Phát triển thương mại dịch vụ tư nhân

Một phần của tài liệu nghiên cứu những vấn đề về khả năng cạnh tranh dựa trên các chỉ sốđánh giá khả năng cạnh tranh của điểm đến Bắc Bán Đảo Cam Ranh (Trang 80)

3. Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh và tính bền vững của điểm đến

3.2.2 Phát triển thương mại dịch vụ tư nhân

Mạng lưới thương nghiệp ngoài quốc doanh khá nhiều đảm nhận phần lớn hoạt động buôn bán lẻ. Cần khuyến khích phát triển thương mại - dịch vụ tư nhân dưới nhiều loại hình tổ chức như tư nhân tự chủ hoặc liên doanh liên kết với các thành phần kinh tếkhác. Phát triển mô hình dịch vụ cung ứng về lương thực, thực phẩm tươi sống có chất lượng cao phục vụ cho các khu du lịch, khu Công nghiệp

trên địa bàn. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bảo đảm hành lang pháp lý cho doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật, tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường

3.2.3 Tăng cường liên kết các nhà đầu tư và doanh nghiệp du lịch để xây dựng các điểm thu hút (hoạt động giải trí, mua sắm, sự kiện), các cơ sở lưu trú có chất lượng cao

Điểm yếu lớn nhất làm giảm khả năng cạnh tranh của điểm đến, hạn chếviệc

thu hút du khách là do điểm đến thiếu các cơ sở lưu trú có chất lượng, bên cạnh đó

các trung tâm giải trí, mua sắm, tổ chức sự kiện.v.v vẫn chưa được đầu tư và xây

dựng. Chính vì vậy, cần có một số các giải pháp để thúc đẩy, tăng cường liên kết với các nhà đầu tư và các doanh nghiệp du lịch nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng tại điểm đến, cụthể:

 Kết hợp các phương pháp quy hoạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu

tư như liên doanh liên kết các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước  Xiết chặt thời gian hoàn thành dự án đối với các chủ đầu tư

 Xem xét năng lực tài chính của các nhà đầu tư

 Đôn đốc và có biện pháp đối với các dựán xây dựng cầm chừng như: thu hồi các hạng mục, thu hồi đất, thu hồi dựán.v.v

 Tiến hành xây dựng các dự án theo từng khu vực nhỏ trong khu vực điểm

đến

Đưa ra, phân loại các dự án với các mức độ quan trọng, ưu tiên trong việc

đầu tư xây dựng, nhằm kêu gọi nhà đầu tư, kèm theo giám sát việc thực hiện để đảm bảo tạo được điểm thu hút cho du khách khi đến đây.

3.2.4 Kết nối chặt chẽ giữa các doanh nghiệp

3.2.4.1 Liên kết, xây dựng các tuyến điểm du lịch

Giải pháp này một phần giúp tạo được mối liên hệ tốt với các doanh nghiệp, giúp quảng bá được điểm đến tới du khách, mặt khác thu hút tạo ra nguồn khách mới đến từ các doanh nghiệp du lịch khác. Một số các tuyến điểm du lịch cũng đãđược đề

cập trong Dự án Điều chỉnh QHTT PT KT-XH huyện Cam Lam đến năm 2020, tầm nhìnđến 2025 về định hướng du lịch Huyện cụthể:

 Tuyến Mũi Né - Cam Lâm - Nha Trang - Vân Phong - Đại Lãnh - các điểm du lịch nổi tiếng của miền Trung.

 Tuyến nối các tỉnh Tây Nguyên - Cam Lâm - Lạng Sơn - các tỉnh của Trung Quốc.

 Du lịch bằng đường hàng không, thông qua sân bay quốc tế Cam Ranh -

Cam Lâm đi các nước ASEAN, châu Á, châu Âu và các nước khác trên thế

giới.

3.2.4.2 Liên kết các tuyến điểm du lịch về lịch sử, văn hóa với các điểm đến khác

Tọa lạc ở vị trí rất đẹp, Bắc Bán Đảo Cam Ranh không chỉ thu hút các nhà đầu

tư mà còn thu hút không ít sựquan tâm của du khách khi ghé đến với sự hoang sơ.

