Tình hình chăn nuôi của trại

Một phần của tài liệu Tình hình chăn nuôi, dịch bệnh trên đàn thỏ Newzealand nuôi tại Trại giống thỏ Newzealand Việt - Nhật Ninh Bình. So sánh hiệu quả của 2 phác đồ trong điều trị bệnh viêm phổi ở thỏ (Trang 38)

2. Tình hình chăn nuôi thỏ trong nước

4.2. Tình hình chăn nuôi của trại

4.2.1. Số lượng và cơ cấu đàn thỏ

Ngày 03/03/2007 được sự đồng ý của cục chăn nuôi, cục thú y trại đã nhận 35 con thỏ Hyplus (gồm 30 thỏ cái, 5 thỏ đực) từ Pháp về nuôi thích nghi. Sau khi khánh thành trại đã nhận về 400 con thỏ sinh sản về nuôi tại trại nhằm tăng nhanh số lượng thỏ. Hiện nay, trại nuôi chủ yếu giống thỏ Newzealand còn giống California chỉ còn lại ít và được nuôi tập trung ở chuồng thỏ số 1. Giống thỏ Hyplus không còn.

Sau mấy năm đi vào hoạt động thì hiện nay số lượng và cơ cấu thỏ đã có những thay đổi đáng kể và được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.1. Số lượng và cơ cấu đàn thỏ của trại theo giới tính và độ tuổi qua các năm (2008 – đến tháng 5/2010) Năm Cơ cấu đàn 2008 2009 T5/2010 Đực sinh sản (con) 80 163 198

Cái sinh sản (con) 400 815 980

Hậu bị (con) 830 2034 3069

Theo mẹ (con) 2757 2416 2731

Tổng (con) 4067 5428 6978

Kết quả bảng 4.1. cho thấy: số lượng thỏ sinh sản tăng lên qua các năm, năm 2008 chỉ có 400 nái đến năm 2009 con số này là 815 (gấp 2,03 lần), đến năm 2010 tăng thêm 165 con thỏ sinh sản so với năm 2009. Sở dĩ như vậy do nhu cầu chăn nuôi thỏ ngày càng phát triển cũng như nhu cầu tiêu thụ thịt thỏ tăng. Thỏ bố mẹ ở đây được nuôi nhốt riêng và được sắp xếp theo gia đình, giao phối giống theo sơ đồ phối giống và được tiêm phòng và uống thuốc phòng bệnh định kỳ. Cùng với sự tăng nhanh về thỏ sinh sản thì thỏ hậu bị và thỏ theo mẹ cũng tăng theo. Bình quân mỗi nái đẻ 6 lứa /1 năm và 6 con /1 lứa. Như vậy là một năm một con thỏ cái sinh sản có thể sinh sản ra 30 con thỏ con. Số lượng thỏ hậu bị được bán thịt và làm giống hàng năm là rất lớn. Những con số thống kê trên đây là bao gồm cả số lượng thỏ đã bán và hiện có tính đến thời điểm thống kê. Với đà phát triển như hiện nay thì mục tiêu của trại đặt ra là sản xuất ra 1 triệu con thỏ mỗi năm sẽ không còn bao xa nữa.

4.2.2. Tình hình cung cấp thức ăn cho thỏ tại trại* Thức ăn thô xanh * Thức ăn thô xanh

Như chúng ta đã biết thỏ là động vật gặm nhấm nên thức ăn thô xanh có vai trò rất quan trọng trong khẩu phần ăn của thỏ. Nắm được điều này trại đã quy hoạch đồng cỏ với nhiều loại cỏ khác nhau nhằm đa dạng hoá nguồn thức ăn xanh cho thỏ. Hiện nay, trại đã thành lập một đội chuyên chăm sóc cỏ cung cấp thức ăn cho thỏ vì vậy vấn đề thiếu thức ăn xanh đã dần được giải quyết. Tình hình trồng cây thức ăn tại trại được thể hiện qua bảng 4.22.

