dự trữ càng lớn thì khả năng làm việc càng bền bỉ dẻo dai, vì khi làm việc cơ co tạo ra nhiều axit lactic đồng thời trao đổi chất tăng cũng tạo ra các axit, với lượng kiềm dự trữ cao vẫn có thể duy trì pH máu không đổi. Ngược lại. lượng kiềm dự trữ ít thì cơ không thể làm việc căng thẳng, lâu dài, gia súc thiếu sức bền. Lượng kiềm dự trữ của gia súc mon đang bú sữa rất ít cho nên pH máu dễ bị biến đổi (Nguyễn Xuân Tịnh và cs, 1996) [8].

Khả năng đệm của máu tuy rất lớn nhưng cũng chỉ có một phạm vi nhất định. Khi lượng toan hoặc kiềm trong máu tăng quá nhiều, lượng kiềm dự trữ bị tiêu hao mạnh thì pH máu sẽ vựơt khỏi phạm vi bình thường, gây trúng độc toan hoặc kiềm. Do vậy, việc xác định lượng kiềm dự trữ trong máu ở tình trạng

Để xác định độ giữ kiềm trong máu ở thỏ cũng như thỏ bệnh viêm phổi chúng tôi dùng phương pháp Nevodop. Kết quả được trình bày ở bảng 4.11

Độ giữ kiềm của thỏ khoẻ trung bình là 653,33 ± 9,69 mg% biến động trong khoảng 600 – 700 mg%. Độ giữ kiềm của thỏ bệnh viêm phổi là 541 ± 15,0 mg% biến động trong khoảng 460- 660 mg%.

Như vậy, độ giữ kiềm trong máu thỏ viêm phổi giảm hơn so với thỏ bệnh. Có thể do trong quá trình bệnh lý kéo dài, con vật sốt làm tăng trao đổi chất, sản sinh nhiều chất có tính axit làm thay đổi pH máu, do khả năng đệm có hạn dẫn đến lượng kiềm dự trữ giảm hơn bình thường. Mặt khác, theo Nguyễn Xuân Tịnh và cs (1996)[8], trong trường hợp viêm phổi khí CO2 tích tụ nhiều trong phổi, tích tụ nhiều trong máu làm lượng kiềm trong máu giảm nhiều

Bảng 4.11. Độ giữ kiềm trong máu, hàm lượng đường huyết.

Thỏ Chỉ tiêu Thỏ khoẻ ( n = 15 ) Thỏ bệnh viêm phổi ( n = 20 ) P X ± mx Biến động X ± mx Biến động Độ giữ kiềm (mg%) 653 ± 9,96 600 - 700 541 ± 15 460 - 660 <0,05 Hàm lượng đường (mmol/l) 6,54 ± 0,01 6 – 7,2 5,17 ± 0,18 4,2 – 6,4 <0.05

- Hàm lượng đường huyết

Đường huyết chủ yếu là glucoza ở dạng tự do trong máu toàn phần,ngoài ra còn có một lượng nhỏ các hợp chất gluxit dưới dạng phosphat, dạng phức hợp gluxit – protit, glucogen,... Glucoza trong máu như một nguyên liệu cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hàm lượng đường huyết tương đối ổn định nhờ sự

cân bằng giữa nguồn cung cấp (gluxit thức ăn, glycogen phân giải từ gan) và quá trình tiêu thụ (cung cấp năng lượng các chu trình kreb, chu trình đường phân dưới dạng ATP, chuyển hoá dưới dạng glycogen tích chữ ở gan).

Đường huyết cao trong trường hợp trúng độc toan, viêm thận, bại liệt sau khi đẻ, cường giáp trạng, cường thượng thận. Đường huyết thấp do đói, tiết sữa nhiều, làm việc nặng, trúng độc, viêm gan, thiếu máu, viêm thận mãn, nhược năng tuyến giáp trạng,...

Do vậy, hàm lượng đường huyết là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chế độ dinh dưỡng cũng như tình trạng sức khoẻ của con vật.

Để xác định thay đổi của hàm lượng đường trong máu thỏ khoẻ và thỏ bệnh viêm phôi chúng tôi dùng máy Glucometter, đơn vị tính mmol/l. Kết quả được trình bày ở bảng 4.11.

Từ bảng 11 cho thấy: Hàm lượng đường trung bình của thỏ khoẻ là 6,54 ± 0,01 mmol/l biến động trong khoảng 6 – 7,2 mmol/l. Ở thỏ bệnh hàm lượng đường trung bình là 5,17 ± 0,18 mmol/l biến động trong khoảng 4,2 – 6,4 mmol/l. Như vậy là hàm lượng đường huyết ở thỏ bệnh viêm phổi giảm.

Hàm lượng đường huyết thay đổi như vậy theo chúng tôi là ở thỏ viêm phổi do thỏ mệt mỏi, kém ăn, bỏ ăn dẫn đến làm giảm nguồn cung cấp glucoza từ bên ngoài vào cơ thể. Đồng thời quá trình viêm làm cho con vật sốt dẫn đến tiêu hao năng lượng nên glucoza trong máu phải tăng cường chuyển hoá để cung cấp năng lượng cho cơ thể do đó hàm lượng đường huyết giảm.

Một phần của tài liệu Tình hình chăn nuôi, dịch bệnh trên đàn thỏ Newzealand nuôi tại Trại giống thỏ Newzealand Việt - Nhật Ninh Bình. So sánh hiệu quả của 2 phác đồ trong điều trị bệnh viêm phổi ở thỏ (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w