Bên cạnh đó, không ai biết được khu vực Bắc Bán Đảo nói riêng và huyện Cam

Lâm nói chung đã gắn bó với nhiều thăm trầm của lịch sử, với những văn hóa và

các truyền thống có giá trị. Do đó, cần có một số các biện pháp nhằm phát triển, tránh bị mai một các giá trị thiêng liêng này, đồng thời thu hút sự quan tâm của du

khách, như :

 Xây dựng tuyến điểm “Con đường di sản văn hóa miền Trung”

 Hành trình theo dấu chân Bác sĩ Yersin Đà Lạt - Nha Trang - Suối Dầu (Suối Cát - Cam Lâm) với khu mộ A.Yersin - chùa Linh Sơn - thư viện Yersin

được xếp hạng cụm di tích lịch sử-văn hóa Quốc gia

 Chú trọng đầu tư tổchức các lễhội truyền thống tại điểm đến 

3.2.4.3 Liên kết các doanh nghiệp du lịch để phát triển các dịch vụ du lịch tại điểm đến

Nhằm thu hút và giữ chân được du khách đòi hỏi điểm đến phải có nhiều dịch vụ

du lịch, kèm theo là các điểm hấp dẫn. Do đó, cần thúc đẩy các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt các doanh nghiệp tại khu vực Bãi Dài (điểm vui chơi chính của điểm

đến) bổsung, phát triển thêm thêm một sốcác dịch vụdu lịch như:

 Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch đầu tư vào các dịch vụ: liên kết tour, các trò chơi giải trí, dịch vụ vận chuyển trong khu vực, hướng dẫn du lịch, các khuẩm thực.v.v

 Tổchức huấn luyện cho các hộdoanh nghiệp tại khu vực Bãi Dài vềcác hoạt

động giải trí trên biển, nhằm tăng số lượng các trò chơi giải trí trên biển và

đảm bảo an toàn cho du khách.

 Tiến hành khảo sát, thăm dò ý kiến du khách vềnhu cầu sửdụng các dịch vụ

du lịch, từ đó lên kế hoạch phát triển các dịch vụnhằm thu hút du khách và

tăng doanh thu cho ngành du lịch của khu vực

 Các ban ngành tạo điều kiện, hỗtrợcác doanh nghiệp đưa một sốcác dịch vụ

du lịch phục vụnhu cầu du khách

3.3Giải pháp chăm sóc kháchhàng

3.2.1 Củng cố, đổi mới hoạt động dịch vụ công ích

Củng cố lại tổ chức, đổi mới phương thức kinh doanh, nâng cao trình độ

quản lý của Ban quản trị dịch vụcông ích nhằm nâng cao hiệu quảkinh doanh; duy trì vị trí, vai trò của hoạt động dịch vụ công ích trong việc cung ứng, chi phối một sốlĩnh vực thiết yếu trên thị trường. Khuyến khích phát triển một sốhoạt động công ích thương mại dịch vụ có tiềm năng, nguồn lực, đặc biệt là hoạt động chuyên doanh; hoạt động tín dụng, hoạt động làm dịch vụ công ích phục vụcho hoạt động sản xuất, tiêu dùng cả ởnội thành và ngoại thành.

3.2.2 Tăng cường công tác quản lý thị trường

Tổchức tốt các kênh lưu thông trên khắp địa bàn Cam Lâm đặc biệt khu vực Bắc bán đảo Cam Ranh và các huyện trong tỉnh đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu

sản xuất, tiêu dùng của du khách. Đào tạo nâng cao trìnhđộ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ đểthực hiện tốt công tác quản lý hoạt động kinh doanh, quản lý thị trường. Thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, chống kinh doanh trái phép, gian lận thương mại, trốn thuế, lưu thông hàng giả, hàng cấm lưu hành ...

3.2.3 Phát triển thế mạnh về ẩm thực, giá cả để thu hút và giữ chânkhách hàng khách hàng

Với lợi thếvề ẩm thực hải sản tươi sống vơi tương đối rẻso với các điểm du lịch khác tại tỉnh Khánh Hòa, điểm đến có cơ hội lớn trong việc thu hút du khách

khi đến đây. Chính vì vậy, để đảm bảo du khách luôn hài lòng và mức độquay lại

điểm đến tăng cao, các ban ngành phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh tại trong khu vực Bắc Bán Đảo Cam Ranh, đặc biệt là khu vực Bãi Dài một sốcác biện pháp:

 Quản lý chặt giá cảkinh doanh tại điểm du lịch, đặc biệt là mùa cao điểm và các ngày lễ

 Tuyên truyền, huấn luyện các doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực về an toàn thực phẩm

 Huấn luyện, khuyến khích các doanh nghiệp du lịch phát triển đa dạng các

món ăn được chếbiến từhải sản tươi sống.

