3. Các mô hình khả năng cạnh tranh và chỉ số đánh giá khả năng cạnh tranh
3.3 Xây dựng mô hình đánh giá khả năng cạnh tranh và tính bền vững của
vững của điểm đến
Để xây dựng một khuôn khổ toàn diện về khả năng cạnh tranh du lịch bền vững cần phải xem xét và phát triển các vấn đềkhác nhau. Mô hình dưới đây đãđưa
ra các yếu tốquyết định khả năng cạnh tranh và tính bền vững của một điểm đến du lịch.
Mô hình nàyđược xây dựng mở rộng từmô hình của Crouch –Ritchie (2000) bao gồm một sốcác yếu tố quyết định cơ bản khả năng cạnh tranh của điểm đến so với mô hình Crouch–Ritchie (2000)
Mô hìnhđưa ra bảy yếu tốbao gồm: Nguồn lực cốt lõi vàđiểm thu hút; Dịch vụdu lịch; Cơ sở hạ tầng chung; Các nhân tố và nguồn lực hỗ trợ; Quản lý điểm đến; Chính sách, quy hoạch, phát triển; Nhu cầu.
--- Tài nguyên và hoạt động có được --- Tài nguyên và hoạt động tạo ra
Nguồn: trích từRitchie & Crouch (2000)
Hình I.6: Mô hình đánh giá khả năng cạnh tranh và tính bền vững của một điểm đến du lịch
3.4 Các chỉ số của năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch
1) Nguồn lực cốt lõi vàđiểm thu hút
- Tài nguyên thiên nhiên
- Di tích lịch sửvà khảo cổhọc - Nghệthuật và kiến trúc - Khu vực cây xanh - Văn hóa hấp dẫn - Sựkiện
- Hoạt động giải trí
- Hoạt động giải trí buổi tối và ban đêm
- Mua sắm 7. Nhu cầu 1.Nguồn lực cốt lõi và điểm thu hút 2.Dịch vụdu lịch 4.Các nhân tốvà nguồn lực hỗtrợ 3.Cơ sởhạtầng 6.Quản lý điểm đến 5. Chính sách, quy hoạch, phát triển
- Ẩm thực đặc trưng 2) Dịch vụdu lịch - Chất lượng của phòng - Số lượng của phòng - Chất lượng dịch vụ ẩm thực - Những dịch vụdu lịch khác 3) Cơ sởhạtầng - Chất lượng dịch vụvận chuyển - Chất lượng của hệthống đường bộ
- Hệthống thông tin liên lạc - Cơ sở chăm sóc y tế
- Vệ sinh môi trường,nước thải và xửlý chất rắn
4) Các nhân tốvà nguồn lực hỗtrợ
- Gần các điểm du lịch khác
- Liên kết điểm đến với những thị trường lớn - Giá cảtại điểm du lịch
- Sựhiện diện của các doanh nghiệp - Khả năng quản lý của các công ty du lịch
- Sửdụng công nghệthông tin của các công ty du lịch - Khả năng cung cấp dịch vụ
- Mức độkĩ năng chuyên nghiệp trong du lịch
- Mức độhiếu khách của người dân đối với du khách - Chất lượng môi trường
- An toàn
5) Chính sách, quy hoạch và phát triển
- Trách nhiệm của chính quyềnđối với du lịchđiểm đến - Phối hợp phương pháp đểquy hoạch du lịch
- Cam kết giảm thiểu tác động môi trường trong du lịch
- Tối đa hóa tác động đến kinh tếtrong du lịch đối với cộng đồng địa phương
- Chính sách tạo ra các cơ hội làm việc - Nâng cao vị thếcủa cộng đồng
- Giáo dục, đào tạo du lịch/ khách sạn
