- Cách viết và đọc theo nguyên ngữ
3.3.2. Giải pháp cụ thể
Dựa vào đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa của địa danh tiếng Đức, dựa vào hệ thống địa danh tiếng Đức đã vào tiếng Việt từ lâu đời và dựa vào một số văn
bản hƣớng dẫn cách xử lý tên riêng nƣớc ngoài (đặc biệt là bản Dự thảo quy định cách viết, cách đọc tên riêng nước ngoài trong các văn bản quản lí nhà nước của viện Ngôn ngữ học), chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp cụ thể sau đây:
3.3.2.1. Giữ nguyên cách phiên âm Hán Việt
Có ngƣời cho rằng: tên nƣớc Đức bằng tiếng Đức là Deutschland13tốt nhất nên giữ nguyên khi đƣa vào tiếng Việt. Nhƣng cái tên nƣớc “Đức” gắn liền với bao danh nhân văn hoá nổi tiếng nhƣ Các Mác, Ănghen, Gớt, … đã vào tiếng Việt từ bao năm nay, đã ăn sâu vào tiềm thức của ngƣời Việt, in sâu dấu ấn trong tiếng Việt và văn Việt – cho nên chúng tôi không muốn bơi ngƣợc dòng để thay đổi. Bên cạnh đó, hai tên biển của nƣớc Đức là Ostsee (tiếng Việt: biển Bantíc), Nordsee (tiếng Việt: biển Bắc/Bắc Hải) cũng nên giữ nguyên không có gì thay đổi.
3.3.2.2. Dịch nghĩa
Các nhà địa danh Đức cho rằng, những bộ phận cấu thành nên địa danh của nƣớc Đức đều mang nghĩa từ vựng. Nhƣng trong quá trình phát triển của ngôn ngữ, một số thành tố đã biến đổi hoặc rụng bớt đi và vì vậy, nét nghĩa cũng không còn tồn tại nữa. Nhƣng vẫn có những địa danh mà ý nghĩa từ vựng còn hiển hiện rõ ràng. Đối với nhóm địa danh này, ta nên dịch nghĩa tên gọi và phụ chú thêm phần nguyên dạng trong dấu ngoặc đơn.
Ví dụ: (Phố) Dưới Bóng Cây Bồ Đề (Unter den Linden), Biển Đen
(Schwarzes Meer), Rừng Ong (Bienenwald), Hồ Chim Ưng (Falkensee)
3.3.2.3. Dịch nghĩa kết hợp phiên chuyển
13
Khuynh hƣớng này cho rằng: việc giữ nguyên tên riêng nƣớc ngoài theo nguyên ngữ đảm bảo đƣợc tính nhất quán cao. Hiện nay trong tiếng Việt đã có một số tên riêng đang đƣợc chuyển hóa dần theo hƣớng đó, ví dụ Úc viết thành Australia, Ý viết thành Italia.
Trong tiếng Đức có một số địa danh gồm hai cấu phần chính, một phần là danh từ chung (thuật ngữ) và một phần là thuần tên riêng. Ví dụ:
Freistaat Bayern Messestadt Leipzig Hansestadt Hamburg Hafenstadt Bremen
Altstadt Trier Neustadt Berlin
Đối với nhóm tên riêng này, chúng tôi đề nghị dùng phƣơng thức dịch phần thuật ngữ14
và phiên chuyển phần tên riêng. Và phần tên riêng để phiên chuyển phải lấy nguyên gốc từ tiếng Đức:
Freistaat Bayern > Quốc gia tự do Bai-ơn Hansestadt Hamburg > Thương cảng Ham-buôc Altstadt Trier > Thành cổ Tria
Messestadt Leipzig > Thành phố hội chợ Lai-pơ-sich Hafenstadt Bremen > Thành phố cảng Brê-men
Neustadt Berlin > Khu phố mới Be-lin
Một câu hỏi đặt ra ở đây là: Bang Bayern đã vào tiếng Việt từ lâu thông qua tiếng Anh và từ trƣớc đến nay ngƣời ta đều gọi là bang Bavaria. Vậy ta nên giữ nguyên cái tên quen thuộc này hay chọn tên phiên âm mới là Bai-ơn? „Bavaria“ đúng là một cái tên tƣơng đối quen với một số ngƣời, nhƣng để tạo đƣợc một sự thống nhất cao trong việc thể hiện địa danh Đức trong tiếng Việt thì ta nên phiên các địa danh từ nguyên ngữ của nó. Vì vậy ta nên mạnh dạn không dùng cái tên quen thuộc „Bavaria“ mà thay vào đó là từ ghi theo phiên âm của địa danh Bayern.
