BẢNG 14: PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN LƯU ĐỘNG THUẦN

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chínhtại Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ (Trang 64)

II. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán:

BẢNG 1 1: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN

BẢNG 14: PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN LƯU ĐỘNG THUẦN

Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Tài sản ngắn hạn 18.315.719.795 20.051.005.060 1.886.161.174 Nguồn vốn dài hạn 24.358.026.419 28.768.642.614 33.391.126.266 Tài sản dài hạn 55.302.649.981 45.519.742.683 39.065.253.841 Nguồn vốn dài hạn 61.344.956.605 54.237.380.237 55.570.218.933 Nguồn vốn lưu động thường xuyên -6.042.306.624 -8.717.637.554 16.504.965.092

(Nguồn :Báo Cáo Tài Chính 2003, 2004, 2005 của Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ)

Trong trường hợp này nguồn vốn lưu động thường xuyên ở 3 năm đều nhỏ hơn 0, đẳng thức trên nghĩa là tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nguồn vốn ngắn hạn (hay nguồn vốn dài hạn nhỏ hơn tài sản dài hạn) là -6.042.306.624 đồng vào năm 2003, -8.717.637.554 đồng vào năm 2004 và - 6.504.965.092 đồng vào năm 2005. Điều đó cho thấy đơn vị đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để hình thành tài sản dài

Tài sản ngắn hạn – Nguồn vốn ngắn hạn Nguồn vốn lưu động thường xuyên

Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn Nguồn vốn lưu động thường xuyên

hạn, biểu hiện sự khó khăn về tài chính. Chỉ tiêu này hiện nay là tương đối lớn, tức là tình hình càng khó khăn hơn, do đó xí nghiệp cần phải nỗ lực hơn trong thời gian tới.

2.2 Phân tích khả năng thanh toán dài hạn:

Từ những số liệu trên bảng cân đối kế toán ta có bảng phân tích sau:

BẢNG15 : PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN DÀI HẠN

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Lợi nhuận trước thuế Đồng 251.167.591 340.275.856 472.741.035

Lãi nợ vay Đồng 3.876.448.278 5.021.055.574 3.791.373.852

Nguồn vốn chủ sở hữu Đồng 22.099.117.942 19.693.089.758 20.696.179.649 Nợ phải trả Đồng 57.561.558.458 54.595.295.539 51.760.200.458 Tổng nguồn vốn Đồng 79.660.676.400 74.288.385.297 72.456.380.107

Hệ số thanh toán lãi nợ vay Lần 1,06 1,07 1,12

Tỷ lệ nợ Lần 0,72 0,73 0,71

Tỷ lệ tự tài trợ Lần 0,28 0,27 0,29

(Nguồn :Báo Cáo Tài Chính 2003, 2004, 2005 của Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ) 2.2.1 Hệ số thanh toán lãi nợ vay:

Chỉ tiêu này so sánh giữa lợi nhuận trước thuế và lãi nợ vay.

Nhìn chung thì tỷ số này qua các năm đều có xu hướng tăng. Năm 2004 tăng 0,01 so với năm 2003, năm 2005 tăng 0,05 so với năm 2004. Điều này cho thấy khả năng đảm bảo chi trả lãi nợ vay đối với các khoản nợ dài hạn và mức độ an toàn có thể có của người cung cấp tín dụng đang được cải thiện và nâng lên từ từ. Tuy vậy, khả năng thanh toán lãi nợ vay còn thấp. Trong năm 2005 xí nghiệp chỉ có 0,12 đồng để thanh toán 1 đồng lãi nợ vay. Do đó xí nghiệp cần nhanh chóng tìm ra các biện pháp hạ thấp giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm để mở rộng thị trường, tăng doanh số bán góp phần làm tăng lợi nhuận, nâng cao khả năng thanh toán.

2.2.2 Tỷ lệ nợ và tỷ lệ tự tài trợ :

Tỷ lệ tự tài trợ thể hiện mối quan hệ so sánh giữa nguồn vốn chủ sở hữu với tổng nguồn vốn đơn vị đang sử dụng.

Cả hai tỷ lệ này đều cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Khi tỷ lệ tự tài trợ càng cao (thì tỷ lệ nợ càng thấp) thì đơn vị càng có khả năng tự chủ về tài chính.

Tỷ lệ tự tài trợ cho thấy năm 2005 trong 1 đồng nguồn vốn của xí nghiệp có 0,71 đồng là nợ và 0,29 đồng vốn tự có (cao hơn năm 2004 là 0,02 đồng và cao hơn năm 2003 là 0,01 đồng), nghĩa là tỷ trọng nợ phải trả giảm đi. Nhưng tỷ lệ vốn tự có của xí nghiệp cả 3 năm đều thấp. Điều này cho thấy phần lớn tài sản đang sử dụng đều được đầu tư bằng nguồn vốn chiếm dụng của các tổ chức khác, chủ yếu là từ các khoản nợ ngắn hạn với tốc độ tăng nợ ngắn hạn năm 2004 là 12,18% và 14,64% năm 2005, chiếm trên 30% tổng nguồn vốn. Các tỷ lệ này chứng tỏ xí nghiệp đang bị ràng buộc bởi các chủ nợ. Chính vì vậy mà xí nghiệp cần phải cố gắng hơn nữa trong thời gian tới.

Nhận xét:

Qua các số liệu đã phân tích ta nhận thấy phần lớn các tỷ trọng thể hiện xí nghiệp không có khả năng thanh toán trong ngắn hạn lẫn trong dài hạn, đồng thời phát sinh nhiều khoản nợ phải thu có khả năng chuyển thành nợ khó đòi làm giảm doanh thu của xí nghiệp. Vì vậy để đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh lâu dài, cũng như giúp xí nghiệp có thể phát triển hơn nữa trong thời gian tới thì xí nghiệp cần tìm các biện pháp để nâng cao khả năng thanh toán của mình như: đẩy mạnh thu hồi công nợ, hạn chế các khoản phải trả, tăng vòng luân chuyển các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân,…

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chínhtại Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w