CÁC PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN ĐỊA DANH TIẾNG ĐỨC TRONG TIẾNG VIỆT

Một phần của tài liệu Các phương thức thể hiện địa danh tiếng Đức trong các văn bản tiếng Việt (Trang 45)

TRONG TIẾNG VIỆT

3.1. Tình hình thể hiện tên riêng nƣớc ngoài nói chung và địa danh tiếng Đức nói riêng trong tiếng Việt Đức nói riêng trong tiếng Việt

3.1.1. Hiện trạng

Trong phạm vi nhỏ hẹp của luận văn này, chúng tôi xin nêu ngắn gọn thực trạng về tên riêng nƣớc ngoài nói chung và địa danh tiếng Đức nói riêng trên văn bản tiếng Việt. Theo Vũ Quang Hào thì tên riêng nƣớc ngoài trong tiếng Việt “là một hiện tượng tất yếu và bình thường của tiếp xúc ngôn ngữ trong quá trình giao lưu giữa các dân tộc” [9, tr. 98]. Đây không chỉ là hiện tƣợng của tiếng Việt mà còn của tất cả các ngôn ngữ ở các quốc gia khác. Sự thiếu thống nhất trong việc thể hiện tên riêng nƣớc ngoài không chỉ là vấn đề riêng của Việt Nam. Vũ Quang Hào cũng đã từng nhận định là “tần số xuất hiện” của tên riêng nƣớc ngoài trong báo chí tiếng Việt “gia tăng rõ rệt” và kéo theo những thay đổi nhất định, ví dụ nhƣ một số tên riêng nƣớc ngoài theo âm Hán-Việt đã hoàn toàn mất hẳn và thay vào đó là cách chuyển tự theo kiểu Ấn-Âu. Tên riêng nƣớc ngoài xuất hiện trên báo chí của ta cũng phong phú, đa dạng về kiểu loại hơn. Ngoài tên ngƣời (nhân danh), tên đất (địa danh) v.v., độc giả còn thấy sự hiện diện ngày một nhiều tên các tổ chức quốc tế, tên các hãng thông tấn báo chí, tên công ti doanh nghiệp, tập đoàn tài chính-kinh tế v.v. Và một điều chúng ta nhận thấy rất rõ là sự thiếu nhất quán, có thể nói là lộn xộn, đôi khi là thiếu chính xác trong việc thể hiện những tên riêng nƣớc ngoài trong tiếng Việt. Có thể nói ngắn gọn là “còn rất nhiều bất cập”. Chúng

ta cũng biết, việc du nhập địa danh nƣớc ngoài nói chung và tiếng Đức nói riêng vào tiếng Việt chủ yếu thông qua các phiên, biên dịch viên, thông qua các nhà ngôn ngữ học, nhà văn, nhà báo. Việc du nhập địa danh nƣớc ngoài (tiếng Đức) đƣợc thực hiện chủ yếu mang tính chủ quan của các cá nhân, không có “quy hoạch” tổng thể, vì thế sự thiếu nhất quán bộc lộ rất rõ. Riêng tên của thủ đô Berlin đã có tới bốn biến thể khác nhau trong tiếng Việt. Ngƣời thì viết thành Bá Linh, ngƣời thì cho thêm gạch nối Bá-linh, ngƣời lại dùng Béc-lin và hiện nay hiện tƣợng để nguyên dạng đang chiếm thế thƣợng phong (Berlin). Đối với từ Berlin thì không có vấn đề gì lớn, bởi vì dù địa danh này có tới bốn biến thể trong tiếng Việt thì ngƣời đọc vẫn còn nhận thấy là chúng “từa tựa” nhau. Tuy nhiên, có những biến thể biến đổi mạnh quá làm cho dấu vết nguyên bản của địa danh tiếng Đức không còn nữa, ví dụ nhƣ địa danh München (Thủ phủ của bang Bayern). Có tác giả chuyển địa danh này từ tiếng Anh ra tiếng Việt và thành phố tuyệt đẹp này có cái tên trong tiếng Việt là Mu-nich, thậm chí có ngƣời còn kết hợp giữa tiếng Anh và âm tiếng Đức viết tên thành phố này thành Muy-nich.

Trong một số tác phẩm và tài liệu, các tác giả làm công việc dịch thuật hoặc soạn thảo tự mâu thuẫn với chính mình, lúc thì giữ nguyên dạng địa danh đó trong tiếng Đức, lúc thì giữ nguyên dạng từ một thứ tiếng trung gian khác. Ví dụ trong tác phẩm: “Phác thảo chân dung đời sống văn hóa Đức đương đại”, các tác giả đã đƣa ra một bức ảnh và ghi chú phía dƣới “Hội trường thành phố Bensberg (gần Cologne) theo trường phái kiến trúc dã thú”

[11, phụ lục]. Ở đây, chúng tôi muốn đề cập đến cách đƣa hai địa danh

BensbergCologne vào tiếng Việt: Địa danh Bensberg là nguyên gốc tiếng Đức và Cologne là nguyên dạng từ tiếng Pháp (nguyên gốc tiếng Đức là

Köln). Rõ ràng ở đây các tác giả đã mâu thuẫn về phƣơng pháp “nhập nội” địa danh.

Để có cái nhìn bao quát hơn về hiện trạng thể hiện tên riêng nƣớc ngoài nói chung và tên riêng (địa danh) tiếng Đức nói riêng trong các văn bản tiếng Việt, chúng tôi đã khảo sát và thống kê tên riêng nƣớc ngoài xuất hiện trên các ấn phẩm và một số báo điện tử sau đây:

- Báo THỂ THAO, số 38 (3287), thứ tƣ 09.07.2008, trang 14

- Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 169 (2478), thứ ba 15.07.2008, trang 18, 19

- Báo Nhân Dân, số 19345, thứ năm 07.08.2008, trang 1, 8 - Báo Hà nội mới, số 14176, thứ ba 05.08.2008, trang 8

- Sổ tay các nước trên thế giới, Lê Sĩ Tuấn, Nguyễn Thuỵ Bảo Khánh, 2002, Nxb GD (Chỉ thống kê tên các quốc gia)

- Tỷ phú Mỹ bị cáo buộc lừa đảo 8 tỷ USD. www.vnexpress.net. 27.02.2009

- ASEAN tìm cách kéo kinh tế khỏi vòng xoáy khủng hoảng.

www.dantri.com.vn. 27.02.2009

- Khủng hoảng tài chính gây bất ổn khắp châu Âu. www.vietnamnet.vn. 27.02.2009

- Phác thảo chân dung đời sống văn hoá Đức đương đại, Phần III: Đời sống văn hoá Đức đương đại, XIII. Hệ thống bảo tàng và danh thắng,

Lƣơng Văn Kế, Trần Đƣơng, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2004

- Dích frit và Krim hin – Siegfried und Krimhild, Franz Fühman (Phạm Khắc Toàn dịch), Nxb Văn học, Hà Nội, 1997

Thông qua việc thống kê các tên riêng nƣớc ngoài xuất hiện trong những tài liệu trên, ta có thể thấy đƣợc bốn phƣơng thức thể hiện tên riêng nƣớc ngoài trong tiếng Việt nhƣ sau:

Một phần của tài liệu Các phương thức thể hiện địa danh tiếng Đức trong các văn bản tiếng Việt (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)