14
Ngoài ra trong tiếng Đức có những địa danh nhƣ tên một số ngọn núi, sông hồ v.v. không có hai phần tách bạch, một phần là danh từ chung và một phần là tên riêng. Ví dụ nhƣ tên riêng Donau. Trong tên riêng này, không có thành phần nào cho thấy đây là một dòng sông. Nhƣng khi chuyển nhóm địa danh này vào tiếng Việt, chúng ta nên bổ sung thêm danh từ chung và phiên chuyển phần tên riêng. Ví dụ:
Donau > sông Đô-nau
Elbe > sông En-bơ Müritz > hồ Muy-rit-sơ
Có thể tham khảo thêm bảng thống kê dƣới đây:
Bảng 3.1: Tên một số con sông lớn ở Đức
1. Donau: sông Đô-nau 10. Spree: sông Sơ-prê 19. Weiße Elster: sông Vai-sơ
En-stơ
2. Rhein: sông Rai-nơ 11. Ems: sông Em-sơ 20. Lahn: sông Lan
3. Elbe: sông En-bơ 12. Neckar:
sông Nec-ka
21. Salzach: sông Dan-sac
4. Oder: sông Ô-đơ 13. Havel: sông Ha-
phen
22. Altmühl: sông An-tơ-muyn
5. Weser: sông Vê-dơ 14. Werra: sông Ve-ra 23. Lippe: sông Li-pơ
6. Mosel: sông Mô-den 15. Eger: sông Ê-gơ 24. Ruhr: sông Rua
7. Main: sông Mai-nơ 16. Isar: sông I-da 25. Fulda: sông Fun-đa
8. Inn: sông In 17. Leine: sông Lai-nơ 26. Aller: sông A-lơ
Đến đây có thể có ngƣời hỏi là dòng sông Đanuýp có một phần chảy qua nƣớc Đức và ngƣời Đức đặt tên là Donau thì sẽ phiên âm theo nguyên gốc tiếng Đức hay dùng cái tên đã quá nổi tiếng trong tiếng Việt là Đanuýp? Đúng là cái tên này khó mà „xóa“ khỏi vốn từ tiếng Việt. Donau là con sông có chiều dài đứng thứ 2 ở châu Âu (tổng chiều dài là 2.845 km), chỉ xếp sau dòng sông Wolga (3.534 km). Dòng sông này ở Đức và Áo đƣợc gọi là Donau và ở Ukraine gọi là Dunai. Đối với tên địa lí mang tính quốc tế nhƣ vậy thì ta phải kết hợp với các thứ tiếng khác để cho ra một cái tên chung trong tiếng Việt. Trƣờng hợp này có thể tạm gọi là trƣờng hợp tƣơng đƣơng
nhiều : một15
. Tức là có nhiều tên trong các ngôn ngữ khác nhau cho một sự vật và ta chỉ đƣợc phép có một tên trong tiếng Việt mà thôi. Trong trƣờng hợp „tranh chấp“ nhƣ vậy, ta có thể ghi lại phiên âm từ nguyên dạng tiếng Anh và có phụ chú nguyên gốc tiếng Đức trong ngoặc kép làm giải pháp cuối cùng. Ví dụ:
Cách làm này một mặt vẫn đảm bảo đƣợc sự thống nhất trong việc thể hiện địa danh, mặt khác vẫn tạo ra đƣợc cho ngƣời đọc một mối liên hệ với tên địa lí nguyên dạng trong tiếng Đức.
