Tình hình hoạt động của doanh nghiệp có chiều hướng tốt hay không còn được thể hiện qua tốc độ luân chuyển của tài sản, tiền vốn trong quá trình hoạt động. Một doanh nghiệp có tốc độ luân chuyển vốn cao thể hiện tình hình sử dụng vốn có hiệu quả và ngược lại. Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá tình hình luân chuyển vốn nhưng các chỉ tiêu cơ bản sau thường được các nhà phân tích sử dụng:
BẢNG 16 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LUÂN CHUYỂN VỐN
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Giá Vốn hàng bán Đồng 33.083.459.012 53.296.963.426 70.637.317.085 Hàng tồn kho bình quân Đồng 10.720.111.508 14.532.008.834 8.229.216.849 Doanh thu thuần Đồng 40.839.963.298 62.976.659.590 80.383.317.976
Thời gian của kỳ phân tích Ngày 360 360 360
Vòng quay hàng tồn kho Vòng 3,09 3,67 8,58
Thời gian của một vòng luân chuyển Ngày 116,65 98,16 41,94
Vòng quay vốn lưu động Vòng 2,23 3,14 4,76
Thời gian của một vòng luân chuyển Ngày 161,45 114,62 75,63
(Nguồn :Báo Cáo Tài Chính 2003, 2004, 2005 của Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ)
1 Vòng quay hàng tồn kho:
Chỉ tiêu này chỉ rõ hàng hóa tồn kho được thanh toán trong kỳ phân tích và sự luân chuyển này thiết lập mối quan hệ giữa khối lượng hàng hóa đã bán với khối lượng hàng hóa còn tồn trong kho.
Năm 2005 vòng luân chuyển là 8,56 đồng nghĩa là trung bình hàng tòn kho mua về bán ra được 8,58 lần trong một năm. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2005 lớn hơn năm 2004 là 4,91 vòng và lớn hơn năm 2003 là 5,49 vòng. Nghĩa là tốc độ quay vòng hàng tồn kho ngày càng cao thể hiện:
+ Xí nghiệp hoạt động đạt hiệu quả trong việc mua nguyên vật liệu, sản xuất, sự trữ hàng tồn kho và bán hàng.
+ Xí nghiệp đã giảm được lượng vốn đầu tư cho hàng dự trữ.
+ Rút ngắn được chu kỳ liên quan đến việc chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền mặt.
+ Giảm bớt nguy cơ để hàng dự trữ trơ thành hàng ứ đọng.
Để hiểu rõ hơn tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng lên như thế nào ta phân tích thời gian của một vòng luân chuyển.
Thời gian của một kỳ mua về bán ra năm 2005 là 41,94 ngày ngắn hơn năm 2004 là 56,22 ngày; ngắn hơn năm 2003 là 74,71 ngày. Chứng tỏ lượng hàng dự trữ càng về sau càng thấp và đơn vị tiêu thụ được lượng hàng hóa nhanh, phù hợp với khách hàng.
2 Vòng quay vốn lưu động:
Chỉ tiêu này thể hiện trong một đồng vốn lưu động có bao nhiêu đồng doanh thu.
Năm 2003 cứ một đồng vốn lưu động thì có 2,23 đồng doanh thu. Năm 2004 thì một đồng vốn lưu động có 3,14 đồng doanh thu (tăng 0,91 đồng so với năm 2003).
Tương ứng năm 2005 thì một đồng vốn lưu động có 4,76 đồng doanh thu (tăng 1,62 đồng so với năm 2004). Nhìn chung xí nghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệu quả nên cần duy trì và phát huy hơn nữa. Để tăng được vốn lưu động thì cần phải áp dụng động bộ các biện pháp nhằm rút bớt vốn và thời gian lưu vốn ở lại từng khâu, từng giai đoạn của quy trình sản xuất. Số vốn lưu động qua các năm liên tục tăng chứng tỏ xí nghiệp đã giảm bớt lượng vốn lưu động, tiết kiệm vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Số vòng quay vốn lưu động tăng lên sẽ kéo theo số ngày trong một vòng quay giảm xuống, cụ thể theo bảng trên ta thấy:
Thời gian một vòng luân quay vốn lưu động năm 2004 ngắn hơn năm 2003 là 46,83 ngày và thời gian của một vòng quay vốn lưu động năm 2005 ngắn hơn năm 2004 là 38,99 ngày. Điều đó có nghĩa là xí nghiệp đầu tư vốn lưu động đạt hiệu quả cao, và thời gian thu hồi qua các năm ngày càng mau hơn, mang lại nhiều lợi nhuận hơn trước.
