Nhóm địa danh chỉ các thủ phủ, các thành phố lớn, các trung tâm chính trị, văn hóa, du lịch và danh lam thắng cảnh

Một phần của tài liệu Các phương thức thể hiện địa danh tiếng Đức trong các văn bản tiếng Việt (Trang 42)

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH TIẾNG ĐỨC

2.2.3.Nhóm địa danh chỉ các thủ phủ, các thành phố lớn, các trung tâm chính trị, văn hóa, du lịch và danh lam thắng cảnh

chính trị, văn hóa, du lịch và danh lam thắng cảnh

Có thể nêu lên một số địa danh nổi tiếng nhƣ Stuttgart, München, Berlin, Potsdam, Hamburg, Bremen v.v. Xin xem bảng thống kê sau để thấy đƣợc các kiểu thể hiện địa danh rất khác nhau trong tiếng Việt:

Bảng 2.7: Nhóm địa danh thủ phủ các bang của Đức

Tiếng Đức Các biến thể xuất hiện trong tiếng Việt

1. Stuttgart11 Stut-gát, Stuttgart

2. München Mun-chen, München

3. Berlin Béc-lin, Berlin, Bá Linh

11

4. Potsdam Pốt-đam, Potsdam

5. Bremen Brê-men, Bremen

6. Hamburg Hăm-buốc, Hamburg

7. Wiesbaden Vít-ba-đèn, Wiesbaden 8. Schwerin Sve-rin, Schwerin 9. Hannover Han-nô-phơ, Hannover 10. Düsseldorf Đuýt-se-đóp, Düsseldorf

11. Mainz Mai-sơ, Mainz

12. Saarbrücken Gia-brúc-ken, Saarbrücken 13. Dresden Đrét-đen, Dresden

14. Magdeburg Mác-đơ-buốc, Magdeburg

15. Kiel Kilơ, Kiel

16. Erfurt E-phuốt, Erfurt

2.3. Tiểu kết

Xét về đặc điểm cấu tạo, địa danh tiếng Đức đƣợc chia làm hai nhóm: địa danh đƣợc hình thành từ một từ (từ ghép, từ phái sinh và từ đơn) và địa danh đƣợc hình thành từ một cụm từ. Nhìn chung, địa danh tiếng Đức có những cấu phần nhƣ từ gốc, từ định danh và hậu tố. Nói nhƣ thế không phải là địa danh nào trong tiếng Đức cũng có đầy đủ các cấu phần nhƣ trên.

Trong tiếng Đức có tới 44 nhóm từ đóng vai trò là từ gốc trong vốn từ ngữ địa danh, nhƣng thông dụng nhất phải kể đến nhóm từ gốc là –berg, -burg

(núi, thành); -dorf, -drup, -dorp, -trop, -trup (làng mạc); -heim, -hem, -em (quê nhà, quê hương).

Tổ hợp làm hậu tố trong vốn từ địa danh tiếng Đức cũng tƣơng đối phong phú (8 nhóm), trong đó có tới khoảng 33% là hậu tố gốc Xlavơ nhƣ –in (-en), -itz, -itsch, -witz, -ow (-au). Trong địa danh tiếng Đức nhiều khi có trƣờng hợp từ gốc biến đổi thành hậu tố.

Trong hệ thống địa danh tiếng Đức có thể kể ra 12 nhóm từ định danh thông dụng với các nét nghĩa khác nhau, ví dụ nhƣ để chỉ ngƣời sáng lập, chỉ biểu tƣợng của khu vực địa hình, vị trí pháp lý, đặc điểm về môi trƣờng tự nhiên, về cấu tạo địa tầng v.v.

Xét về nguồn gốc xuất xứ, địa danh tiếng Đức cũng khá phong phú. Theo nghiên cứu của một số nhà địa danh, chúng có thể đƣợc hình thành từ tên các loài vật, các con sông, màu sắc, tên những cánh đồng, khu rừng, các hoạt động của con ngƣời, các đặc điểm của bề mặt trái đất, tên con ngƣời, ... Qua những ví dụ cụ thể, chúng ta có thể thấy: những yếu tố nêu trên chỉ cấu thành nên một bộ phận trong một địa danh, hiếm khi chúng cấu thành nên một địa danh hoàn chỉnh.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Các phương thức thể hiện địa danh tiếng Đức trong các văn bản tiếng Việt (Trang 42)