Không đứng đầu âm tiết sẽ đƣợc nguyên âm hoá thành [ɐ] Khi nghe phát âm, hầu nhƣ ta không nhận thấy âm này

Một phần của tài liệu Các phương thức thể hiện địa danh tiếng Đức trong các văn bản tiếng Việt (Trang 70)

- Cách viết và đọc theo nguyên ngữ

r không đứng đầu âm tiết sẽ đƣợc nguyên âm hoá thành [ɐ] Khi nghe phát âm, hầu nhƣ ta không nhận thấy âm này

-rm [ɐm] m Darmstadt: Đam-stat

-rn [ɐn] n Nürnberg: Nuyn-bec

-rt [ɐt] t Stuttgart: Stut-gat

-rth [ɐt] Barth: Bat

-rz [ɐts] sơ Schwarzwald: Sva--van-đơ

-tz [ts] t-sơ Müritz: Muy-rit-sơ

+ Tổ hợp ba phụ âm

Đối với tổ hợp ba phụ âm, ta thêm ơ vào phụ âm thứ 3. Phụ âm thứ 3 thêm

ơ cùng phụ âm thứ hai sẽ tạo thành một âm tiết. Việc phiên chuyển phụ âm

thứ 1 và thứ 2 sẽ dựa theo bảng trên.

P1 - P2P3ơ

Ví dụ: Reit im Winkl > Rei-tơ im Vinh-klơ Ernstthal > En-stơ-than

Ngoại lệ: Eutzsch > Oi-tơ-sơ

Nhƣ đã trình bày trong chƣơng 2, phần lớn địa danh tiếng Đức đƣợc hình thành từ phƣơng thức ghép từ, gồm từ định danh và từ gốc. Có khá nhiều nhóm từ gốc tiếng Đức thông dụng nên chúng tôi đã tập hợp, phiên âm và ghi lại bằng tiếng Việt. Từ định danh và các địa danh đƣợc hình thành từ các phƣơng thức cấu tạo từ khác (từ đơn, cụm từ) thì áp dụng cách phiên chuyển nhƣ đã trình bày ở trên.

Bảng 3.10: Tƣơng ứng tiếng Việt của từ gốc trong địa danh tiếng Đức

Từ gốc trong địa danh tiếng Đức

Tƣơng ứng tiếng Việt

Ví dụ

(Tiếng Đức: Phiên chuyển sang T. Việt)

-berg [bεrk] bec Starnberg: Stan-bec

-dorf [dɔrf], -dorp [dɔrp]

đop Rasdorf: Rat-đop

-trup [trʊp] trup Nortrup: No-trup

-trop [trɔp] trop Castrop: Cat-trop

-heim [haɪ̯m] hai-mơ Burgheim: Buôc-hai-mơ

-bach [bax] bac Sulzbach: Dun-sơ-bac

-stadt [ʃtat] stat Rudolstadt: Ru-đon-stat

-stedt, -stet [stεt] -städt, , -stätt [stεt]

stet Dienstedt:

Griesstätt:

Đin-stet

Grit-stet

-hausen [haʊ̯zn] hau-den Hildburghausen: Hin-đơ-buôc-

hau-den

-husen [hu:zn] hu-den Kellinghusen: Ke-linh-hu-den

-beck [bεk] bec Billerbeck: Bi-lơ-bec

-brück, -brügg [brYk] bruych Bersenbrück: Be-den-bruych

-bruck [brʊk] bruc Seebruck: Dê-bruc

-holt [hɔlt] hon-tơ Bocholt: Boc-hon-tơ

-born [bɔrn] bon Herborn: He-bon

-brun(n) [brʊn] brun Ottobrunn: O-to-brun

-rode [ro:dә] rô-đơ Walsrode: Van-sơ-rô-đơ

-rade [ra:dә] ra-đơ Neuenrade: Noi-en-ra-đơ

-kirchen [kirçn] kia-chen Taufkirchen: Tau-fơ-kia-chen

-werder [vεrdɐ] ve-đơ Fürstenwerder: Fuy-sten-ve-đơ

-leben [le:bn] lê-ben Wegeleben: Vê-gơ-lê-ben

-eck, -egg [εk] ec Pößneck: Puêt-nec

-furt [fʊrt] fuôt Erfurt: E-fuôt

-feld [fεlt] fen-đơ Eiterfeld: Ai-tơ-fen-đơ

-tal/thal [ta:l] than Ahorntal: A-hon-than

3.4. Tiểu kết

Chƣơng 3 đã đƣa ra một bức tranh „thiếu nhất quán“ trong việc thể hiện tên riêng nƣớc ngoài nói chung và địa danh tiếng Đức nói riêng trong tiếng Việt. Mặc dù có nhiều qui định về cách viết và cách đọc tên riêng nƣớc ngoài trên văn bản tiếng Việt, nhƣng việc viết tên riêng nƣớc ngoài trên văn bản tiếng Việt vẫn không thống nhất đƣợc vì có nhiều quan điểm trái chiều nhau, và mỗi quan điểm đều có cái lí riêng của mình.

