Một số biện pháp và giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt tại thị trấn Trần Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên (Trang 48)

2.5.4.1. Biện pháp và giải pháp về thị trường tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ sản phẩm là biện pháp và giải pháp quan trọng, có tính chiến lược đối với bất cứ ngành sản xuất nào. Phát triển thị trường tiêu thụ đảm bảo cho sự phát triển bền vững của sản xuất.

Biện pháp và giải pháp về thị trường tiêu thụ cho phát triển chăn nuôi lợn thịt của thị trấn Trần Cao nhằm tiêu thụ khối lượng lớn sản phẩm sản xuất ra với giá hợp lý, đảm bao có lãi, khuyến khích các hộ chăn nuôi đầu tư mở rộng quy mô, tăng cường áp dụng kỹ thuật tiến bộ theo phương thức chăn nuôi tiên tiến khoa học. Để

* Đối với thị trường địa phương:

Thị trấn Trần Cao là một xó cú nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Trong mỗi thụn trờn địa bàn thị trấn đều có những điểm bán lẻ thịt lợn phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của người dân trong xã. Với mức tiêu thụ bình quân từ 5 – 6 tạ thịt xẻ/ngày đã tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất chăn nuôi lợn thịt phát triển mạnh. Khó khăn đối với các họ chăn nuụi trờn địa bàn xã là lợn thịt chủ yếu được bán cho những người giết mổ ở địa phương, chưa có sự tham gia quản lý của chính quyền thị trấn nên giá bán còn bất thường, mặt khác do chăn nuôi lợn lai, lợn địa phương là phổ biến, chưa có nhiều lợn siêu nạc do đó tỷ lệ mỡ vẫn còn cao. Chính vì vậy, sản phẩm thịt lợn của các hộ nông dân nhiều khi bị ép giá.

Có khoảng 85% số hộ bán lợn với hình thức bán móc hàm cho những người giết mổ địa phương đặc biệt là nhóm hộ quy mô nhỏ và quy mô vừa. Phần lớn người giết mổ lại là người bán buôn hoặc bán lẻ, họ tiếp cận rất nhanh với thị trường, rất nhạy cảm trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Mặc dù đó có sự thoả thuận giữa người mua và người bán song giá cả lại do người giết mổ đưa ra gây bất lợi cho người chăn nuụi.Vậy để thúc đẩy thị trường tiêu thụ địa phương phát triển cần có những biện pháp cũng như giải pháp sau:

Khuyến cáo bà con nông dân chăn nuôi những giống lợn có chất lượng tốt, có tỷ lệ nạc cao, không nên kéo dài thời gian chăn nuôi để tránh cho mỡ phát triển, đồng thời khuyến khích bà con chăn nuôi lợn siêu nạc.

* Đối với thị trường ngoài địa phương:

Thị trường ngoài địa phương khá phong phú và đa dạng, đặc biệt là các thị trường lớn như thị xã Hưng Yên, thành phố Hải Dương, Hà Nội… Đõy là những thị trường tiêu thụ lớn và có nhiều tiềm năng và khá hấp dẫn đối với những người chăn nuôi cung như các nhà sản xuất kinh doanh bới cả lượng tiêu thụ và giá cả.

Khi hệ thống giao thông phát triển, công việc vận chuyển được dễ dàng hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những người giết mổ và buôn bán tư nhân ngoài địa phương tiếp cận trực tiếp được với những người chăn nuôi. Người giết mổ và buôn bán địa phương có cơ hội mở rộng thị trường, giải quyết vấn đề tiêu thụ cho các hộ chăn nuôi. Bởi vậy, đầu tư quy hoạch phát triển xây dựng hệ thống đường giao

thông nông thôn là giải pháp cần thiết phải sớm được thực hiện nhằm không chỉ đem lại lợi ích phát triển cho nghề chăn nuôi lợn thịt nói riêng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế của địa phương nói chung phát triển.

Thực tế cho thấy, đó có một số lò mổ ở thị xã Hưng Yên hay ở khu vực Hà Nội, Hải Dương về thu mua lợn hơi ở các hộ nông dân trong thị trấn. Đõy là một dấu hiệu có lợi cho người chăn nuôi. Do vậy , thị trấn cần có những biện pháp chỉ đạo các ban về kinh tế hay ban quản lý thị trường tiến hành liên kết người chăn nuôi với các cơ sở giết mổ có nhu cầu, để giúp hộ nông dân mở rộng, phát triển chăn nuôi.

2.5.4.3. Biện pháp và giải pháp về vốn

Khoa học kỹ thuật phát triển làm cho chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng ngày càng tăng. Trong khi khả năng tích luỹ của các hộ nông dân còn hạn chế do tỷ suất lợi nhuận đầu tư trong nông nghiệp còn rất thấp. Vì vậy, vốn luôn là vấn đề quan tâm trong việc mở rộng quy, áp dụng kỹ thuật tiến bộ, tăng hiệu quả sản xuất.

