Một số chỉ tiêu về bạch cầu

Một phần của tài liệu Tình hình chăn nuôi, dịch bệnh trên đàn thỏ Newzealand nuôi tại Trại giống thỏ Newzealand Việt - Nhật Ninh Bình. So sánh hiệu quả của 2 phác đồ trong điều trị bệnh viêm phổi ở thỏ (Trang 59)

2. Tình hình chăn nuôi thỏ trong nước

4.4.3.3. Một số chỉ tiêu về bạch cầu

- Số lượng bạch cầu

Bạch cầu cũng là các tế bào máu, có kích thước lớn hơn hồng cầu nhưng số lượng lại ít hơn nhiều so với hồng cầu. Chức năng sinh lý của bạch cầu là bảo vệ cơ thể bằng các hoạt động thực bảo, đáp ứng miễn dịch và tạo interron. Số lượng bạch cầu trong máu thường ít hơn nhiều so với hồng cầu và không được ổn định, phụ thuộc vào trạng thái sinh lý của cơ thể (tăng sau khi ăn, khi đang vận động, khi có thai,… ) và biến động mạnh trong các trường hợp bệnh

lý. Bạch cầu thường tăng trong các bệnh viêm nhiễm cấp tính, đặc biệt trong bệnh bạch cầu đa sinh. Số lượng bạch cầu giảm xuống khi cơ thể bị nhiễm độc, nhiễm phóng xạ, suy tim,… do đó có thể căn cứ vào số lượng bạch cầu tăng hay giảm để chuẩn đoán và chữa bệnh đạt hiệu quả cao.

Theo dõi số lương bạch cầu ở thỏ khoẻ và thỏ bệnh (bảng 4.10) chúng tôi thấy số lương bạch cầu trung bình ở thỏ khoẻ là 7,80 ± 0,18 nghìn/mm3 biến động trong khoảng 7,10 – 9,50 nghìn/mm3. Trong khi đó số lượng bạch cầu trung

bình ở thỏ bệnh là: 9,02 ± 0,28 nghìn/mm3 biến động trong khoảng 7,15 – 11,20 nghìn/mm3. Như vậy số lượng bạch cầu ở thỏ bệnh viêm phổi tăng cao.

Hiện tượng bạch cầu tăng cao trong máu ở thỏ viêm phổi theo chúng tôi là do sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh vào cơ thể kích thích cơ quan tạo máu và các cơ quan đáp ứng miễn dịch sản sinh nhiều bạch cầu để tiêu diệt mầm bệnh.

- Công thức bạch cầu: là tỷ lệ phần trăm (%) của từng loại bạch cầu trên tổng số bạch cầu. Công thức bạch cầu của các loài động vật không giống nhau. Trong cùng một loài, công thức bạch cầu tương đối ổn định. Công thức bạch cầu thay đổi do một số yếu tố: nếu mắc các bệnh về nhiễm trùng thì bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân lớn sẽ tăng lên đột ngột, khi mắc các bệnh về

ký sinh trùng đường ruột thì bạch cầu ưa toan tăng và trong các bệnh về thiếu máu thì bạch cầu ưa kiềm tăng (Nguyễn Quang Mai, 2004) [5]. Mỗi loại bạch cầu có chức năng khác nhau và tăng giảm trong các bệnh là khác nhau. Trong chẩn đoán bệnh không chỉ dựa vào số lượng bạch cầu mà còn phải dựa vào công thức bạch cầu để tìm ra nguyên nhân bệnh. Vì vậy, phân loại bạch cầu có

ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán. Thường người ta xét tỷ lệ phần trăm của 5 loại bạch cầu:

* Bạch cầu trung tính: là loại bạch cầu thường thấy khi xét nghiệm máu gia súc, chiếm 65% trong tổng số bạch cầu, có chức năng thực bào mạnh. Bạch cầu trung tính thường tăng trong các trường hợp nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn gây ra: viêm phổi, bệnh nhiễm trùng, ung thư, lao tiến triển, cơ thể bị tổn

Bảng 4.10. Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu ở thỏ viêm phổi Thỏ Chỉ tiêu Thỏ khoẻ ( n = 15 ) Thỏ bệnh viêm phổi ( n = 20 ) P X ± mx Biến động X ± mx Biến động Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3) 7,80 ± 0,18 7,10 – 9,50 9,02 ± 0,28 7,15 – 11,20 <0,05 Công thức bạch cầu (%)

Bạch cầu ái toan (%)

2.60 ± 0,25 1 - 4

1,50 ± 0,17 0 -3 Bạch cầu ái kiềm

(%) 1,33 ± 0,27 0 -3 0,85 ± 0,20 0 – 3 >0,05 Bạch cầu trung tính (%) 47,47 ± 2,08 33 - 63 57,70 ± 2,17 41 – 74 <0,05 Lâm ba cầu (%) 43,47 ± 2,23 26 - 60 37,10 ± 2,13 20 – 53 <0,05 Đơn nhân lớn (%) 5,13 ± 0,62 2 - 10 2.85 ± 0,24 1 – 5 <0,05