Trên đây, chúng tôi vừa liệt kê một số con sông lớn ở Đức. Tiếp theo là bảng thống kê một số ngọn núi và dãy núi ở đất nƣớc này.
Bảng 3.2: Tên một số ngọn núi và dãy núi ở Đức
1. Zugspitze: núi Suc-spit-sơ 12.Ahlsburg: vùng/dãy núi An- sơ-buôc
15
Đây là một khái niệm trong Lý luận dịch thuật.
Tiếng Đức Tiếng Nga Tiếng Anh Tiếng Việt
2. Schneefernerkopf: núi Snê-fe-nơ-kop 13.Alpen: vùng núi An-pen 3. Hochwanner: núi Hoc-va-nơ 14.Deister: vùng núi Đai-stơ 4. Hochblassen: núi Hoc-bla-sen 15.Drawehn: vùng núi Đra-vên 5. Wetterwandeck: núi Ve-tơ-van-đơ-ec 16.Dün: vùng núi Đuyn
6. Hochfrottspitze: núi Hoc-frot-spit-sơ 17.Eifel: vùng núi Ai-fen 7. Alpspitze: núi An-pơ-spit-sơ 18.Elfas: vùng núi En-fat 8. Bockarkopf: núi Boc-ka-kop 19.Finne: vùng núi Fi-nơ
9. Hochkalter: núi Hoc-kan-tơ 20.Fläming: vùng núi Fle-minh 10.Biberkopf: núi Bi-bơ-kop 21.Harz: vùng núi Ha-sơ
11.Hochvogel: núi Hoc-phô-gen 22.Rhön: vùng núi Ruên
3.3.2.4. Phiên chuyển
Những địa danh tiếng Đức đƣợc xử lý theo cách phiên âm Hán - Việt, dịch nghĩa hay dịch nghĩa kết hợp phiên chuyển chiếm số lƣợng không nhiều. Tất cả các nhóm địa danh tiếng Đức còn lại nhƣ tên các thủ phủ, các trung tâm lớn, thành phố, thị trấn v.v. khi nhập nội vào tiếng Việt sẽ đƣợc áp dụng theo phƣơng thức phiên chuyển. Dựa vào sự giống nhau về âm giữa tiếng Đức và tiếng Việt, chúng tôi lựa chọn chữ cái phù hợp trong hệ thống chính tả tiếng Việt để viết tên địa danh đó. Sở dĩ chúng tôi chọn cách phiên chuyển là vì những lí do sau đây:
Hệ thống chính tả Việt là hệ chữ cái Latinh, tức là hệ phiên âm nên chúng ta không gặp khó khăn trong việc tìm các chữ tƣơng ứng với âm tiếng Đức.
Địa danh tiếng Đức khi vào tiếng Việt phải đƣợc xử lý giống nhau trên mọi loại văn bản: báo, tạp chí, sách, công văn, … Nhƣ vậy, đối tƣợng tiếp nhận là vô cùng phong phú. Nhiệm vụ đặt ra là chúng ta phải tìm ra một giải pháp xử lý địa danh nƣớc ngoài sao cho mọi đối tƣợng đều có thể tiếp nhận dễ dàng, có thể ghi nhớ, đọc và viết lại đƣợc. Ngoài ra, cách xử lý địa danh theo lối phiên chuyển sẽ giúp cho ngƣời xem hay ngƣời nghe có đƣợc ấn tƣợng tƣơng đối chính xác về địa danh đó dựa trên đặc điểm về ngữ âm. Có ý kiến cho rằng: Nếu phiên âm địa danh nƣớc ngoài thì việc tìm kiếm thông tin về địa danh đó trên mạng Internet sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên nếu các văn bản, các thông tin trên mạng bằng tiếng Việt cũng áp dụng cách phiên chuyển này thì khó khăn đó sẽ đƣợc giải quyết. Trong trƣờng hợp ngƣời đọc muốn tìm hiểu thông tin về địa danh Đức thông qua các bài viết bằng tiếng Đức thì tất nhiên họ phải tự tìm hiểu dạng thức nguyên bản của địa danh này. Và khi đã thông thạo tiếng Đức thì việc tra cứu tên theo nguyên ngữ tƣơng đối đơn giản.
