Theo GS. Nguyễn Văn Khang, cách xử lý Hán Việt đƣợc lựa chọn chủ yếu vào đầu thế kỷ 20 trở về trƣớc, bởi “ảnh hưởng của tiếng Hán với xuất hiện của cách đọc Hán Việt đang bao trùm lên tiếng Việt” [13, tr. 41]. Giai đoạn này, ngƣời ta sử dụng cách đọc Hán Việt để chuyển các từ ngữ Ấn Âu cũng nhƣ các tên riêng Ấn Âu sang tiếng Việt thông qua con đƣờng trung gian tiếng Hán. Nhiều tên riêng, đặc biệt là địa danh Ấn Âu bằng Hán Việt đã trở nên quen thuộc, ăn sâu trong tiềm thức của ngƣời Việt nhƣ: tên một số quốc gia: Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Thuỵ Sĩ, … hay nhƣ tên riêng Trung Quốc: Bắc Kinh, Thƣợng Hải, Vân Nam, … Tuy nhiên, giai đoạn sau này, khi các văn bản viết bằng tiếng Anh tràn vào tiếng Việt, bức tranh về tên riêng nƣớc ngoài bắt đầu trở nên phức tạp. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, quá trình hội nhập quốc tế phát triển mạnh, tên riêng nƣớc ngoài du nhập vào tiếng Việt ngày một nhiều và thông qua nhiều ngôn ngữ khác nhau nên các cách xử lý cũng khá đa dạng. Cách xử lý theo lối đọc Hán Việt không còn chiếm thế thƣợng phong nữa. Một số tên riêng nƣớc ngoài đƣợc xử lý theo cách thức này đã dần biến mất trong từ vựng tiếng Việt, nhƣ: Hoa Kỳ, Ái Nhĩ Lan, Mạc Tƣ Khoa, Nữu Ƣớc, …
Thống kê cho thấy: trong tất cả các ấn phẩm và trong cả các trang báo điện tử, ngƣời ta vẫn áp dụng cách xử lý này cho tên một số quốc gia nhƣ: Mỹ, Nga, Đức, Thuỵ Sĩ, Nhật, Thái Lan, … và tên riêng Trung Quốc nhƣ: Thâm Quyến, Quảng Đông, Hoa Nam,… Theo quan niệm của một số nhà nghiên cứu thì những tên riêng này là những tên riêng “quen dùng”, đã xuất hiện từ lâu trong tiếng Việt và ăn sâu vào tiềm thức của ngƣời dân. Tuy nhiên những tên riêng quen dùng này chiếm tỉ lệ không nhiều và các tên riêng không thuộc nhóm này đƣợc xử lý theo các cách khác nhau.