* Lâm ba cầu (bạch cầu lympho): được tạo ra từ tuỷ xương, một số ít ở lách và hạch lâm ba, có chức năng bảo vệ cơ thể bằng các phản ứng miễn dịch. Lâm ba cầu tăng trong các bệnh nhiễm khuẩn mãn tính, các bệnh do virus, các bệnh nhiễm trùng cấp kỳ chuyển biến tốt. Lâm ba cầu giảm trong một số bệnh nhiễm khuẩn cấp, ung thư đường tiêu hoá, đường hô hấp,…

* Bạch cầu ái toan: Tăng trong các bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, hen suyễn, u ác tính, bệnh ở cơ quan tạo máu thời kỳ phục hồi. Bạch cầu ái toan giảm khi bị nhiễn độc và tiêm ACTH, trong các bệnh truyền nhiễm cấp tính.

* Bạch cầu ái kiềm: Thường tăng trong các bệnh viêm mãn tính.

* Bạch cầu đơn nhân lớn: Có chức năng chủ yếu là cùng với bạch cầu trung tính thực bào. Bạch cầu đơn nhân tăng trong các trường hợp bệnh truyền nhiễm mãn tính, các quá trình huyết huyết nhiễm trùng, bệnh của máu và giảm trong các bệnh bại huyết cấp tính, các bệnh mà bạch cầu trung tính tăng nhiều, … ( Nguyễn Quang Mai, 2004 [5]; Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch, 1997 [6]).

Theo dõi sự thay đổi công thức bạch cầu ở thỏ khoẻ và thỏ bệnh viêm phổi qua (bảng 4.10) chúng tôi nhân thấy:

- Tỷ lệ bạch cầu ái toan ở thỏ khoẻ trung bình là 2.60 ± 0,25% biến động trong khoảng 1- 4%. Ở thỏ viêm phổi tỷ lệ bạch cầu ái toan trung bình là 1,50 ± 0,17% biến động trong khoảng 0 -3% .

- Tỷ lệ bạch cầu ái kiềm ở thỏ khoẻ trung bình là 1,33 ± 0,27% biến động trong khoảng 0 -3%. Ở thỏ bệnh viêm phổi tỷ lệ bạch cầu trung bình là 0,85 ± 0,20% biến động trong khoảng 0 – 3%.

- Tỷ lệ bạch cầu trung tính ở thỏ khoẻ trung bình là 47,47 ± 2,08% biến động trong khoảng 33 – 63%. Tỷ lệ bạch cầu trung tính ở thỏ bệnh viêm phổi trung bình là 57,70 ± 2,17% biến động trong khoảng 41 – 74%.

- Tỷ lệ lâm ba cầu trung bình ở thỏ khoẻ là 43,47 ± 2,23% biến động trong khoảng 26 – 60%. Tỷ lệ lâm ba cầu trung bình ở thỏ bệnh viêm phổi là

37,10 ± 2,13% biến động trong khoảng 20 – 53%.

- Tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn trung bình ở thỏ khoẻ là 5,13 ± 0,62% biến động trong khoảng 2 – 10%. Tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn ở thỏ bị bệnh viêm phổi là 2.85 ± 0,24% biến động trong khoảng 1 – 5%

Như vậy, Khi thỏ bị bệnh viêm phổi thì trong công thức bạch cầu thay đổi rõ, bạch cầu trung tính tăng rõ rệt (tỷ lệ bach cầu trung tính cao hơn 10,23%) tỷ lệ bạch cầu ái toan, ái kiềm, lâm ba cầu, đơn nhân lớn giảm không đáng kể.

Hiện tượng bạch cầu trung tính tăng trong công thức bạch cầu ở thỏ viêm phổi theo chúng tôi là phù hợp với các tài liệu công bố. “bạch cầu trung tính là bạch cầu thường xuất hiện đầu tiên ở ổ viêm”. Bạch cầu này có khả năng thực bào mạnh, vận động như một amip và có tính hướng động dương với dưỡng khí, độc tố, hoá chất, dị vật. Chúng đi về phía mô bị viêm nhiễm do sự hấp dẫn của các sản phẩm sinh ra ở đó (Tạ Thị Vịnh, 1991)[9].

Một phần của tài liệu Tình hình chăn nuôi, dịch bệnh trên đàn thỏ Newzealand nuôi tại Trại giống thỏ Newzealand Việt - Nhật Ninh Bình. So sánh hiệu quả của 2 phác đồ trong điều trị bệnh viêm phổi ở thỏ (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w