Tiếng Đức là một thứ tiếng dễ phát âm. Khi ngƣời ta nắm vững các qui tắc phát âm của tiếng Đức thì có thể đọc đƣợc hầu hết các từ (trừ một số từ vay mƣợn từ thứ tiếng khác). Hơn nữa qui tắc phát âm của tiếng Đức không có nhiều ngoại lệ nên việc áp dụng phiên chuyển địa danh tiếng Đức sang tiếng Việt không quá khó khăn và vẫn đảm bảo đƣợc tính thống nhất cao. Tuy nhiên cách thức viết theo phiên âm này cần có những cải biến nhất định sao cho cách xử lý đơn giản hơn và mỗi tên riêng khi viết ra không quá xa lạ so với nguyên ngữ, ví dụ nhƣ:
- Bổ sung phụ âm f, j
- Bổ sung tổ hợp phụ âm kép đứng đầu
- Không viết dấu thanh (Bởi tiếng Đức vốn là một ngôn ngữ không có dấu thanh. Việc đƣa ra qui tắc thêm dấu là không khả thi vì có thể có
nhiều biến thể của cùng một địa danh, mà biến thể nào cũng đúng. Ví dụ: Bremen > Brê-men (không thay đổi giọng), Brê-mèn (xuống giọng),
Brê-mén (lên giọng))
- Có gạch nối giữa các âm tiết để dễ thống nhất trong cách đọc
Từ nói chung và địa danh tiếng Đức nói riêng thƣờng là từ đa âm tiết. Cấu trúc âm tiết của từ đa âm tiết gồm ba thành phần: đỉnh âm tiết (là nguyên âm
đơn hay nguyên âm đôi), phụ âm trước và phụ âm sau.
Căn cứ vào cấu trúc âm tiết và bảng phiên âm của các âm vị trong tiếng Đức, chúng tôi đƣa ra cách phiên chuyển từ chữ cái Đức sang chữ cái Việt dựa vào sự tƣơng đồng về âm trong từng âm tiết với ba bộ phận chính: nguyên âm hạt nhân, phụ âm đứng trƣớc hạt nhân và phụ âm đứng sau hạt nhân.