Bảng 4.2. Diện tích các loại cây thức ăn của trại đến T4/2010

Loại cây, cỏ Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Cỏ Ghinê 6 35,3 Cỏ Stylô 3 17,6 Cỏ voi 1 5,8 Mía 5 29,4 Dâu 0,5 2,9 Các loại rau, cỏ khác 1,5 9 Tổng 17 100

Kết quả bảng 4.2. cho thấy sự đa dạng các loại cây thức ăn của trại. Các loại cỏ cao sản chiếm tỷ lệ khá lớn, nhiều nhất là cỏ Ghinê (6ha) chiếm 35,3 % diện tích cỏ của trại, tiếp đến là mía (5ha) và cỏ Stylo (3ha). Cỏ Ghinê và cỏ Stylo là 2 loại cỏ cao đạm, cỏ Ghine đạt 11% protein/ kg VCK, cỏ Stylo 17-

18 % protein/ kg VCK. Đây là hai loại cỏ có tính thích nghi cao với điều kiện thổ nhưỡng của Ninh Bình. Ngoài ra trại còn đưa vào và trồng thử nghiệm đạt kết quả cao đối với một số loại cây thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dễ trồng để làm thức ăn cho thỏ như cây chè khổng lồ, cây dâu, cây cúc quỳ,... và một số

loại rau khác làm phong phú thêm nguồn thức ăn và làm tăng tính ngon miệng cho thỏ.

*Thức ăn tinh

Bên cạnh thức ăn xanh thì thức ăn tinh cũng chiếm một vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của thỏ. Thỏ nuôi tại trại đều được sử dụng thức ăn viên hỗn hợp do công ty Guyomarch sản xuất, với năng lượng trao đổi 2500 - 2600 kcal, vật chất khô chiếm 91,5%, protein thô 16%, xơ thô 11% và một số khoáng chất khác. Trong thức ăn hỗn hợp này còn có trộn thêm thuốc phòng bệnh cầu trùng Clopidol 250 ppm.

4.3. Tình hình dịch bệnh trên đàn thỏ nuôi tại Trại giống thỏ NewzealandViệt Nhật – Nình Bình Việt Nhật – Nình Bình

Dịch bệnh là nguyên nhân chính gây ra những thiệt hại ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chăn nuôi thỏ (cả về năng suất và chất lượng của sản phẩm). Để thấy rõ những thiệt hại đó chúng tôi đã tiến hành điều tra tình hình dịch bệnh trên đàn thỏ tại trại trong năm 2009 và 5 tháng đầu năm 2010. Kết quả thu được trình bày qua bảng 4.3.

Kết quả bảng 4.3 cho thấy bệnh cầu trùng chiếm tỷ lệ cao nhất. Sở dĩ như vậy, theo chúng tôi do vấn đề vệ sinh trong quá trình chăn nuôi còn chưa được tốt mặc dù đã dùng thuốc phòng trị cầu trùng nhưng tỉ lệ chết rất cao. Bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ cao thứ hai. Sở dĩ như vậy theo chúng tôi do điều kiên khí hậu ở nước ta khá phức tạp cũng như vấn đề vệ sinh chăn nuôi còn chưa tốt khi bệnh cấp tính, nhẹ thì dễ chữa nhưng ở thể mãn tính khó chữa có thể làm chết thỏ.

Bệnh ghẻ chiếm tỷ lệ cao thứ 3 do vấn đề vệ sinh còn chưa tốt nhưng tỉ lệ chết bệnh này là 0,00% do bệnh này dễ chứa khi thỏ mắc bệnh ghẻ ta sử dụng thuốc (vimectin liều 1 – 1,5 ml) là khỏi. Một số bệnh như viêm ruột truyền nhiễm, đau bụng ỉa chảy, chướng bụng đầy hơi mắc cũng thấp nhưng tỉ lệ chết