Thực tế hiện nay, người chăn nuôi đang được vay vốn từ các nguồn dịch vụ tài chính như: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức đoàn thể, các hội… tại địa phương hoặc vay của anh em họ hàng, bạn bè hay của các cá nhân khác. Mặc dù tủ tục vay vốn đã có phần đơn giản song số vốn vay cũng như thời hạn vay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, chăn nuôi của các hộ nông dân, các hộ chăn nuôi lợn thịt vẫn sử dụng nguồn vốn tự có là chủ yếu. Giải pháp khắc phục tình trạng trên là:

Các hộ chăn nuôi cần khai thác, phát huy hiệu quả nguồn vốn tự có của gia đỡnh mình bằng việc sử dụng, thực hành tiết kiệm đầu tư cho sản xuất.

đúng đối tượng, đảm bảo cả lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội cho nguồn vốn vay là phải tạo cho người dõn cú được việc làm ổn định, tăng thu nhập, do vậy vốn vay có thể bằng tiền hoặc hiện vật đặc biệt là đối với hộ nghèo, có thể cho vay dưới hình thức hỗ trợ giống, thức ăn và kỹ thuật chăn nuôi.

Do nguồn vốn cho vay đối với hộ nông dân nói chung và nông dân nghèo nói riêng chưa lớn nên có thể cung cấp vốn đầu tư cho hộ bằng cách cấp nái hậu bị và kỹ thuật chăn nuôi nái để tạo con giống ban đầu cho hộ chăn nuôi. Đõy sẽ là giải pháp tốt giúp cho người dân nghèo khởi nghiệp.

2.5.4.4. Biện pháp và giải pháp về giống

Giống là khâu quan trọng trong quá trình chăn nuôi. Chọn được giống tốt, giá thành hạ là cơ sở để đạt được hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay trên địa bàn thị trấn mới chỉ có giống lợn lai F1, F2 (Landrat x Múng Cỏi, Đại Bạch x Múng Cỏi), giống lợn 100% máu ngoại, giống lợn siêu nạc chưa được sử dụng nhiều. Chất lượng giống cũng chưa được đảm bảo, việc lựa chọn được giống lợn tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết, môi trường địa phương là một công việc khó khăn. Do đó hướng dẫn người chăn nuôi kỹ thuật chọn giống là một hướng giải quyết mang tính chiến lược. Đó là:

Khuyến khích phát triển mô hình chăn nuôi lợn nái lai, nái ngoại nhằm cung cấp giống đảm bảo cả về số lượng và chất lượng cho các hộ chăn nuôi lợn thịt, khuyến khích các hộ chăn nuôi lợn thịt nuụi thờm lợn nái để chủ động trong việc cung cấp giống, chăm sóc giống và giảm chi phí về giống. Song song với việc khuyến khích nuôi lợn nái là việc hộ trợ về kỹ thuật nuôi chăm sóc và vốn vay tì mới đảm bảo chăn nuôi có hiệu quả.

Tổ chức kiểm tra, kiểm dịch chất lượng giống trên địa bàn xã, kiên quyết xử lý các đại lý tinh phối giống nhân tạo kém chất lượng. Có kế hoạch bước đầu xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thịt hướng nạc ở một số hộ để mọi người học tập.

2.5.4.5. Biện pháp và giải pháp về thức ăn

Trong giá thành sản phẩm chăn nuôi lợn thịt thì chi phí về thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất. Nó là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến vấn đề sinh trưởng và tăng trọng của con lợn. Khi nguồn thức ăn đầy đủ, đảm bảo chất dinh dưỡng, cung cấp kịp

thời, đúng thời kỳ sinh trưởng phát triển của lợn sẽ là tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Thực tế trên địa bàn xã thị trấn Trần Cao hiện nay nguồn thức ăn cho chăn nuôi lợn thịt rất phong phú và dễ kiếm, có nhiều công ty, hãng kinh doanh, đại lý cung cấp cung ứng các loại tức ăn cho từng loại lợn như công ty cám Con heo vàng, công ty cám Trần Duy Để, đặc biệt là thức ăn công nghiệp…

Trong những năm qua do tác động của dịch cúm gia cầm đã đẩy giá thịt lợn tăng nhanh trong khi giá đầu vào (thức ăn chăn nuôi, giống…) tăng chậm hơn dẫn đến kết quả và hiệu quả sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt thu được ở mức cao, đặc biệt là những hộ có quy mô chăn nuôi lớn. Tuy nhiên trong giai đoạn gần đõy, giá giống, thức ăn gia súc cũng bắt đầu tăng mạnh giảm trong khi đú giá lợn thịt lại tăng chậm là ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình chăn nuôi. Giá thức ăn chăn nuôi công nghiệp vẫn được người nông dân đỏnh giá là khá cao trong khi thực tế số hộ sử dụng lượng thức ăn này chưa hợp lý cũn khỏ phổ biến. Vậy giải pháp thức ăn nhằm đáp ứng nhu cầu thức ăn chăn nuôi đảm bảo chất lượng và giá tành hạ. Cụ thể:

Ngoài việc cung cấp cho người chăn nuôi cách pha trộn thức ăn trên bao bì của các công ty cám cần phải cung cấp công thức lượng thức ăn cần thiết hàng ngày cho lợn theo độ tuổi và theo từng loại giống lợn.