Để tiếp tục phân tích tình hình luân chuyển vốn, dựa vào số liệu thu thập được ở bảng cân đối kế toán ta lập được bảng phân tích sau:
BẢNG 17 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LUÂN CHUYỂN VỐN
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Doanh thu thuần đồng 40.839.963.298 62.976.659.590 80.383.317.976 Vốn cố định cuối kỳ đồng 61.344.956.605 54.237.380.237 55.570.218.933 Tổng tài sản cuối kỳ đồng 79.660.676.400 74.288.385.297 72.456.380.107 Nguồn vốn chủ sở hữu đồng 22.099.117.942 19.693.089.758 20.696.179.649
Vòng quay vốn cố định vòng 0,67 1,16 1,45
Vòng quay toàn bộ tài sản vòng 0,51 0,85 1,11
Vòng quay vốn chủ sở hữu vòng 1,85 3,20 3,88
(Nguồn :Báo Cáo Tài Chính 2003, 2004, 2005 của Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ)
3 Vòng quay vốn cố định (Bảng 17):
Chỉ tiêu này thể hiện trong một đồng vốn cố định có được bao nhiêu đồng doanh thu
Năm 2003 trong một đồng vốn cố định có 0,67 đồng doanh thu. Năm 2004 thì một đồng vốn cố định có 1,16 đồng doanh thu (tăng 0,49 đồng so với năm 2003).
0,29 đồng so với năm 2004). Như vậy mức độ sử dụng vốn cố định năm sau tốt hơn năm trước. Ta xét thấy giá trị tài sản cố định ở năm 2004 và năm 2005 thấp hơn năm 2003 những chứa đựng nhiều đồng doanh thu hơn chứng tỏ máy móc thiết bị mua sắm ở năm 2003, 2004 đưa vào sử sụng đã hoạt động có hiệu quả.
4 Vòng quay toàn bộ tài sản (Bảng17):
Chỉ tiêu này cho thấy trong một đồng vốn có bao nhiêu đồng doanh thu.
Năm 2005 cứ trong một đồng vốn thì có 1,11 đồng doanh thu, cao hơn năm 2004 là 0,26 đồng và cao hơn năm 2003 là 0,6 đồng. Tức là mức độ sử dụng chung tài sản cố định năm sau tốt hơn và tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn năm trước. Nguyên nhân là do tốc độ quay vòng của hàng tồn kho, của vốn lưu động, tốc độ quay vòng của tài sản cố định đều tăng nhanh hơn năm trước.
5 Vòng quay vốn chủ sở hữu (Bảng 17):
Chỉ tiêu này có thể hiểu là một đồng vốn chủ sở hữu có bao nhiêu đồng doanh thu.
Vòng quay vốn chủ sở hữu năm 2005 nhiều hơn năm 2004 là 0,68 vòng và số vòng quay năm 2004 lại cao hơn năm 2003 là 1,35 vòng. Tỷ số này cho thấy việc sử dụng vốn chủ sở hữu năm sau đạt hiệu quả cao hơn năm trước.
Nhận xét:
Qua các tỷ số đã phân tích bên trên thì nhìn chung các năm qua tình hình luân chuyển vốn tăng ngày nhanh: khả năng sinh lời của vốn lưu động,vốn cố định cũng như của toàn bộ tài sản hay nguồn vốn chủ sở hữu,… đều tăng cho thấy tình hình luân chuyển vốn có hiệu quả. Điều đó phần nào chứng tỏ xí nghiệp đang hoạt động theo chiều hướng tốt và việc đầu tư máy móc thiết bị các năm qua đã bắt đầu tạo ra lợi nhuận ổn định. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho xí nghiệp mở rộng quy mô, gia tăng chất lượng sản phẩm trong thời gian tới.