- Hợp tác với các đơn vị đểphát triển du lịch
- Hợp tác giữa các tư nhân đểphát triển du lịch địa phương
- Tham gia của cộng đồng trong quy hoạch du lịch
6) Quản lýđiểm đến
- Hiệu quảtrong việc định vị điểm đến - Hiệu quảtrong việc phân khúc thị trường - Thông tinđiểm đến du lịch
- Quản lý sựhài lòng của du khách - Thông tinvà hướng dẫn du lịch - Quản lý môi trường tựnhiên
- Đẩy mạnh mối quan hệgiữa cộng đồng với nhà đầu tư
- Đẩy mạnh mối quan hệgiữa các doanh nghiệp du lịch
7) Nhu cầu
- Sựquan tâm của du khách đối với di sản tự nhiên và văn hóa của địa phương
- Sự quan tâm của khách du lịch đối với các giá trị truyền thống của địa
phương
- Điều kiện (khả năng) đi du lịch của du khách - Yếu tốmùa du lịch
- Mức độquay lại của du khách
- Mức độphù hợp giữa sản phẩm củađiểm đến với sở thích của du khách
4. Sử dụng Công cụ SWOT để xây dựng và lựa chọn giải phápnâng cao khả năng cạnh tranh nâng cao khả năng cạnh tranh
Ma trận SWOT là công cụ kết hợp quan trọng để điểm đến phát triển bốn loại giải pháp sau: Các giải pháp điểm mạnh– cơ hội (SO), giải pháp điểm mạnh –
điểm yếu (WO), giải pháp điểm mạnh – nguy cơ (WT) và giải pháp điểm yếu – nguy cơ (WT). Lập ma trận SWOT phải trải qua 8 bước như sau:
Bước 1: Liệt kê các điểm mạnh chủyếu bên trong doanh nghiệp
Bước 2: Liệt kê các điểm yếu bên trong doanh nghiệp
Bước 3: Liệt kê các cơ hội bên ngoài doanh nghiệp
Bước 4: Liệt kê các mối đe dọa bên ngoài doanh nghiệp
Bước 5: Kết hợp các điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quảcủa giải pháp SO
Bước 6: Kết hợp các điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài ghi kết quảcủa giải pháp WO
Bước 7: Kết hợp các điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài
để đưa ra giải pháp ST
Bước 8: Kết hợp các điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và đưa ra giải pháp WT
Bảng I. 7: Ma trận SWOT
Ma trận SWOT
Cơ hội (O)
O1: liệt kê các cơ hội theo
thứtựquan trọng
O2: O3:
Đe dọa (T)
T1: liệt kê các nguy cơ
theo thứtựquan trọng
T1: T2:
Điểm mạnh (S)
S1:liệt kê các điểm mạnh
theo thứtựquan trọng S2: S3: Chiến lược SO 1.Sửdụng các điểm mạnh để khai thác các cơ hội 2. 3. Chiến lược ST 1.Sửdụng các điểm mạnh để né tránh các đe dọa 2. 3. Điểm yếu (W)
W1:liệt kê các điểm yếu
theo thứtựquan trọng W2: W3: Chiến lược WO 1.Hạn chế các điểm yếu để khai thác cơ hội 2. 3. Chiến lược WT
1.Tối thiếu hóa các nguy
cơ và né tránh các đe dọa 2.
Tóm tắt chương 1
Chương này đưa ra cái nhìn tổng thể quan niệm về khả năng cạnh tranh nói chung, từ đó đưa ra các quan điểm và khái niệm cơ bản về khả năng cạnh tranh điểm đến.
