Những biểu hiện lâm sàng ở thỏ viêm phổi

Một phần của tài liệu Tình hình chăn nuôi, dịch bệnh trên đàn thỏ Newzealand nuôi tại Trại giống thỏ Newzealand Việt - Nhật Ninh Bình. So sánh hiệu quả của 2 phác đồ trong điều trị bệnh viêm phổi ở thỏ (Trang 45)

2. Tình hình chăn nuôi thỏ trong nước

4.4.1.Những biểu hiện lâm sàng ở thỏ viêm phổi

Theo dõi các biểu hiện lâm sàng ở 20 thỏ viêm phổi chúng tôi thu được kết quả bảng 4.6.

Kết quả 4.6 cho thấy:

Khi thỏ viêm phổi thấy các biểu hiện sau:

- Hắt hơi là triệu chứng thường thấy (100%) và thường xuất hiện ở thời kỳ đầu của bệnh.

- Ho chỉ chiếm tỷ lệ (60%) thỏ mắc bệnh

-Hầu hết thỏ mắc bệnh đều chảy nước mũi, nước mũi nhiều ban đầu trong về sau đục và đặc dần, triệu chứng này thấy ở 20 thỏ bệnh chiếm tỷ lệ (100%).

- Tần số hô hấp nhanh và nông là triệu chứng sớm chủ yếu chiếm tỷ lệ 100%, những con thỏ mắc bệnh nặng có triệu chứng khó thở

Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú Y 37

Bảng 4.6. Những biểu hiện lâm sàng ở thỏ mắc bệnh viêm phổi Stt Biểu hiện lâm sàng

Số con theo dõi (n =20) Số con có

biểu hiện Tỷ lệ (%)

1 Hắt hơi 20 100

2 Ho 12 60

3 Chảy nước mũi 20 100

4 Khó thở, thở nông và nhanh 20 100

5 Âm phổi bệnh lý 20 100

6 Thỏ mệt mỏi ủ rũ 20 100

Như vậy, từ kết quả thu được chúng tôi nhận thấy: Khi thỏ mắc bệnh thì biểu hiện lâm sàng điển hình là: ủ rũ kém ăn hoặc bỏ ăn, chảy nước mũi, hắt hơi, ho, thở nhanh và nông nếu bệnh nặng thỏ có triệu chứng khó thở và nghe thấy âm phổi bệnh lý.

Theo chúng tôi các tác nhân tác động vào đường hô hấp làm phổi bị viêm gây rối loan quá trình thông khí và quá trình khuyếch tán ở phổi, cản trở lượng oxy không khí gây ra thiếu oxy trường diễn do vậy gây khó thở. Mặt khác do dịch dỉ viêm tiết ra nhiều khích ứng mạnh vào niêm mạc đường hô hấp thông qua hệ thần kinh gây phản xọ ho hắt hơi. Thỏ khó thở ho, hắt hơi dẫn đến thỏ mệt mỏi ủ rũ, kém ăn hoặc bỏ ăn thể trạng gầy yếu.

Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú Y 38

Ảnh 1. Thỏ chảy nước mũi nhiều

Ảnh 2. Thỏ có biểu hiện ủ rũ bỏ ăn 4.4.2. Thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số tim ở thỏ bị viêm phổi

Cùng với quan sát các biểu hiện lâm sàng, chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu lâm sàng của thỏ bị bệnh nhằm xác định tình trạng sức khoẻ và mức độ bệnh của thỏ bệnh. Theo dõi thân nhiệt, tần số tim và tần số hô hấp ở 20 thỏ bệnh và 15 con thỏ khoẻ. Kết quả được trình bày ở bảng.

Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú Y 39

Khóa luận tốt nghiệp Phạm Quyết Thắng – TY50B

- Thân nhiệt

Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể động vật và người. Nhiệt độ này có thể thay đổi theo nhiệt độ của môi trường (ở động vật biến nhiệt) hoặc không biến đổi theo môi trường (ở động vật đẳng nhiệt). Động vật có vú và gia cầm, thân nhiệt ổn định, cả trong những điều kiện mội trường sống thay đổi. Thân nhiệt cao hay thấp hơn bình thường được coi là triệu chứng quan trọng đối với cơ thể. Do vậy, đo thân nhiệt là một biện pháp quan trọng không thể thiếu được trong chẩn đoán bệnh (Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch, 1997)[6].