Bảng 4.3. Tình hình dịch bệnh trên đàn thỏ năm 2009 và 5 tháng đầu năm 2010 Thỏ Loại bệnh 2009 30/5/ 2010 Mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Chết (con) Tỷ lệ chết ( % ) Mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Chết (con) Tỷ lệ chết ( % ) Ghẻ 39 0.72 0 0,00 45 0,64 0 0,00 Cầu trùng 52 0,96 52 100,00 57 0 ,82 70 100,00 Viêm phổi 40 0,74 5 12,50 52 0,75 7 16,67 bại huyết 0 0,00 0 0,00 0 0 0 0,00 Cảm nóng 7 0,13 7 100,00 2 0,03 2 100.00 Sảy thai 4 0,07 0 0,00 5 0,07 0 0,00

Viêm ruột truyền

nhiễm 14 0,26 5 35,71 12 0,17 3 25,00

Đau bụng ỉa chảy 12 0,22 3 25,00 15 0,21 4 26,67 Chướng hơi đầy

bụng

15 0,28 3 20,00 14 0,20 3 21,43

4.3.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi theo các nhóm trên đàn thỏ của Trại giốngthỏ Newzealand Việt - Nhật Ninh Bình. thỏ Newzealand Việt - Nhật Ninh Bình.

Ở các lứa tuổi khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh cũng khác nhau, sự khác nhau đó là do sự khác nhau về đặc điểm sinh lý và sức đề kháng,....

Để xác định mối quan hệ giữa độ tuổi và tỷ lệ mắc bệnh ở thỏ chúng tôi đã tiến hành theo dõi tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi ở các nhóm tuổi trên đàn thỏ của trại trong thời gian thực tập. Kết quả thu được ở bảng 4.4.

Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú Y 34

Bảng 4.4. Tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi theo nhóm

Thỏ

Nhóm thỏ

Số con theo dõi (n = 6978) Số con mắc bệnh (n) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Thỏ sinh sản 30 0,43 Thỏ hậu bị 5 0,07 Thỏ theo mẹ 17 0,24

Kết quả bảng 4.4. Cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm thỏ sinh sản là cao nhất chiếm tỷ lệ (0,43%) sở dĩ như vậy, theo chúng tôi do thỏ mẹ phải nuôi con cũng như phải mang thai do vậy dế bị tác động bởi các yếu tố môi trường. Tiếp đến là nhóm thỏ theo mẹ chiếm tỷ lệ (0,24%) vì sức đề kháng còn yếu mặc dù thỏ vẫn đang thời gian bú có sức đề kháng trong sứa mẹ. Nhóm Thỏ hậu bị có tỷ lệ mắc thấp nhất (0,07%) .

4.3.2. Kết quả tham gia điều trị bệnh ở thỏ cùng với thú y tại trại trong thời gian thực tập.

Trong thời gian thực tập tại trại ngoài các công việc điều tra tình hình dịch bệnh trên đàn thỏ của trại. Chúng tôi còn tham gia điều trị bệnh trên đàn thỏ

Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú Y 35

Bảng 4.5. Kết quả điều trị bệnh trên đàn thỏ của trại trong thời gian thực tập.

Kết quả Loại bệnh Số con điều trị (con) Khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Không khỏi (con) Viêm phổi 30 24 80 6 Ghẻ 30 30 100 0

Viêm ruột truyền nhiễm 10 8 80 2

Đau bụng ỉa chảy 12 9 75 2

Chướng hơi đầy bụng 9 7 77,7 2

Kết quả bảng 4.5 cho thấy: Trong 5 tháng đầu năm 2010 đàn thỏ của trại thường mắc các bệnh như viêm phổi, ghẻ, viêm ruột truyền nhiễm, đau bụng iả chảy, chướng hơi đầy bụng. Trong đó bệnh viêm phổi và bệnh ghẻ chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là đau bụng ỉa chảy, viêm ruột truyền nhiễm, chướng hơi đầy bụng.

Kết quả bảng trên cũng cho thấy hiệu quả điều trị các bệnh ở thỏ tại trại tương đối cao (thấp nhất là 75% và cao nhất 100%).