 Thường xuyên kiểm tra và có biện pháp nghiêm khắc đối với các hàng bán rong, chèo kéo khách

 Tổ chức nâng cao chất lượng các dịch vụ đi kèm như chất lượng phục vụ, chất lượng hạtầng

3.2.4 Quản lý sự an toàn cho du khách để thu hút du khách đến thườngxuyên xuyên

Theo tháp nhu cầu của Maslow, yếu tố an toàn được xếpở mức nhu cầu thứ

2; cho thấy một điểm đến nếu không đảm bảo an toàn sẽkhông thu hút du khách, và có khả năng làm mất các nguồn khách tiềm năng. Do đó, các ban ngành có liên

 Nâng cấp, xây dựng thêm phòng cứu hộtại khu vực Bãi Dài

 Thường xuyên đào tạo, huấn luyện các kĩ năng, kiến thức về dòng Rip cho nhân viên cứu hộ

 Tuyên truyền cho các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp biết vềsựxuất hiện, khu vực thường xảy ra các dòng rip tại các bãi tắm đểcảnh báo cho du khách khi tắm biển

 Đưa các biển cấm, nguy hiểm, cảnh báo, hướng dẫn đối với các khu vực

thường xảy ra tai nạn dành cho du khách

 Thường xuyên có đội cứu hộ, đội kiểm tra các khu vực, không để du khách tắm biển nơi nguy hiểm

 Đầu tư, xây dựng các cơ sở chăm sóc y tế đạt chất lượng trong khu vực Bắc

Bán Đảo Cam Ranh

3.3Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

3.3.1 Nâng cao trìnhđộ, phong cách phục vụ

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức về kiến thức pháp luật trong hoạt động kinh doanh, buôn bán; đào tạo, nâng cao trìnhđộ chuyên nghiệp cho lực

lượng lao động tham gia hoạt động thương mại, dịch vụ; xây dựng phong cách văn minh thương mại; nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp, phong cách phục vụ

lịch sự.

3.3.2 Sử dụng nguồn nhân lực là người dân địa phương trong ngành dulịch lịch

Với điểm mạnh về Mức độ hiếu khách của người dân địa phương, các ban

ngành cũng như các doanh nghi ệp du lịch nên tận dụng lợi thế này để dễ dàng giữ

chân khách hàng; mặt khác sẽgiúp tiết kiệm được chi phí dành cho nhân viên ởxa,

đảm bảo làm việc và gắn bó lâu dài của các nhân viến đối với các doanh nghiệp du lịch tại điểm đến

 Đào tạo, giáo dục du lịch cho nguồn nhân lực địa phương

 Huấn luyện, tuyên truyền đối với các hộ đang kinh doanh du lịch tại điểm

 Khuyến khích người dân tham gia, hợp tác vào công tác xây dựng, quy hoạch và phát triển du lịch

 Đưa ra các chính sách ưu đãi dành cho nhân viên làngười địa phương

3.3.3 Đào tạo nhân lực du lịch tại điểm đến

Hiện tại, điểm đến Bắc Bán Đảo Cam Ranh đang thiếu nguồn nhân lực có

chuyên môn khá cao, đặc biệt nhân lực biết sử dụng tiếng Nga, vì điểm đến này

đang được thị trường Nga chọn làm nơi du lịch, nghỉ dưỡng trong tương lai. Song,

tại khu vực Bãi Dài và ven đầm Thủy Triều, các hộ kinh doanh không có kĩ năng

phục vụ, chất lượng phục vụ không được đảm bảo; do đó, cần đưa ra một sốcác giải pháp cụthể đểhạn chế điểm yếu của điểm đến

 Tổchức, mở lớp dạy các kĩ năng cơ bản và nâng cao vềphục vụ cho các hộ

kinh hoanh du lịch

 Tổ chức dạy ngoại ngữ cho một số các nhân viên giữ vai trò hướng dẫn, ngoại giao, thường xuyên trực tiếp tiếp xúc với du khách quốc tế

 Liên kết với các cơ sở nghề, trường đại học, cao đẳng để đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp nguồn nhân lực có kiến thức và kĩ năng nghề.

4. Kiến nghị

4.1Kiến nghị các ban ngành chịu trách nhiệm dự án

Điểm đến Bắc Bán Đảo Cam Ranh đang nằm trong dự án lớn của UBND tỉnh Khánh Hòa; dođó, để dự án được thực hiện đúng kế hoạch và triển khai đúng

tiến độ, đòi hỏi các ban ngành cần phối hợp chặt chẽcác công tác trong vấn đề quy hoạch và phát triển tổng thể điểm đến; từ đó có sựphát triển đồng đều, đủkhả năng đáp ứng nhu cầu du khách khi đến đây. Dưới đây là một số kiến nghị đối với các ban ngành chịu trách nhiệm dựán:

 Tiến hành kiểm tra, rà soát tình hình thực hiện dự án của các chủ đầu tư.