Đo thân nhiệt bằng nhiệt kế ở trực tràng của thỏ khoẻ và thỏ bệnh chúng tôi thu được kết quả ở bảng4.7.

Qua bảng 4.7 chúng tôi thấy:

Nhiệt độ của cơ thể thỏ khoẻ mạnh trung bình là 39,4 ± 0,111 °C biến động trong khoảng 39 – 40,5 °C. Trong khi đó nhiệt độ của cơ thể thỏ bệnh trung bình là 40,35 ± 0,15 °C biến động trong khoảng 39,5 – 41,5 °C

Như vậy theo chúng tôi thấy hầu hết thỏ viêm phổi thân nhiệt đều cao hơn so với thỏ khoẻ. Theo Tạ Thị Vịnh (1991)[9], triệu chứng lâm sàng đầu tiên của gia súc khi nhiễm khuẩn lá sốt cao vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của tác giả trên. Theo chúng tôi, thỏ viêm phổi bị sốt là do phản ứng thích ứng toàn thân của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh (vi khuẩn). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đó là kết quả tác động của độc tố vi khuẩn, những chất phân giải của dịch gỉ viêm và những chất độc khác được hình thành trong quá trình bệnh lý kích thích vào trung khu điều hoà thân nhiệtlàm tăng quá trình sản nhiệt và giảm quá trình thải nhiệt dẫn đến thân nhiệt tăng cao.

Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú Y 40

Khóa luận tốt nghiệp Phạm Quyết Thắng – TY50B

Bảng 4.7. Thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số tim của thỏ bệnh

Thỏ Chỉ tiêu Thỏ khoẻ (n = 15) X ± mx (Biến động) Thỏ bệnh (n = 20) X ± mx (Biến động) P Thân nhiệt (°C) 39,40 ± 0,11 39 – 40,5 40,35± 0,15 39,5 – 41,5 <0,05 Tần số hô hấp (lần/phút) 78,20 ± 2,66 65 - 95 96,90 ± 1,87 80 - 110 <0,05 Tần số tim (lần/phút) 105,80 ± 1,18 100 - 115 118,60 ± 1,43 109 - 128 <0,05 - Tần số hô hấp

Tần số hô hấp là số lần thở/phút. Tần số hô hấp phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất,tuổi, tầm vóc, trạng thái làm việc, trạng thái sinh lý và trạng thái bệnh lý. Để đo tần số hô hấp của thỏ ta để thỏ ở trạng thái yên tĩnh tự nhiên ở lồng chuồng quan sát đếm nhịp dao động thành bụng trong 10 giây rồi nhân 6 lần.

Từ kết quả bảng 4.7 cho thấy : Thỏ khoẻ có tần số hô hấp trung bình là 78,20 ± 2,66 lần/phút biến động trong khoảng 65 – 95 lần/phút. Trong khi đó

tần số hô hấp trung bình của thỏ bệnh là 96,90 ± 1,87 lần/phút biến động trong khoảng 80 – 110 lần/phút.

Như vậy là tần số hô hấp ở thỏ bệnh đề tăng và tăng nhiều so với sinh lý bình thường.

Nguyên nhân của sự tăng hô hấp ở thỏ bị viêm phổi theo chúng tôi là do tác động của các tác nhân gây bệnh làm cho phôi bị tổn thương, diện tích trao đổi của phổi bị thu hẹp, khả năng cung cấp oxy cho mô bào không đủ do đó vùng phổi lành phải hoạt động bù nhằm cung cấp lượng oxy cho mô bào không

đủ do đó vùng phổi lành phải hoạt động bù nhằm cung cấp lượng oxy thiếu hụt, dẫn đến con vật thở nhanh và nông, tần số hô hấp tăng lên.

Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú Y 41

Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú Y 42

Khóa luận tốt nghiệp Phạm Quyết Thắng – TY50B

Mặt khác, khi diện tích phổi bị thu hẹp, làm cho quá trình thải khí CO2 bị trở ngại, lượng CO2 từ mô bào về phổi nhiều làm vùng phổi lành phải tăng cường hoạt động để đẩy hết lượng khí độc ra khỏi cơ thể dẫn tới thở nhanh và nông (do phổi bị viêm) làm tần số hô hấp tăng lên.

- Tần số tim

Tim co bóp cả ngày lẫn đêm và suốt cả một đời theo một nhịp điệu nhất định được gọi là một chu kỳ của tim. Khi tim co được gọi là tâm thu và khi tim giãn được gọi là tâm trương. Tần số tim được xác định bằng tần số lần tim co bóp trong một phút. Nhịp tim thể hiện cường độ trao đổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý của cơ thể cũng như của tim. Vì vậy, cùng với kiểm tra thân nhiệt và tần số hô hấp, kiểm tra tần số tim cũng là một trong các chỉ tiêu lâm sàng mà chúng tôi quan tâm.

Kết quả ở bảng 4.7 cho thấy: Tần số tim của thỏ bệnh tăng nhiều so tần số tim của thỏ khoẻ mạnh. Cụ thể là tần số tim của thỏ khoẻ là 105,80 ± 1,18 lần/phút biến động trong khoảng 100 – 115 95 lần/phút. Trong khi đó tần số tim của thỏ bệnh là 118,60 ± 1,43 lần/phút biến động trong khoảng 109 – 128 lần/phút

Theo chúng tôi, tần số tim của thỏ viêm phổi tăng là do tần số hô hấp tăng vì phổi phải làm việc bù để cung cấp đủ lượng oxy và thải trừ hết khí CO2. Lượng O2 trong máu giảm nên các phản xạ từ cung động mạch chủ và các phản

xạ ngay tại cơ tim kích thích trung khu tim mạch làm tăng nhịp tim và tăng co bóp của cơ tim.

4.4.3. Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu ở thỏ viêm phổi

Máu là một chất dịch nằm trong tim và hệ thống mạch máu, là nguồn gốc của hầu hết các dịch thể trong cơ thể và tham gia vào hầu hết các quá trình hoạt động của cơ thể: vận chuyển oxy trong quá trình hô hấp, vận chuyển chất dinh dưỡng hấp thu từ ống tiêu hoá đến mô bào và nhận các chất căn bã đến các cơ quan bài tiết để thải ra ngoài, giữ chức năng điều hoà thân nhiệt, điều hoà và

Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú Y 43

Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú Y 44

Khóa luận tốt nghiệp Phạm Quyết Thắng – TY50B

duy trì sự cân bằng nội môi, điều hoà thể dịch,… Trong máu còn có các loại kháng thể, các loại bạch cầu tham gia vào chức năng bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh và vi khuẩn xâm nhập. Máu là tấm gương phản ánh tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ của cơ thể, vì vậy những xét nghiệm về máu là những xét nghiệm cơ bản được dùng để đánh giá tình trạng sức khoẻ cũng như giúp việc chẩn đoán bệnh. Khi lượng máu và thành phần của máu thay đổi so với bình thường chứng tỏ cơ thể đang phải chịu một quá trình bệnh lý nào đó. Để thấy rõ rối loạn bệnh lý ở thỏ viêm phổi. Chúng tôi tiến hành xét nghiệm một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu trên thỏ khoẻ và thỏ bệnh viêm phổi, kết quả được trình bày ở các bảng dưới đây.

4.4.3.1. Một số chỉ tiêu về hồng cầu- Số lượng hồng cầu - Số lượng hồng cầu

Hồng cầu có chức năng sinh lý chủ yếu là vận chuyển khí oxy từ phổi đến các mô và vận chuyển khí cacbonic từ các mô về phổi để thải ra ngoài (do hemoglobin đảm nhiệm).

