c. Một số đặc tính của tế bào ung thƣ phù hợp với mô hình nuôi cấy 3D
1.4. CÁC DÒNG CHUỘT SWISS VÀ BALB/C
Ngày nay, chuột thường được lựa chọn làm đối tượng của nhiều nghiên cứu khác nhau như ung thư, miễn dịch, độc tính, sự trao đổi chất, sinh học phát triển, tiểu đường, béo phì, lão hóa và các bệnh tim mạch do chúng có những đặc điểm phù hợp về mặt di truyền của tất cả các động vật có vú nên có giá trị sử dụng cao [32].
Chuột thuộc bộ Gặm nhấm và giống Mus musculus bao gồm cả dòng M. musculus castaneus và M. musculus molossinus thường được sử dụng trong nghiên cứu nhiều nhất, ngoài ra còn có các giống khác như Mus spretus, Mus caroli, Mus pahari, Mus domesticus và Peromyscus spp [32].
Chuột nhắt dùng trong phòng thí nghệm có thể chia thành 2 loại đó là:
Chuột không thuần chủng (outbred mice): Là sản phẩm của quá trình
có các đặc tính tốt hơn của bố mẹ. Do vậy, chuột không thuần chủng có tính dị biệt cao, tức là có sự khác biệt ngay cả trong bản thân mỗi cá thể cùng dòng. Chúng có ưu điểm là khả năng thích nghi với môi trường cao. Loại chuột này được sử dụng nhiều trong những thí nghiệm thông thường, cần những cá thể khỏe mạnh, sinh sản tốt mà không quá chú trọng vào kiểu hình đặc trưng.
Chuột thuần chủng (inbred mice): Chuột thuần chủng đồng nhất về mặt di truyền, chúng có kiểu hình đặc trưng riêng cho từng dòng. Chuột thuần chủng được sử dụng trong nghiên cứu ung thư hơn 60 năm nay. Mặc dù chúng có giá thành đắt, khả năng thích nghi với môi trường kém hơn chuột không thuần chủng, nhưng chúng có những đặc điểm di truyền phù hợp với nhiều loại nghiên cứu nên việc sử dụng chuột thuần chủng vẫn là lựa chọn tối ưu [32].