Đồng thời trong chương 1, tác giả cũng đã tìm hiểu và tổng hợp một sốmô hình về đánh giákhả năngcạnh tranh của một điểm đến, đưa ra được mô hìnhđánh giá khả năng cạnh tranh và tính bền vững của điểm đến. Bên cạnh đó là các chỉ tiêu đánh
giá khả năngcạnh tranh của điểm đến du lịch
Chương 1 tóm tắt tổng quát về cơ sởlý luận, khoa học, làm tiền đề đểtác giảcó thể
sửdụng những lý luận này trong việc nghiên cứu khả năngcạnh tranh của một điểm
Chương II: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH BẮC BÁN ĐẢO CAM RANH
1. Phân tích và đánh giá khả năng cạnh tranh của các chỉ số
cạnh tranh
1.1Tổng quan về điểm đến Bắc Bán Đảo Cam Ranh
1.1.1 Vị trí địa lí
Tọa lạc ở vị trí khá đẹp và thuận lợi, Khu du lịch Bắc Bán Đảo Cam Ranh có giới hạn tọa độ địa lý từ 109o10’ đến 109o12’ kinh độ Đông và 11o59’ đến 12007’
vĩ độBắc, rộng 4.800ha, bao gồm các xã: Cam Hòa, Cam Hải Tây, Cam Hải Đông, Cam Đức, Cam Thành Bắc. Phía Bắc giáp núi Hòn Trọc, phía Nam giáp sân bay
Cam Ranh, phía Đông giáp biển Đông và phía Tây giáp khu dân cư (quốc lộ 1A).
Đây được xem là khu đất “vàng” trong việc phát triển du lịch của tỉnh và cả nước.
Địa hình khu vực bao gồm ba dạng cơ bản, địa hìnhđồng bằng, địa hình các cồn cát ven biển và địa hìnhđầm phá
- PhíaTây đầm Thủy Triều: địa hình dạng đồng bằng
- Phía Đông đầm Thủy Triều: địa hình dạng các cồn cát do bồi tích của biển - Khu vực ven đầm Thủy Triều: là khu vực thấp nhất độ cao ven đầm biến
thiên,thường bị ảnh hưởng của thủy triều biển.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của điểm đến Bắc Bán ĐảoCam Ranh Cam Ranh
Với một bãi tắm đẹp, hoang sơ, Bắc Bán Đảo đãđược người dân cũng như
khách du lịch từ các tỉnh thành khác chọn làm nơi vui chơi, giải trí từ nhiều năm trở
lại đây. Biết được tiềm năng của Bắc Bán Đảo Cam Ranh, s au gần 2 thập kỷ được
sử dụng cho mục đích quân sự, Chính phủ đã cho phép Khánh Hoà sử dụng phần phía Bắc Bán Đảo Cam Ranh cho phát triển kinh tế. Chủ trương này đã được Chính phủ cụ thể hoá trong Quyết định số 101/2003/QĐ-TTg ngày 20-5-2003 về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển khu vực Vịnh Cam Ranh thời kỳ đến năm 2010.Trong đó định hướng phát triển khu vực Bắc Bán Đảo Cam Ranh là khu du lịch chất lượng cao, dịch vụ vận tải hàng không và các trung tâm thương mại, hội
nghị cấp quốc gia và quốc tế. Tại đây sẽ có các khu du lịch đa dạng, khu vực sân
bay, các khu dân cư và các không gian đặc thù khác.
Sau đó, UBND tỉnh Khánh Hòađã phê duyệt Quy hoạch chung khu du lịch
Cam Ranh, Thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà. Theo đó Khu du lịch Cam Ranh có
tổng diện tích 4.800 ha, trong đó giai đoạn 1 phát triển Khu du lịch Bắc bán đảo
Cam Ranh có diện tích 2.150 ha.
Để bắt đầu cho việc quy hoạch và phát triển khu du lịch Bắc Bán Đảo Cam
Ranh, UBND tỉnh Khánh Hòa đã cho xây dựng, mở rộng cơ sở hạ tầng, các hệ
thống cấp thoát điện, nước. Tạo thuận lợi cho việc đi du lịch của du khách đến Bắc Bán Đảo. Đến đầu năm 2007, cơ bản hoàn thành xong hệ thống giao thông chính
trong khu vực Bắc Bán Đảonối liền các khu vực lân cận.
Kèm theo đó các chủ đầu tư đã cho tiến hành xây dựng các dự án trong khu
vực. Tính đến giữa năm 2011, có 34 dự án đăng ký đầu tư vào Khu du lịch Bắc bán
đảo Cam Ranh với tổng sốvốn 18.182 tỷ đồng, trong đó có 28 dự án đãđược cấp giấy phép đầu tư.