Số lượng hồng cầu phản ánh phẩm chất con giống, hồng cầu càng nhiều thì sức sống của con vật càng tốt. Vì vậy, việc xác định số lượng hồng cầu của gia súc có ý nghĩa rất quan trọng. Số lượng hồng cầu ở các loài khác nhau là khác nhau, ngay ở trong cùng một loài thì số lượng hồng cầu cũng có sự thay đổi theo giống, tuổi, giới tính, tình trạng dinh dưỡng, tình trạng sức khoẻ,…..

Khi con vật bệnh thì số lượng hồng cầu có sự thay đổi tăng hoặc giảm. Số lượng hồng cầu tăng thường gặp trong các bệnh gây mất nước như ỉa chảy nặng, sốt cao,… những bệnh ở tim, phổi gây thiếu oxy ở tổ chức. số lương hồng cầu giảm thường gặp trong những bệnh gây thiếu máu, các bệnh làm hồng cầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bị phá huỷ hang loạt,…

Đếm số lượng hồng cầu ở 15 thỏ khoẻ và 20 thỏ bệnh viêm phổi chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.8.

Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú Y 45

Khóa luận tốt nghiệp Phạm Quyết Thắng – TY50B

Bảng 4.8. Số lượng hồng cầu, tỷ khối hồng cầu, thể tích bình quân của hồng cầu của thỏ khoẻ và thỏ viêm phổi

Thỏ Chỉ tiêu Thỏ khoẻ ( n = 15) Thỏ bệnh (n =20) p X ± mx (Biến động) X ± mx (Biến động) Số lượng hồng cầu (triệu/mm3) 5,82 ± 0,08 5,53 – 6,50 6,64 ± 0,09 5,85 – 7,19 <0,05 Tỷ khối hồng cầu (%) 33,61 ± 1,09 30 - 40 40,51 ± 0,50 36 - 46 <0.05 Thê tích bình

quân của hông cầu (μm3)

57,71 ± 1,44 50,68 – 65,97

61,14 ± 0,61

56,02 – 65,42 <0,05

Kết quả bảng 4.8 cho thấy: số lượng hồng cầu trung bình của thỏ khoẻ 58,16 ± 0,08 triệu/mm3 máu, biến động từ 5,53 – 6,5 triệu/mm3 máu. Theo Nguyễn Xuân Tịnh và cs,(1996)[8], Số lượng hồng cầu trung bình của thỏ khoẻ là 5,5- 6,5 triệu/mm3. Vậy so với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thì kết quả của chúng tôi nằm trong phạm vi đó.

Theo chúng tôi số lượng hồng cầu thỏ bệnh tăng lên là do khi thỏ bị bệnh viêm phổi, hiện tượng khó thỏ xuất hiện làm thiếu hụt oxy ở mô bào tổ chức, gây kích thích tuỷ xương tăng sinh hồng cầu nhằm bù đắp lại lượng oxy thiếu hụt.

Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú Y 46

Khóa luận tốt nghiệp Phạm Quyết Thắng – TY50B

- Tỷ khối huyết cầu

Tỷ khôi huyết cầu: Là tỷ lệ phần trăm khối hồng cầu trong một thể tích máu nhất định. Xác định tỷ khối huyêt cầu là một chỉ tiêu quan trọng trong chẩn đoán lâm sàng.

Tỷ khối huyết cầu có thể tăng hoặc giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Tỷ khối huyết cầu tăng khi thể tích bình quân hồng cầu tăng hoặc số lượng hồng cầu tăng hoặc cả hai cùng tăng. Tỷ khối huyết cầu giảm khi thể tích bình quân hồng cầu giảm hoặc số lượng hồng cầu giảm hoặc cả hai cùng giảm.

Kết quả kiểm tra tỷ khối huyết cầu bảng 4.8 cho thấy:

Tỷ khối huyết cầu của thỏ khoẻ là 33,61 ± 1,09 % biến động trong khoảng

30 – 40 %. Tỷ khối huyết cầu của thỏ bệnh viêm phổi là: 40,51 ± 0,50 % biến động trong khoảng 36 – 46 %. Ta thấy tỷ khối huyết cầu của thỏ bệnh viêm phổi cao hơn thỏ khoẻ.