4.4. So sánh hiệu quả của 2 phác đồ trong điều trị bệnh viêm phổi

Viêm phổi là một bệnh khá phổ biến ở tất cả các loài gia súc nói chung cũng như ở loài thỏ nói riêng. Tuy chưa có số liệu thống kê đầy đủ nhưng nó chiếm khoảng 65 % bệnh đường hô hấp. Bệnh thừơng phát sinh lẻ tẻ ở khắp các vùng trong cả nước và vào tất cả các tháng trong năm, nhưng nhìn chung thì bệnh thường tập trung vào các tháng cuối đông (tháng 12, 1, 2, 3) hàng năm. Do thời điểm này thời tiết rất lạnh, rất khắc nghiệt và lại thay đổi đột ngột.

Bên cạnh đó việc phòng và điều trị lại không mang lại hiệu quả cao nên hàng năm tỷ lệ gia súc chết do viêm phổi rất cao (chiếm 1/3 tổng số con bị bệnh hô hấp), gây thiệt hại lớn về kinh tế (Phạm Ngọc Thạch, 2007[7]).

Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú Y 36

Trong thời gian thực tập tại trại và qua thời gian theo dõi các bệnh ở thỏ nuôi tại trại chúng tôi thấy bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ cao và gây tổn thương đáng kể trên đàn thỏ của trại. Để giúp cho trại lựa chọn thuốc điều trị có hiệu quả cao. Chúng tôi đặt vấn đề với ban giám đốc cho thử nghiệm điều trị bệnh viêm phổi ở thỏ nuôi tại trại bằng 2 phác đồ để so sánh hiệu quả điều trị. Cuối cùng là lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp có hiệu quả cao

Để có cơ sở cho việc dùng thuốc và xây dựng phác đồ điều trị thử nghiệm, chúng tôi tiến hành theo dõi các biểu hiện lâm sàng khi thỏ mắc bệnh viêm phổi và theo dõi một số chỉ tiêu huyết học ở thỏ viêm phổi (vì các chỉ tiêu này nó thể hiện trạng thái cơ thể bệnh và mức độ bệnh). Kết quả thu được chúng tôi trình bày ở các bảng dưới đây:.

4.4.1. Những biểu hiện lâm sàng ở thỏ viêm phổi

Theo dõi các biểu hiện lâm sàng ở 20 thỏ viêm phổi chúng tôi thu được kết quả bảng 4.6.

Kết quả 4.6 cho thấy:

Khi thỏ viêm phổi thấy các biểu hiện sau:

- Hắt hơi là triệu chứng thường thấy (100%) và thường xuất hiện ở thời kỳ đầu của bệnh.

- Ho chỉ chiếm tỷ lệ (60%) thỏ mắc bệnh

-Hầu hết thỏ mắc bệnh đều chảy nước mũi, nước mũi nhiều ban đầu trong về sau đục và đặc dần, triệu chứng này thấy ở 20 thỏ bệnh chiếm tỷ lệ (100%).

- Tần số hô hấp nhanh và nông là triệu chứng sớm chủ yếu chiếm tỷ lệ 100%, những con thỏ mắc bệnh nặng có triệu chứng khó thở

Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú Y 37

Bảng 4.6. Những biểu hiện lâm sàng ở thỏ mắc bệnh viêm phổi Stt Biểu hiện lâm sàng

Số con theo dõi (n =20) Số con có

biểu hiện Tỷ lệ (%)

1 Hắt hơi 20 100

2 Ho 12 60

3 Chảy nước mũi 20 100

4 Khó thở, thở nông và nhanh 20 100

5 Âm phổi bệnh lý 20 100

6 Thỏ mệt mỏi ủ rũ 20 100

Như vậy, từ kết quả thu được chúng tôi nhận thấy: Khi thỏ mắc bệnh thì biểu hiện lâm sàng điển hình là: ủ rũ kém ăn hoặc bỏ ăn, chảy nước mũi, hắt hơi, ho, thở nhanh và nông nếu bệnh nặng thỏ có triệu chứng khó thở và nghe thấy âm phổi bệnh lý.

Theo chúng tôi các tác nhân tác động vào đường hô hấp làm phổi bị viêm gây rối loan quá trình thông khí và quá trình khuyếch tán ở phổi, cản trở lượng oxy không khí gây ra thiếu oxy trường diễn do vậy gây khó thở. Mặt khác do dịch dỉ viêm tiết ra nhiều khích ứng mạnh vào niêm mạc đường hô hấp thông qua hệ thần kinh gây phản xọ ho hắt hơi. Thỏ khó thở ho, hắt hơi dẫn đến thỏ mệt mỏi ủ rũ, kém ăn hoặc bỏ ăn thể trạng gầy yếu.

Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú Y 38

Ảnh 1. Thỏ chảy nước mũi nhiều

Ảnh 2. Thỏ có biểu hiện ủ rũ bỏ ăn 4.4.2. Thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số tim ở thỏ bị viêm phổi

Cùng với quan sát các biểu hiện lâm sàng, chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu lâm sàng của thỏ bị bệnh nhằm xác định tình trạng sức khoẻ và mức độ bệnh của thỏ bệnh. Theo dõi thân nhiệt, tần số tim và tần số hô hấp ở 20 thỏ bệnh và 15 con thỏ khoẻ. Kết quả được trình bày ở bảng.

Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú Y 39

Khóa luận tốt nghiệp Phạm Quyết Thắng – TY50B

- Thân nhiệt

Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể động vật và người. Nhiệt độ này có thể thay đổi theo nhiệt độ của môi trường (ở động vật biến nhiệt) hoặc không biến đổi theo môi trường (ở động vật đẳng nhiệt). Động vật có vú và gia cầm, thân nhiệt ổn định, cả trong những điều kiện mội trường sống thay đổi. Thân nhiệt cao hay thấp hơn bình thường được coi là triệu chứng quan trọng đối với cơ thể. Do vậy, đo thân nhiệt là một biện pháp quan trọng không thể thiếu được trong chẩn đoán bệnh (Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch, 1997)[6].

Đo thân nhiệt bằng nhiệt kế ở trực tràng của thỏ khoẻ và thỏ bệnh chúng tôi thu được kết quả ở bảng4.7.

Qua bảng 4.7 chúng tôi thấy:

Nhiệt độ của cơ thể thỏ khoẻ mạnh trung bình là 39,4 ± 0,111 °C biến động trong khoảng 39 – 40,5 °C. Trong khi đó nhiệt độ của cơ thể thỏ bệnh trung bình là 40,35 ± 0,15 °C biến động trong khoảng 39,5 – 41,5 °C

Như vậy theo chúng tôi thấy hầu hết thỏ viêm phổi thân nhiệt đều cao hơn so với thỏ khoẻ. Theo Tạ Thị Vịnh (1991)[9], triệu chứng lâm sàng đầu tiên của gia súc khi nhiễm khuẩn lá sốt cao vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của tác giả trên. Theo chúng tôi, thỏ viêm phổi bị sốt là do phản ứng thích ứng toàn thân của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh (vi khuẩn).

Đó là kết quả tác động của độc tố vi khuẩn, những chất phân giải của dịch gỉ viêm và những chất độc khác được hình thành trong quá trình bệnh lý kích thích vào trung khu điều hoà thân nhiệtlàm tăng quá trình sản nhiệt và giảm quá trình thải nhiệt dẫn đến thân nhiệt tăng cao.

Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú Y 40

Khóa luận tốt nghiệp Phạm Quyết Thắng – TY50B

Bảng 4.7. Thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số tim của thỏ bệnh

Thỏ Chỉ tiêu Thỏ khoẻ (n = 15) X ± mx (Biến động) Thỏ bệnh (n = 20) X ± mx (Biến động) P Thân nhiệt (°C) 39,40 ± 0,11 39 – 40,5 40,35± 0,15 39,5 – 41,5 <0,05 Tần số hô hấp (lần/phút) 78,20 ± 2,66 65 - 95 96,90 ± 1,87 80 - 110 <0,05 Tần số tim (lần/phút) 105,80 ± 1,18 100 - 115 118,60 ± 1,43

Một phần của tài liệu Tình hình chăn nuôi, dịch bệnh trên đàn thỏ Newzealand nuôi tại Trại giống thỏ Newzealand Việt - Nhật Ninh Bình. So sánh hiệu quả của 2 phác đồ trong điều trị bệnh viêm phổi ở thỏ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w