Những chủ đầu tư xây dựng cầm chừng hoặc không đẩy nhanh tiến độ xây dựng theo đúng cam kết, cần thu hồi dựán, chuyển giao hay có hình thức xử

lý như khuyến khích liên doanh liên kết, tìm cácđối tác liên kết, sửphạt đối với các chủ đầu tư này

 Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tốc độthực hiện các dựán quan trọng, đảm bảo các dự án nhanh chóng được đưa vào sửdụng, phục vụdu khách.

 Chia từng khu vực nhỏ đểquy hoạch và phát triển một cách cụthể, để tránh tình trạng các dựán không xây dựng liên hoàn.

 Đưa ra, xem xét và phân loại mức độ quan trọng của từng dự án để thu hút các chủ đầu tư, đôn đốc việc thực hiện, đảm bảo có nhiều điểm thu hút cho

du khách khi đến đây.

 Đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện các hạng mục quan trọng như khách sạn,

resort đảm bảo chất lượng; các khu vui chơi giải trí; khu mua sắm; khu ăn

uống, nhằm đảm bảo nhu cầu cơ bản của du khách.

 Tiến hành quy hoạch, nâng cấp khu vui chơi giải trí, ăn uống tại khu vực Bãi Dài, ven đầm Thủy Triều; đảm bảo chất lượng phục vụ du khách, tránh tình trạng các hộkinh doanh nâng giá, chặt chém du khách; xử lý tình trạng bán hàng rong ép khách mua tại khu vực này; từ đó, tạo được môi trường chuyên nghiệp, thân thiện với khách hàng

 Cần phối hợp với các hộ kinh doanh tại khu vực Bãi Dài và ven đầm Thủy Triều thực hiện huấn luyện về an toàn thực phẩm, phục vụ trong du lịch, và những nơi thường xảy ra tai nạn do dòng Rip, từ đó có trách nhiệm cảnh báo

và giúp du khách đảm bảo an toàn khi tắm biển

4.2 Kiến nghị các hộ kinh doanh trong khu vực

Hiện nay, khu vực Bãi Dài là nơi du khách trong nước và quốc tế thường

xuyên đến vui chơi giải trí, ăn uống. Ngoài ra còn có 2 nhà hàng tại khu vực ven

đầm Thủy Triều. Chính vì vậy, để giữ chân và thu hút du khách khi đến đây, các hộ

kinh doanh tại khu vực cần có những kiến thức về du lịch, về sự xuất hiện của các dòng Rip trong khu vực đểcó cách phục vụdu khách tốt hơn

 Chủ động học hỏi, tham gia các khóa học về phục vụtrong du lịch, để nắm kiến thức cơ bản trong phục vụ

 Hợp tác, phối hợp với các ban ngành có liên quan trong việc quy hoạch và phát triển du lịch để có các chính sách phù hợp trong việc phát triển du lịch,

đem đến cho du khách dịch vụtốt nhất.

 Thực hiện việc bán đúng giá, đặc biệt vào các mùa cao điểm; tránh tình trạng ép giá khách, gây mất thiện cảm đối với du khách khi đến đây.

 Thường xuyên nhắc nhở, cảnh báo du khách những khu vực thường xuyên xảy ra tai nạn, tránh đểkhách tắmởnhững nơi nguy hiểm.

Tng kết chương 3

Phần đầu chương 3, tác giả đưa ra số liệu dựbáo nhu cầu du lịch dựa trên Dựán

Điều chỉnh QHTT PT KT–XH huyện Cam Lâm đến năm 2020.

Từ đó có những định hướng phát triển du lịch cụthể cho điểm đến Bắc Bán Đảo Cam Ranh, nhằm đáp ứng được nhu cầu của du khách. Trên cơ sở đãđề ra các giải pháp dựa trên định hướng phát triển của điểm đến; bên cạnh đó, phối hợp với các kết quả đã phân tích ở chương 2, tác giả đưa ra ma trận SWOT, chương 3 bao gồm các giải pháp giúp điểm đến thực hiện một cách có hiệu quả nhất, làm tăng khả năng cạnh tranh.

Theo hiểu biết và đánh giá chủquan của mình, tác giả xin đưa ra một sốcác kiến nghị đối với các ban ngành có liên quan trong việc phát triển điểm đến Bắc Bán

Đảo Cam Ranh, đểgiúp cho điểm đến có thểphát triển và nâng cao khả năng cạnh

Một phần của tài liệu nghiên cứu những vấn đề về khả năng cạnh tranh dựa trên các chỉ sốđánh giá khả năng cạnh tranh của điểm đến Bắc Bán Đảo Cam Ranh (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)