Nguyên nhân của sự tăng này theo chúng tôi là do số lượng hồng cầu tăng lên, dẫn đến thể tích khối hồng cầu so với thể tích máu toàn phần tăng nên tỷ khối huyết cầu tăng.

- Thể tích bình quân của hồng cầu

Thể tích bình quân của hồng cầu được tính theo công thức Tỷ khối huyết cầu x 10

VBQμm3 = (μm3)

Số triệu hồng cầu/mm3 máu

Kết quả bảng 4.8 cho thấy: Thể tích bình quân của hồng cầu ở thỏ khoẻ mạnh trung bình là 57,71 ± 1,44 μm3 biến động trong khoảng50,68 – 65,97 μm3

Ở thỏ bệnh viêm phổi có thể tích bình quân trung bình của hồng cầu là 61,14 ± 0,61 μm3 biến động trong khoảng 56,02 – 65,42 μm3

Như vậy, thể tích bình quân của hồng cầu ở chó viêm phổi cao hơn so với sinh lý bình thường.

4.4.3.2. Một số chỉ tiêu về huyết sắc tố (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hàm lượng huyết sắc tố (phân tử hemoglobin)

Hàm lượng huyết sắc tố là thành phần chủ yếu của hồng cầu, chiếm 90% vật chất khô của hồng cầu, đảm nhận các chức năng sinh lý của hồng cầu và làm chất nhuộm đỏ cho hồng cầu.

Hàm lượng huyết sắc tố là số gam hemoglobin (Hb) chứa trong 100ml máu. Hàm lượng huyết sắc tố trong máu của các loài gia súc thay đổi theo giống, tuổi, tính biệt, trạng thái dinh dưỡng, bệnh tật,… và tỷ lệ thuận với số lượng hồng cầu, số lượng hồng cầu trong 1mm3 tăng hoặc giảm thì hàm lượng Hb cũng tăng hoặc giảm theo. Do đó, trong chẩn đoán thì việc định lượng Hb là rất quan trọng, nó cho ta biết rõ chức năng của hồng cầu và tìm được nguyên nhân

của trạng thái thiếu máu.

Kiểm tra và theo dõi hàm lượng huyết sắc tố ở 15 thỏ khoẻ và 20 thỏ bệnh viêm phổi (bảng 4.9.) chúng tôi thấy: hàm lượng huyết sắc tố của thỏ bệnh cao hơn thỏ khoẻ cụ thể như sau: hàm lượng huyết sắc tố trung bình của thỏ khoẻ là 10,68 ± 0,25 g% biến động trong khoảng 9,20 – 12,50 g%. Hàm lượng huyết sắc tố trung bình của thỏ bệnh viêm phổi là 13,40 ± 0,52 g % biến động trong khoảng 9,40 – 16,50 g%.

Như vậy, do số lượng hồng cầu trong máu thỏ bệnh tăng lên kéo theo hàm lượng huyết sắc tố tăng nhằm tăng cưòng quá trình vận chuyển oxy tới mô bào và ngược lai vận chuyển CO2 từ mô bào tổ chức về phổi để thải ra ngoài,

Bảng 4.9. Hàm lượng huyết sắc tố, nồng độ huyết sắc tố, lượng huyết sắc tố bình quân hồng cầu ở thỏ viêm phổi.

Thỏ Chỉ tiêu Thỏ khoẻ ( n = 15) Thỏ bệnh (n =20) p X ± mx (Biến động) X ± mx (Biến động) Hàm lượng Hb (g%) 10,68 ± 0,25 9,20 – 12,5

Một phần của tài liệu Tình hình chăn nuôi, dịch bệnh trên đàn thỏ Newzealand nuôi tại Trại giống thỏ Newzealand Việt - Nhật Ninh Bình. So sánh hiệu quả của 2 phác đồ trong điều trị bệnh viêm phổi ở thỏ (Trang 45)