Mở lớp tập huấn về kỹ thuật sử dụng thức ăn cho các hộ chăn nuôi, hướng dẫn nông dân cách tận dụng nguồn thức ăn có sẵn, dễ kiếm, cách pha trộn hợp lý đảm bảo chất lượng để giảm giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Thực tế các hộ chăn nuôi lợn thịt chủ yếu sử dụng giống lợn lai. Do đó cần khuyến cáo bà con nông dân nên chăn nuôi theo phương thức ăn thẳng, sử dụng thức ăn hỗn hợp khô gồm: cám gạo, cỏm ngụ, cỏm cụng nghiệp… vì phương thức

Hiện nay diện tích đất trồng màu chưa được sử dụng trong vụ đông là rất nhiều do sự phát triển của các nghề phụ và cộng thêm là năng suất cây trồng không ổn định nên người nông dân không hăng hái sản xuất trồng trọt. Xã cần có biện pháp khuyến khích, hỗ trợ người nông dân về giống và kỹ thuật trồng một số loại cây trồng cho năng suất và sản lượng cao như ngô, đậu tương… để làm thức ăn chăn nuôi cho lợn của các hộ chăn nuôi. Biện pháp này sẽ giúp cho người chăn nuôi hạ thấp được giá thành sản phẩm, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

2.5.4.6. Biện pháp và giải pháp về thú y phòng bệnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay xã mới chỉ có hai cán bộ khuyến nông phụ trách mảng tú y phòng bệnh, họ mới chỉ qua các lớp bồi dưỡng không chính quy, các lớp tập huấn, học thêm đào tạo chưa sâu. Lực lượng thú y tư nhân gồm có 3 người chưa đào tạo chính quy, họ chỉ làm việc qua kinh nghiệm học hỏi được và hai cửa hàng bán thuốc thú y quy mô nhỏ. Mặc dù nhiều hộ chăn nuôi quy mô lớn thường tự mua thuốc, tự tiêm phòng cho lợn nhưng khả năng đảm bảo chất lượng phòng bệnh vẫn cưa tốt, còn nhiều hạn chế. Vì vậy hộ chăn nuôi gia đình gặp nhiều khó khăn trong công tác phòng trừ dịch bệnh. Bệnh thường gặp ở lợn trong các hộ nông dân chăn nuôi hiện nay là bệnh phổi (ho khan) rất khó chữa, bệnh này làm cho lợn tăng trọng chậm gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Một số bệnh khác cũng thường hay xuất hiện như dịch tả, phù đầu dễ gây tử vong cho lợn nếu không được chữa trị kịp thời. nguyên nhân của các bệnh này chủ yếu là do công tác tiờn phũng chưa đầy đủ, vệ sinh chuồng trại kém, không tiêu diệt được hết mầm bệnh từ lứa nuôi trước để lại và lây sang lứa sau.

Qua điều tra chúng tôi thấy các hộ chăn nuôi luôn đặt ra câu hỏi là làm thế nào để lợn phát triển mạnh khoẻ, tăng trọng tốt và không bị bệnh. Giải pháp khắc phục những hạn chế đó có thể là:

Hướng dẫn người chăn nuôi cách vệ sinh chuồng trại có khoa học, đảm bảo môi trường chăn nuôi sạch, không ô nhiễm. Khuyến khích sây dựng bể Bioga theo công nghệ tiên tiến hiện đại.

Hộ chăn nuôi cần chú ý tiêm phòng các loại bệnh thường gặp theo độ tuổi cho lợn như: Bệnh dịch tả, phó tương hàn, tụ huyết trựng…

Tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết cho bà con nông dân để họ có thể tự phát hiện và chữa trị các bệnh cho lợn sớm và kịp thời.

Tổ chức phổ biến kiến thức phòng trị bệnh cho lợn cho các hộ chăn nuôi một cách thường xuyên kịp thời.

Ngoài ra, nờn cú những chính sách tăng cường, khuyến khích các cán bộ thú y, bác sĩ tú y trong và ngoài địa phương về để phục vụ cho công tác phòng trị bệnh cho lợn giúp bà con nông dân. Xây dựng và mở các cửa hàng thuốc thú y có quy mô nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời các loại thuốc phòng trị bệnh cho lợn, góp phần đảm bảo cho nhu cầu và lợi ích của các hộ chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt tại thị trấn Trần Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên (Trang 48)