Qua đó có thể thấy, điểm đến Bắc Bán Đảo Cam Ranh đang không ngừng phát triển, thu hút nhiều du khách cũng như các nhà đ ầu tư trong và ngoài nước.
1.2 Phân tích cạnh tranh của điểm đến du lịch Bắc Bán Đảo Cam
Ranh dựa trên các chỉ số đánh giá khả năng cạnh tranh và tính bền vững của điểm đến
Mô hìnhđánh giá khả năng cạnh tranh và tính bền vững của điểm đến
--- Tài nguyên và hoạt động có được --- Tài nguyên và hoạt động tạo ra
Nguồn: trích từCrouch–Ritchie (2000)
Như có thể thấy trong hình, “Năng lực cốt lỗi và điểm thu hút” và “Dịch vụ
du lịch” là các chỉ số liên quan đến việc tạo ra các sản phẩm và đưa đến cho khách du lịch sửdụng. Chúng xây dựng chặt chẽvà liên kết trực tiếp với chỉ số Nhu cầu. Các chỉ số này có vai trò quan trọng tạo nên động lực để gia nhập vào ngành du lịch.
Điều quan trọng hơn đó là một hệthống phức tạp các chỉ sốtiên quyết trong việc đánh giá khả năngcạnh tranh điểm đến. Những vấn đề này có liên quan đến chỉ
số Chính sách quy hoạch và phát triển điểm đến, Quản lý điểm đến. Chính sách du lịch cung cấp các hướng dẫn cho phát triển lâu dài của một điểm đến du lịch; Quản
7. Nhu cầu 1.Nguồn lực cốt lõi và điểm thu hút 2.Dịch vụdu lịch 4.Các nhân tốvà nguồn lực hỗtrợ 3.Cơ sởhạtầng 6.Quản lý điểm đến 5. Chính sách quy hoạch, phát triển
lý điểm đến quyết định các yếu tố trong thời gian ngắn; nó được kết hợp chặt chẽ
với các chỉ số Cơ sở hạ tầng và Nguồn lực hỗ trợ để tạo ra các sản phẩm du lịch. Nguồn lực hỗtrợ có thểlàm hạn chếhoặc khuếch đại khả năngcạnh tranh của điểm
đến; Cơ sở hạ tầng có vai trò cung cấp những nền tảng mà trên đó một ngành công nghiệp du lịch thành công có thể được xây dựng.
Để đánh giá được khả năng cạnh tranh và tính bền vững của điểm đến Bắc
bán đảo Cam Ranh, tác giả đã tiến hành khảo sát dự trên 7 chỉ số đánh giá từ mô hình trên.
Giá trị trung bình của mỗi biến trong các chỉ số sẽ được gộp thành 3 nhóm: nhóm yếu tốtích cực có giá trị trung bình lớn hơn 4, nhóm yếu tốtrung bình khá có giá trịtrung bình từ 3 đến 4 và nhóm yếu tốtiêu cực có giá trị trung bình nhỏ hơn 3. Từ đó, phân tích và nhận xét điểm mạnh yếu của các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số đánh giá của điểm đến.
1.2.1 Chính sách quy hoạch, phát triển điểm đến
Bằng phương pháp quan sát, khảo sát và tìm hiểu, tác giả cũng đã ghi nhận
được một sốthông tin, sốliệu vềchính sách quy hoạch, phát triển của Bắc Bán Đảo Cam Ranh.
Biểu đồ II.1: Mức đánh giá Chính sách quy hoạch và phát triển của điểm đến
Bảng II.1: Giá trị trung bình mức đánh giá của các biến trong chỉ số Chính sách quy hoạch và phát triển
Chính sách quy hoạch và phát triển Giá trị TB
Trách nhiệm của chính quyền 3.32
Phối hợp các phương pháp để qu y hoạch 3.36
Tham gia của cộng đồng trong quy hoạch 3.12
Hợp tác giữa các tư nhân, đơn vị trong du lịch 3.20
Cam kết giảm thiểu tác động môi trường 2.38
Cam kết giảm thiểu tác động xã hội trong du lịch đến khu vực cộng đồng 1.36