Cũng trong chƣơng 3 của luận văn, chúng tôi đã mạnh dạn đƣa ra bốn nguyên tắc xử lý lớp từ địa danh tiếng Đức trong tiếng Việt. Đó là: giữ nguyên cách phiên âm Hán - Việt, dịch nghĩa, dịch nghĩa kết hợp phiên chuyển và phiên chuyển. Những địa danh tiếng Đức bao gồm phần danh từ chung và tên riêng thì phiên chuyển tên riêng, dịch nghĩa phần danh từ chung. Tên nƣớc Đức và những tên biển tiếp giáp với nƣớc Đức do tính lịch sử của chúng và đặc biệt do sự thông dụng của chúng đối với nhiều thế hệ ngƣời Việt thì vẫn giữ nguyên nhƣ từ trƣớc đến nay (Đức, biển Bantíc, biển Bắc/Bắc Hải). Những địa danh còn nguyên nét nghĩa từ vựng thì áp dụng phƣơng thức dịch nghĩa. Những địa danh còn lại (với số lƣợng tƣơng đối lớn) thì xử lý theo

cách phiên chuyển để đối tƣợng tiếp nhận dễ đọc, dễ nhớ và dễ tiếp thu. Trong phần phiên chuyển nhóm địa danh này, chúng tôi cũng đƣa ra một số qui tắc cụ thể nhƣ: Bổ sung thêm 2 phụ âm f, j; bổ sung một số tổ hợp phụ âm đầu; có gạch nối giữa các âm tiết và không có dấu thanh.

KẾT LUẬN

Thông qua việc tìm hiểu một số vấn đề lý luận có liên quan đến tên riêng nói chung và địa danh tiếng Đức nói riêng, thông qua việc nghiên cứu đặc điểm địa danh tiếng Đức về mặt cấu tạo và ý nghĩa có thể khẳng định rằng: Địa danh là kho tàng lý thú cung cấp cho chúng ta những thông tin về văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ, xã hội của con ngƣời trải qua thời gian. Do vậy, có lẽ cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa về các nhóm từ địa danh để hiểu hơn về các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.

Hiện nay, trong giai đoạn toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, tên riêng nƣớc ngoài nói chung và địa danh tiếng Đức nói riêng ngày càng xuất hiện nhiều trong tiếng Việt dƣới các hình thức xử lý khác nhau. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát việc thể hiện tên riêng nƣớc ngoài trong tiếng Việt, cụ thể là trên một số báo in, báo điện tử, tác phẩm văn học và sách chuyên ngành. Kết quả cho thấy: hiện trạng thể hiện tên riêng nƣớc ngoài còn khá phức tạp và thiếu thống nhất. Bên cạnh đó có rất nhiều quan điểm và khuynh hƣớng khác nhau của các nhà ngôn ngữ học về vấn đề này. Và mỗi một cách xử lý mà mỗi khuynh hƣớng đƣa ra đều có những ƣu và nhƣợc điểm nhất định. Vấn đề đặt ra là cần phải lựa chọn một phƣơng thức tối ƣu nhất. Và khi lựa chọn phƣơng thức đó phải lƣu ý tới tính chính xác, tính hệ thống và tính đơn giản, dễ dùng

trong việc xử lý lớp từ tên riêng. Nếu không, việc đƣa ra một giải pháp mới lại làm thay đổi diện mạo về bức tranh tên riêng trong tiếng Việt theo chiều hƣớng tiêu cực hơn.

Dựa vào đặc điểm địa danh tiếng Đức và một số qui định hƣớng dẫn cách viết tên riêng nƣớc ngoài trong tiếng Việt, chúng tôi đề xuất phƣơng án xử lý đối với lớp từ địa danh tiếng Đức. Cụ thể nhƣ sau:

- Tên nƣớc Đức, tên biển đã định hình lâu đời trong tiếng Việt thì giữ nguyên không thay đổi.

- Nhóm địa danh còn nguyên nghĩa từ vựng thì tiến hành dịch nghĩa. - Nhóm địa danh gồm có một danh từ chung (thuật ngữ) và một phần tên

riêng thì dịch phần thuật ngữ và phiên chuyển phần tên riêng.

- Các nhóm địa danh khác của tiếng Đức thì ghi lại theo cách phiên âm bằng hệ thống chính tả tiếng Việt. Chúng tôi đã lập ra bảng phiên âm các phụ âm đầu, nguyên âm hạt nhân và các phụ âm sau của tiếng Đức, ghi lại cách phiên âm bằng các chữ cái tiếng Việt tƣơng ứng. Trong phần phiên chuyển nhóm địa danh này, chúng tôi cũng đƣa ra một số qui tắc cụ thể nhƣ: Bổ sung thêm 2 phụ âm f, j; bổ sung một số tổ hợp phụ âm đầu; có gạch nối giữa các âm tiết và không có dấu thanh. Với phƣơng án này, chúng tôi hi vọng có thể xây dựng một hệ thống địa danh tiếng Đức trong tiếng Việt một cách thống nhất và khoa học hơn.

Sau khi hoàn thành luận văn, chúng tôi có thể sẽ tiến hành một số công trình nghiên cứu khác tìm hiểu sâu hơn về từng nhóm địa danh cụ thể trong tiếng Đức để có thể đƣa ra những thông tin cụ thể hơn, chi tiết hơn (Ví dụ: khảo sát Tên đường phố của thủ đô Berlin và thủ đô Hà Nội - đối chiếu Đức Việt hoặc Những nét văn hóa trong hệ thống nhân danh tiếng Đức v.v.) Hoặc cũng có thể biên soạn một cuốn từ điển Đức-Việt về địa danh Đức. Trong nghiên cứu, giảng dạy và tìm hiểu văn hóa văn minh Đức nói chung và tiếng Đức nói riêng cần chú ý hơn nữa đến hệ thống địa danh và trao đổi văn hóa bằng địa danh, thông qua địa danh. Bởi đằng sau những cái tên là cả một nền văn hoá.

Một phần của tài liệu Các phương thức thể hiện địa danh tiếng Đức trong các văn bản tiếng Việt (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)