a. Sự tƣơng ứng giữa nguyên âm hạt nhân tiếng Đức và tiếng Việt
+ Nguyên âm đơn
Bảng 3.3: Tƣơng ứng giữa nguyên âm đơn tiếng Đức và tiếng Việt
Chữ viết Đức Phiên âm Chữ viết Việt
Ví dụ
(Tiếng Đức: Phiên chuyển sang T. Việt)
a (trƣớc 2 phụ âm)
[a]
a
Andechs: An-đec-sơ
a [a:] Baden Baden: Ba-đen Ba-đen
aa [a:] Aachen: A-khen
ah [a:] Lahr: La
a(nk) [aŋ] ă Frankfurt: Frăng-fuôt
a(ng) [aŋ] Angemünde: Ăng-ơ-muyn-đơ
ä (trƣớc 2 phụ âm) [ε] e Döllstädt: Đoên-stet ä [ε:] Kläden: Kle-đen
äh [ε:] Dähre: Đe-rơ
e(r) [εɐ] Berlin: Be-lin
eh(r) [e:ɐ] Lehrte: Le-tơ
e (trƣớc 2 phụ âm) [ε] Essen: E-sen e [e:] ê Bremen: Brê-men ee [e:] Spree: Sơ-prê
eh [e:] Behringen: Bê-ring-en
e (cuối từ) [ә]
ơ
Klötze: Kluêt-sơ
e(r) (cuối từ) [ɐ] Hannover: Ha-nô-phơ
i (trƣớc 2 phụ âm)
[I]
i
Colbitz: Con-bit-sơ
i [i:] Berlin: Be-lin
ie [i:] Wiesbaden: Vit-ba-đen
ieh [i:] Wiehe: Vi-ơ
i(r) [Iɐ] ia Taufkirchen: Tau-fơ-kia-chen
o (trƣớc 2 phụ âm) [ɔ] o Offenburg: O-fen-buôc or Böllenborn: Buê-len-bon
oor Teufelsmoor: Teu-fen-sơ-mo
o [o:]
ô
Bodensee: Bô-đen-dê
oo [o:] Boos: Bôt
oh [o:] Iselohn: I-dơ-lôn
o(w) (cuối từ) [o:] Buckow: Buc-kô
ö /oe (trƣớc 2 phụ âm) [œ] uê Schönborn: Oedler: Suên-bon Uêt-lơ ö [ø:] Köln: Kuên
u [ʊ]
u
Ulm: Um
u [u:] Bubenheim: Bu-ben-hai-mơ
uh [u:] Uhldingen: Un-đinh-en
u(rg) (cuối âm tiết)
[ʊrk] uôc Hamburg: Ham-buôc
u(rt) (cuối âm tiết)
[ʊrt] uôt Frankfurt: Frăng-fuôt
ü (trƣớc 2 phụ âm)
[Y]
uy
Müllrose: Muyn-rô-dơ
ü [y:] Rügen: Ruy-gen
ü(h) [y:] Mühlhausen: Muyn-hau-den
+ Nguyên âm đôi
Bảng 3.4: Tƣơng ứng giữa nguyên âm đôi tiếng Đức và tiếng Việt
Chữ viết Đức Phiên âm Chữ viết Việt
Ví dụ
(Tiếng Đức: Phiên chuyển sang T. Việt)
ai [aɪ̯] ai Kaiserstuhl: Kai-dơ-stun ei [aɪ̯] Heidelberg: Hai-đen-bec ay [aɪ̯] Bayern: Bai-ơn au [aʊ̯] au Brunau: Bru-nau
äu [ɔɪ̯] oi Allgäu: An-goi
eu [ɔɪ̯] Treuenbrietzen: Troi-en-brit-sen
b. Sự tƣơng ứng giữa phụ âm và tổ hợp phụ âm đứng trƣớc hạt nhân giữa tiếng Đức và tiếng Việt
Bảng 3.5: Tƣơng ứng giữa phụ âm đơn đứng trƣớc hạt nhân tiếng Đức và tiếng Việt
Chữ viết Đức Phiên âm Chữ viết Việt
Ví dụ
(Tiếng Đức: Phiên chuyển sang T. Việt)
b- [b] b Born: Bon
c- [k] c, k Cottbus: Cot-but
ch- (đầu từ) [k] k Chemnitz: Kem-nit-sơ
ch- (đầu âm tiết, sau a, o, u, au)
[x] kh Aachen: A-khen
ch- (đầu âm tiết, sau e, i …)
[ç] ch Bächingen: Be-chinh-en
d- [d] đ Düsseldorf: Đuy-sen-đop f- [f] f Forchheim: Foc-hai-mơ g- [g] g Göttingen: Guê-tinh-en h- [h] h Hamburg: Ham-buôc j- [j] j Jena: Jê-na k- [k] k, c Kassel: Ka-sen l- [l] l Lübeck: Luy-bec m- [m] m Marburg: Ma-buôc n- [n] n Nürnberg: Nuyn-bec p- [p] p Passau: Pa-sau r- [r] r Reutlingen: Roi-tơ-linh-en rh- [r] Rhein: Rai-nơ s- [z] d Sandwatt: Dan-vat ss- [s] s Hessen: He-sen
ß- [s] s Barßel: Ba-sen
t- [t] t Tübingen: Tuy-binh-en
th- [t] th Thürkow: Thuy-kô
w- [v] v Weser: Vê-dơ
x- [ks] x Xanten: Xan-ten
z- [ts] s Zarrentin: Sa-ren-tin
sch- [ʃ] Schondorf: Sôn-đop
+ Tổ hợp hai phụ âm
Bảng 3.6: Tƣơng ứng giữa hai phụ âm đứng trƣớc hạt nhân tiếng Đức và tiếng Việt
Chữ viết Đức Phiên âm Chữ viết Việt
Ví dụ
(Tiếng Đức: Phiên chuyển sang T. Việt)
br- [br] br Bremen: Brê-men bl- [bl] bl Blankenburg: Blăng-ken-buôc cl- [kl] cl Clausen: Clau-den cr- [kr] cr Creuzburg: Croi-sơ-buôc dr- [dr] đr Dresden: Đret-đen fl- [fl] fl Flensburg: Flen-sơ-buôc fr- [fr] fr Frankfurt: Frăng-fuôt gn- [gn] gn Gneisenau: Gnai-dê-nau gl- [gl] gl Gladbach: Glat-bac gr- [gr] gr Greven: Grê-phen kl- [kl] kl Klausenhof: Klau-den-hôp kr- [kr] kr Krausnicks: Krau-sơ-nic-sơ
pr- [pr] pr Burgpreppach: Buôc-pre-pac
pl- [pl] pl Pleinfeld: Plai-nơ-fen-đơ
qu- [kv] kv Questenberg: Kve-sten-bec
schr- [ʃr] sr Schrozberg: Srot-bec
schw- [ʃv] sv Schwerin: Sve-rin
schm- [ʃm] sm Schmidmühlen: Smit-muy-len
schl- [ʃl] sl Schleitdorf: Slai-tơ-đop schk- [ʃk] sk Schkölen: Skuê-len st- [ʃt] st Steinfeld: Stai-nơ-fen-đơ sp- [ʃp] sp Speichersdorf: Spai-chơt-đop sl- [sl] sl Slevogt: Slê-phoc-tơ tsch- [tʃ] s Tschernitz: Se-nit-sơ wr- [wr] vr Wriedel: Vri-đen + Tổ hợp ba phụ âm
Bảng 3.7: Tƣơng ứng giữa ba phụ âm đứng trƣớc hạt nhân tiếng Đức và tiếng Việt
Chữ viết Đức Phiên âm Chữ viết Việt
Ví dụ
(Tiếng Đức: Phiên chuyển sang T. Việt)
pfr- [pfr] fr Oberpframmern: Ô-bơ-fra-men
str- [ʃtr] sơ-tr Straubing: Sơ-trau-binh
spr- [ʃtr] sơ-pr Spree: Sơ-prê
c- Sự tƣơng ứng giữa phụ âm và tổ hợp phụ âm đứng sau hạt nhân giữa tiếng Đức và tiếng Việt
+ Phụ âm đơn
Bảng 3.8: Tƣơng ứng giữa phụ âm đơn đứng sau hạt nhân tiếng Đức và tiếng Việt
Chữ viết Đức Phiên âm Chữ viết Việt
Ví dụ
(Tiếng Đức: Phiên chuyển sang T. Việt)
-b [p] p Horb: Hop
-ch (sau a, o, u, au) [x] c Erlenbach: E-len-bac
-ch (sau e, i …) [ç] ch/c Oberkirch: Ô-bơ-kich
-d [t] t Gladbach: Glat-bac
-g [k] c Duisburg: Dui-sơ-buôc
-(i)g [ç] ch Leipzig: Lai-pơ-sich